Tăng năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1347/QĐ-BCT về việc triển khai một số hoạt động của Bộ Công Thương nhằm nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 1/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ra quyết định triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới.
Bộ Công Thương sẽ triển khai 4 nhóm hoạt động trọng tâm tập trung vào việc đào tạo về phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước, thông qua việc tổ chức các hội thảo, chương trình đào tạo về sử dụng các biện pháp cho các hiệp hội, doanh nghiệp, thành viên ngành hàng; các khóa đào tạo về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Cùng với đó, Bộ cũng phổ biến, hướng dẫn sử dụng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá và nhận biết nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài. Đặc biệt, Bộ tổ chức các khóa đào tạo về phòng vệ thương mại cho các Sở, ngành, địa phương nhằm nâng cao khả năng phối hợp để xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước. Đồng thời, tổ chức chương trình tập huấn về phòng vệ thương mại cho nhóm truyền thông của Bộ Công Thương. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ cung cấp thông tin về phòng vệ thương mại cho các hiệp hội, ngành sản xuất trong nước; trong đó, tập trung soạn thảo, phổ biển cẩm nang hướng dẫn, các doanh nghiệp sử dụng, ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong một số ngành như: thép, đồ gỗ, thủy sản, hóa chất, dệt may, công nghiệp phụ trợ. Mặt khác, xây dựng chuyên mục về phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trên Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương điện tử; triển khai bản tin về phòng vệ thương mại và cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, Bộ còn xây dựng cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin, kết quả về cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất; khảo sát, đánh giá về hiểu biết, năng lực khởi kiện, năng lực kháng kiện phòng vệ thương mại của các ngành công nghiệp ưu tiên. Đáng lưu ý, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện thể chế qua việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Nâng cao năng lực và hiệu quả của phòng vệ thương mại trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới; đề án Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong xử lý vụ việc phòng vệ thương mại; ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện cam kết về phòng vệ thương mại trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đặc biệt, Bộ còn tăng cường thực thi các quy định về phòng vệ thương mại qua việc nghiên cứu lồng ghép nội dung phòng vệ thương mại trong các chiến lược, kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp ưu tiên. Mặt khác, tiếp tục triển khai Quyết định 824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 119/NQ-CP của Chính phủ; tăng cường tham gia, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của các nước. Ngoài ra, Bộ còn tập trung nghiên cứu, xây dựng các chính sách, phương án đấu tranh, trả đũa các nước khác trong trường hợp các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; theo dõi diễn biến các vụ điều tra phòng vệ thương mại trong khuôn khổ WTO. Theo Quyết định số 1347/QĐ-BCT, kinh phí thực hiện các hoạt động được trích từ ngân sách Nhà nước cấp cho Bộ Công Thương và các nguồn kinh phí khác./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn chặn hành vi lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại
14:54' - 18/05/2020
Việt Nam đang nỗ lực, chủ động ứng phó và ngăn chặn các hành vi lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
EVFTA: Gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại
16:16' - 24/04/2020
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia sâu rộng vào rất nhiều Hiệp định FTA như ASEAN, ASEAN+ và gần đây nhất là EVFTA, các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng đóng vai trò tích cực với nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.