Tăng trưởng tín dụng phân hóa rõ rệt giữa các ngân hàng
Kết quả này còn cách khá xa mục tiêu tăng trưởng dành cho cả năm là khoảng 14%.
Tại các ngân hàng thương mại cổ phần, báo cáo tài chính quý III/2023 và 9 tháng cho thấy, tín dụng hầu hết đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng dương, tuy nhiên đã có sự phân hóa rõ rệt.
Vốn nằm trong nhóm các ngân hàng chiếm thị phần cho vay lớn nhất hệ thống nhưng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sau 3 quý đầu năm lại khá khiêm tốn, chỉ ở mức 3,9% so với hồi đầu năm. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành và là mức tăng thấp nhất hệ thống. Ngoài Vietcombank, một số ngân hàng khác cũng có mức tăng trưởng tín dụng thấp như Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) với 4%; Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 4,2%; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) 4,3%, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) 4,3%... Ở chiều ngược lại, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ghi nhận dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ đến cuối quý III/2023 tăng đến hơn 22% so với hồi đầu năm, bỏ xa mức tăng trưởng trung bình toàn ngành. Trong đó dư nợ tín dụng của khối khách hàng cá nhân ghi nhận tăng trưởng 19% trong 9 tháng.Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng có mức tăng trưởng tín dụng cao lần lượt là 17,1% và 16,4%. Ngoài ra, còn có một số ngân hàng khác ghi nhận dư nợ tín dụng tăng trưởng trên 10% bao gồm: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank)...
Tuy nhiên, nếu xét về số dư tuyệt đối, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vẫn dẫn đầu trong các ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo tài chính với quy mô dư nợ đạt hơn 1,65 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm. BIDV cho biết dư nợ tín dụng tăng trưởng đều ở cả phân khúc bán lẻ và bán buôn, góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân. Tiếp ngay sau đó là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với gần 1,39 triệu tỷ đồng dư nợ, tăng 8,7% so với đầu năm và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với gần 1,19 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng tính đến ngày 30/9/2023. Bàn về sự phân hóa trên, một lãnh đạo ngân hàng chia sẻ dù đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi nhưng ngân hàng cũng "đốt đuốc" tìm khách hàng tốt. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ cũ cơ cấu còn chưa trả, kế hoạch kinh doanh mới khó chứng minh hiệu quả... khiến ngân hàng cũng phải rất thận trọng khi xét duyệt hồ sơ cho vay. Do đó, tín dụng tại nhiều ngân hàng giảm thấp. Thời gian quan, dù lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm, nhưng lãi suất cho vay giảm chậm hơn nhiều so với kỳ vọng. Việc lãi suất vay neo cao đi kèm với nhu cầu vốn yếu của nền kinh tế khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng dư thừa vốn.Để tiếp tục kích cầu tín dụng trong những tháng cuối cùng của năm, các ngân hàng mới đây đã tiếp tục tung ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất cho vay với cả khách hàng mới và khách hàng hiện hữu.
Như tại VietinBank, lãi suất cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hiện chỉ từ 5,9%/năm, áp dụng cho các khoản vay có kỳ hạn đến 6 tháng bằng VND, phát sinh mới trong khoảng thời gian từ nay đến hết 31/12/2023. Quy mô gói ưu đãi lãi suất lên đến 15.000 tỷ đồng. Trước đó, Agribank công bố thực hiện giảm lãi suất cho vay lần thứ 7 liên tiếp kể từ đầu năm 2023. Đối tượng áp dụng là khách hàng có nợ cơ cấu, nợ nhóm 2, nợ xấu nội bảng. Chương trình triển khai từ ngày 1/11/2023 đến hết ngày 31/12/2023 nhằm đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19. Agribank cho biết sẽ dành tối đa khoảng hơn 4.000 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ khách hàng trong đợt này, sẽ có khách hàng có thể được điều chỉnh lãi suất giảm lãi suất từ 3-4%/năm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng giảm tiếp tới 2%/năm lãi suất cho vay dành cho các khách hàng hiện hữu bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó, SHB sẽ chủ động đánh giá các khoản vay và thông báo các thông tin cụ thể về chương trình tới các khách hàng. Trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 6/11 vừa qua, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã chỉ rõ nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp là do cầu về tín dụng. Số đơn hàng doanh nghiệp giảm sút. Người dân và các hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Về nguồn cung tín dụng, Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước đã điều hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức tín dụng cung tín dụng.Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp, chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các thủ tục cho vay vốn để có thể rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt hơn cho người dân, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các bộ, các ngành liên quan để thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện tín dụng, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, giới chuyên gia tài chính dự báo tín dụng cả năm chỉ có thể đạt mức tăng từ 10-12%.- Từ khóa :
- Tín dụng
- ngân hàng thương mại
- tăng trưởng tín dụng
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Vì sao gói tín dụng 120.000 tỷ đồng nhà ở xã hội vẫn chưa giải ngân như kỳ vọng?
17:16' - 09/11/2023
Việc giải ngân gói tín dụng còn hạn chế do nguồn cung nhà thuộc đối tượng hạn chế. Nhu cầu nhà ở lớn nhưng nhu cầu đi vay để mua nhà lại là vấn đề người dân cân nhắc kĩ lưỡng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đầu tư của Nhà nước
08:19' - 09/11/2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
-
Ngân hàng
Triển khai chương trình tín dụng với người chấp hành xong án phạt tù
08:17' - 09/11/2023
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam vừa tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam về triển khai thực hiện tín dụng với người chấp hành xong án phạt tù.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
13:39'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
-
Tài chính & Ngân hàng
BRICS lần đầu thông qua đề xuất chung về cải cách IMF
12:57'
Đây là lần đầu tiên nhóm BRICS - hiện đã mở rộng từ 5 lên 11 quốc gia thành viên - đạt đồng thuận về lập trường thống nhất chung trong vấn đề cải cách IMF.
-
Tài chính & Ngân hàng
ABBANK khuyến cáo 2 cách định danh sinh trắc học cho doanh nghiệp
10:02' - 05/07/2025
ABBANK cho biết định danh sinh trắc học là bước bắt buộc không chỉ nhằm tuân thủ pháp luật, mà còn giúp tăng cường an toàn trong mọi giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư toàn cầu “quay xe” với đồng yen giữa loạt bất ổn kinh tế
06:00' - 04/07/2025
Chính sách tiền tệ hiện là rào cản lớn nhất đối với đồng yen, sau khi BoJ ra tín hiệu không vội tăng lãi suất thêm trong năm nay, sau lần tăng hồi tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín dụng tăng tốc, tiếp sức cho phục hồi kinh tế
17:40' - 03/07/2025
Điểm đáng chú ý là tín dụng không còn “chờ” đến quý cuối cùng mới tăng tốc như thông lệ mà đã bứt phá ngay từ quý đầu năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Các ngân hàng lớn đồng loạt "thưởng đậm" cho cổ đông
08:10' - 03/07/2025
Nhiều ngân hàng lớn của Mỹ đã công bố kế hoạch tăng cổ tức trong quý III, sau khi vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe thường niên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chủ tịch Fed để ngỏ khả năng hạ lãi suất
11:59' - 02/07/2025
Tại một diễn đàn ngân hàng trung ương ở Sintra (Bồ Đào Nha), khi được hỏi liệu Fed có cắt giảm lãi suất ở thời điểm hiện tại hay không, ông Powell nhấn mạnh: “Tôi nghĩ điều đó là đúng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vị thế thống trị của đồng USD chưa bị lung lay
11:26' - 02/07/2025
Các thống đốc ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã cùng chung nhận định rằng vị thế thống trị của đồng USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ chưa đối mặt với bất kỳ thách thức lớn nào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00' - 02/07/2025
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.