Tăng tốc để xuất khẩu về đích
Từ đầu năm đến nay dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước đã ảnh hưởng lớn tới các chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Cùng với đó, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu tăng cao, cước phí vận chuyển quốc tế tăng mạnh; thị trường xuất khẩu sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu cũng tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng vẫn ghi nhận đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020. Theo nhận định từ các chuyên gia, xuất nhập khẩu hàng hóa những tháng còn lại cuối năm được dự báo đối diện với những thuận lợi và thách thức đan xen; trong đó, dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát.Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của ngành dệt may, nhiều tháng nay ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 luôn nhận được hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc bao giờ Việt Nam kiểm soát được dịch COVID-19 hay thời gian nào May 10 sẽ ổn định trở lại, tỷ lệ ổn định là bao nhiêu…
Ông Thân Đức Việt chia sẻ, hai tháng trở lại đây, May 10 phải làm một báo cáo về tỷ lệ vaccine cho người lao động. Bởi, nếu có tỷ lệ cao, đối tác sẽ đặt hàng đến quý IV/2021, thậm chí cả quý I và II năm 2022, còn không sẽ chấm dứt hợp đồng. Đây cũng chính là tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp dệt may, thậm chí có những doanh nghiệp còn chật vật hơn vì đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết các khách hàng đã thông báo hủy đơn hàng, phạt xuất hàng bằng máy bay đối với những hợp đồng đã ký. Hơn nữa, hàng hóa phải bán theo mùa, khách hàng không thể tiếp tục chờ đợi và các nhà sản xuất cũng đã mua nguyên vật liệu sản xuất với chi phí lên hàng nghìn tỷ đồng. Dù khó khăn đang bủa vây tứ bề nhưng với sự đồng lòng của cả hệ thống, tính đến hết quý III, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 8/2021 và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái.Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), tuy xuất khẩu hàng hoá đang có dấu hiệu chững lại kể từ tháng 8 đến nay nhưng tháng 9, mức suy giảm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức thấp hơn nên tính chung 9 tháng, xuất khẩu vẫn tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả 3 quý năm 2021 và thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Cũng theo ông Trần Thanh Hải, cả nước có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,2% như: sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện. Một điểm tích cực nữa là hoạt động xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ở hầu hết các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN... Tuy tính chung 9 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa vẫn nghiêng về nhập siêu 2,13 tỷ USD; trong khi cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 16,66 tỷ USD, nhưng việc xuất siêu quay trở lại trong tháng 9 với con số 500 triệu USD là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp sau thời gian "đóng băng". “Trong quý IV/2021, nếu không có biến động lớn về kiểm soát dịch bệnh, hy vọng 3 tháng cuối năm là thời điểm các địa phương phía Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng và kết thúc năm 2021 ở cán cân cân bằng. Còn nếu thuận lợi hơn thì có thể có xuất siêu”. Ông Trần Thanh Hải khẳng định. Nhận định từ chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cũng nêu rõ: Doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình hình dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bởi giao thông vận tải, logistics chưa bình thường trở lại. Các doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục hoạt động trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch, đáp ứng điều kiện sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "một cung đường, hai điểm đến”. Tuy nhiên, việc Tp.Hồ Chí Minh đang từng bước mở cửa lại, giúp doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất kinh doanh và với vai trò là địa phương quan trọng bậc nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Nam sẽ giúp các địa phương lân cận đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá. Theo ông Phạm Tất Thắng, thị trường cơ bản hiện nay không có biến động gì do sức mua của thị trường thế giới ổn định, có sự tăng nhẹ khi các nước đang tích cực nhập hàng để phục vụ cho mùa mua sắm cuối năm. Vì thế, doanh nghiệp được trở lại sản xuất sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó, có dòng tiền để trang trải chi phí, tiếp nhận người lao động trở lại làm việc và chạy đua để hoàn thành các đơn hàng bị chậm muộn, giữ chân được khách hàng để có hợp đồng mới. *Chủ động ứng phó Đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, trong những tháng cuối năm 2021, ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức bởi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở khu vực phía Nam. Điều này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng do các công ty không thể vận chuyển nguyên liệu và thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo thời gian giao hàng. Trong khi đó, đơn hàng mà doanh nghiệp dệt may nhận đến cuối năm 2021 và đầu 2022 còn nhiều, dù cố gắng duy trì phương thức hoạt động “3 tại chỗ” song chưa đáp ứng được nhu cầu theo kế hoạch. Để khắc phục khó khăn, các doanh nghiệp dệt may ở miền Nam đã tìm đến đơn vị ở miền Trung và miền Bắc - những nơi ít bị ảnh hưởng dịch bệnh để đặt hàng gia công. Đơn cử như Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) đã và đang xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 để chuẩn bị phục vụ sản xuất những đơn hàng của năm 2022, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.Để có được kết quả khả quan về xuất khẩu trong 9 tháng qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Điều này đều nhờ vào sự nỗ lực cao độ của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và sự vào cuộc đồng bộ quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ đến lãnh đạo các bộ, ngành.
Điển hình thành công là đã duy trì được nhịp độ sản xuất và xuất khẩu tại khu vực miền Bắc và khu vực miền Trung; trong đó, có những trung tâm xuất khẩu rất lớn như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên. Bởi nếu như không kiểm soát được dịch bệnh và duy trì sản xuất, xuất khẩu lớn tại những trung tâm này thì xuất khẩu có thể giảm hơn nữa. Ngoài ra, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải đã dồn toàn lực bảo đảm lưu thông hàng hóa trong bối cảnh giãn cách xã hội, giải quyết ách tắc phát sinh đã được xử lý kịp thời trong một thời gian tương đối ngắn, giữ cho dòng chảy hàng hóa xuất khẩu không bị gián đoạn. Hơn nữa, rút kinh nghiệm của những quốc gia khi dịch bệnh lan đến các cảng biển khiến hoạt động xuất khẩu bị tê liệt và sau đó giảm rất mạnh, Việt Nam đã lưu ý câu chuyện này từ rất sớm, giữ an toàn cho tất cả các cửa ngõ xuất khẩu. Bởi thế mà trong các thời điểm khó khăn nhất, các cảng biển ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh về cơ bản vẫn hoạt động an toàn. Các cửa ngõ xuất khẩu ở biên giới phía Bắc tốc độ thông quan chậm hơn thông thường nhưng về cơ bản vẫn xuất khẩu được và giúp tiêu thụ được khối lượng rất lớn nông sản hàng hóa. Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, từ nay đến cuối năm Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.Cùng với đó, Bộ sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; tiếp tục làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Mặt khác, Bộ tiếp tục chỉnh sửa hệ thống eCOsys để cho phép thực hiện cấp C/O điện tử Mẫu D, E, AHK, AK/VK, AANZ, AI, AJ/VJ và VC có “chữ ký và con dấu điện tử” kèm theo mã QR để xác thực, chống giả mạo nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới.
Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước để tạo thuận lợi và tăng hiệu quả xuất khẩu./.- Từ khóa :
- bộ công thương
- xuất nhập khẩu
- nhập siêu
- xuất siêu
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang EAEU
13:10' - 07/10/2021
Bộ Công Thương vừa nhận công hàm của EEC thông báo hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EAEU vượt mức ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi nhập khẩu năm 2021 theo quy định tại VN-EAEU FTA.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam
12:42' - 12/04/2025
Ủy ban châu Âu đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam.
-
DN cần biết
Siết xuất xứ, Bộ Công Thương yêu cầu quản lý chặt nguyên liệu sản xuất
17:24' - 11/04/2025
Nhằm chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản số 2515/BCT-XNK về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
-
DN cần biết
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư công nghệ cao
14:28' - 11/04/2025
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết: Tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào địa bàn, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các dự án công nghệ cao...
-
DN cần biết
Sắp diễn ra chuỗi sự kiện kết nối cung ứng hàng hóa quốc tế
13:49' - 11/04/2025
Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ là sự kiện thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường quan trọng mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của doanh nghiệp.
-
DN cần biết
Mời gọi đầu tư nhiều dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
12:27' - 11/04/2025
Thành phố Huế đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô giai đoạn 2025 – 2026, góp phần thay đổi diện mạo mới cho vùng kinh tế trọng điểm cửa ngõ phía Nam của thành phố.
-
DN cần biết
Bình Thuận gỡ khó cho dự án Tổ hợp khu du lịch 6.400 tỷ đồng
12:27' - 11/04/2025
Tổ hợp Khu du lịch thung lũng Đại Dương được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 4/7/2008 và thay đổi lần 5 ngày 8/10/2014 với diện tích đầu tư gần 1.000 ha.
-
DN cần biết
Điều tiết phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
22:19' - 10/04/2025
Tấy cả các phương tiện chở hàng hóa chờ xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị sẽ thực hiện di chuyển vào Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn (xã Phú Xá và xã Thuy Hùng, huyện Cao Lộc) để dừng đỗ.
-
DN cần biết
Tăng khả năng cạnh tranh cho thực phẩm Việt
17:48' - 10/04/2025
Ngoài nguyên liệu, sản phẩm, bao bì cũng đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường.
-
DN cần biết
Thêm 1 doanh nghiệp thuê đất làm khu bảo dưỡng máy bay ở Long Thành
15:47' - 10/04/2025
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định cho Công ty TNHH Phục vụ mặt đất Sài Gòn - Long Thành thuê đất để xây dựng khu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện hàng không tại sân bay Long Thành.