Tạo lợi thế cho hàng Việt thích ứng luật chơi toàn cầu
Đặc biệt, các nước phát triển ngày càng siết chặt quy định liên quan đến chuỗi cung ứng, xuất xứ, lao động, môi trường, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu. Những hàng rào phi thuế quan đang gây áp lực không nhỏ lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Vì vậy, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cảnh báo sớm vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài với hàng hóa xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện chuỗi cung ứng và thích ứng với luật chơi toàn cầu.
Theo các chuyên gia thương mại, thế giới đang tiếp tục xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại. Một trong những đặc điểm xu hướng đó là do hàng rào thuế quan nhập khẩu được cắt giảm. Tuy nhiên, các nước tiếp tục duy trì cơ chế nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước hành vi cạnh tranh không công bằng và có hiện tượng gia tăng nhập khẩu quá mức. Ngoài những cơ chế đó là sử dụng công cụ phòng vệ thương mại theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết FTA. Cùng đó, nhu cầu bảo vệ lợi ích sản xuất của quốc gia gia tăng, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại tiếp tục được áp dụng ngày càng nhiều. Một số quốc gia sử dụng biện pháp này thường xuyên hơn như Hoa Kỳ, EU, Ấn Độ, Canada, Australia; một số quốc gia Đông Nam Á, Thổ Nhĩ Kỳ.Đáng lưu ý, ngoài những biện pháp truyền thống như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ… một số nước bắt đầu quan tâm và sử dụng thường xuyên biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của ngành sản xuất trong nước.
Nhận định về vấn đề này, bà Nguyễn Anh Thơ – Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ, tính đến tháng 4/2025, Việt Nam đã đối mặt với tổng cộng 284 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ các thị trường nhập khẩu; trong đó, chống bán phá giá chiếm 54,6% và tự vệ chiếm 20,8%. Riêng năm 2024 các nước khởi xướng điều tra nhiều vụ việc phòng vệ thương mại mới nhất đối với hàng hoá Việt Nam, đứng thứ 2 trong lịch sử với 27 vụ trong 11 tháng. Các mặt hàng bị điều tra trải rộng từ các sản phẩm có kim ngạch lớn như pin năng lượng mặt trời, tôm, thép đến các sản phẩm nhỏ hơn như đĩa giấy, khay đúc từ sợi giấy... Đáng lưu ý, các cuộc điều tra không chỉ gia tăng về số lượng mà còn trở nên phức tạp hơn khi nhiều quốc gia điều tra các nội dung mới chưa từng có tiền lệ. Đặc biệt, điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng; các vụ việc điều tra chống trợ cấp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn do tính chất phức tạp của vụ việc nhưng đang có xu hướng gia tăng. Theo bà Nguyễn Anh Thơ, hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống lớn đều đã khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam. Đặc biệt, việc thực thi hiệu quả các FTA, nhiều mặt hàng của Việt Nam tăng xuất khẩu mạnh sang thị trường như Mexico, ASEAN… dẫn tới việc các quốc gia nhập khẩu gia tăng điều tra để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. “Xu hướng điều tra sắp tới cũng được dự báo sẽ ngày càng khắt khe, thủ tục chặt chẽ hơn, thời hạn trả lời ngắn và yêu cầu bổ sung thông tin liên tục. Ngoài ra, một số nước chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên thường sử dụng giá của nước thứ ba để tính chi phí sản xuất. Điều này dẫn tới mức thuế áp dụng cao hơn thực tế khiến hàng hóa Việt sẽ có nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh”, bà Nguyễn Anh Thơ nêu rõ. Là một trong mười đối tác thương mại lớn, gần đây Ấn Độ liên tục khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang đặt ra những thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động, ứng phó từ sớm.Thống kê từ Cục Phòng vệ thương mại, tính đến tháng 4/2025, Ấn Độ đã khởi xướng tổng cộng 39 vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam; trong đó, có 27 vụ chống bán phá giá, 6 vụ chống trợ cấp và 6 vụ tự vệ. Các sản phẩm bị điều tra trải dài từ thép, ống đồng, sợi nhựa, kính năng lượng mặt trời đến gỗ MDF...
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, mặc dù Ấn Độ có quy định chọn mẫu trong điều tra nhưng lại thường áp dụng điều tra diện rộng. Điều này có nghĩa tất cả doanh nghiệp liên quan đều phải trả lời bản câu hỏi, đồng thời mỗi doanh nghiệp sẽ bị tính thuế riêng dựa trên dữ liệu mà họ cung cấp. Ngoài ra, cơ quan điều tra Ấn Độ có xu hướng áp đặt, lạm dụng biện pháp phòng vệ thương mại, có những kết luận chưa thuyết phục/không phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Do đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc, duy trì ổn định xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Cục Phòng vệ thương mại đã triển khai đồng bộ biện pháp và trọng tâm là nâng cao năng lực cảnh báo sớm, theo dõi sát biến động thị trường và cập nhật danh sách mặt hàng có nguy cơ cao bị điều tra.Mặt khác, tích cực tham vấn, làm việc với cơ quan điều tra nước ngoài để phản ánh quan điểm của Việt Nam trên cơ sở luật pháp quốc tế; tăng cường giám sát hoạt động doanh nghiệp, cảnh báo kịp thời; các hiệp hội ngành hàng cũng tích cực hỗ trợ thông tin điều tra phòng vệ thương tới doanh nghiệp thành viên.
Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Môi trường thương mại hiện nay đã khác rất nhiều so với 10 năm trước. Các FTA mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo làn sóng bảo hộ, điều tra phòng vệ thương mại gia tăng buộc doanh nghiệp phải thích ứng nhanh và bài bản hơn với luật chơi quốc tế. Trước xu hướng điều tra phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại đã phát triển Hệ thống cảnh báo sớm nhằm thu thập và phân tích dữ liệu xác định mặt hàng có nguy cơ cao bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Đồng thời, cập nhật thường xuyên và kịp thời danh sách cảnh báo sớm mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại.Việc đẩy mạnh cảnh báo sớm đã hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu. Mặt khác, tăng cường thực hiện việc nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp ở các ngành hàng.
Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến cảnh báo sớm và pháp luật về phòng vệ thương mại thông qua các ấn phẩm, bản tin điện tử; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác nhằm bảo vệ quyền lợi của ngành hàng trong nước, duy trì ổn định sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh vụ việc phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng. Cụ thể, hệ thống cảnh báo sớm của Bộ Công Thương đã xác định một số nhóm hàng xuất khẩu có nguy cơ cao bị điều tra phòng vệ thương mại gồm thép carbon chống ăn mòn (CORE), ống thép hộp và ống thép tròn, cáp thép dự ứng lực, thép cán nóng, pin năng lượng mặt trời, xe đạp, máy giặt dân dụng cỡ lớn, lốp xe tải và xe khách; gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ bếp và tủ nhà tắm, đồ nội thất phòng ngủ, ghế sofa có khung gỗ, gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục… Để hạn chế rủi ro bị điều tra, ông Chu Thắng Trung khuyến nghị doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin, nắm vững quy định phòng vệ thương mại tại thị trường xuất khẩu. Việc này không chỉ giúp ứng phó kịp thời khi bị điều tra, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất theo hướng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch hóa tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa, áp dụng hệ thống kế toán chuẩn quốc tế và tăng tỷ lệ tự chủ sản xuất nguyên liệu. Những yếu tố này không chỉ giúp chứng minh minh bạch với cơ quan điều tra mà còn nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Hơn nữa, việc đa dạng hóa thị trường và sản phẩm là bước đi cần thiết để giảm phụ thuộc vào một vài quốc gia, tránh rủi ro đồng loạt khi có sự thay đổi về chính sách. Đặc biệt, doanh nghiệp cần cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá rẻ; đầu tư công nghệ, mẫu mã, tiêu chuẩn sản phẩm, qua đó hạn chế tối đa khả năng bị cáo buộc bán phá giá hay trợ cấp gián tiếp.
“Doanh nghiệp cần tận dụng tốt lợi thế từ FTA để gia tăng xuất khẩu và xây dựng năng lực phòng vệ thương mại như một phần trong chiến lược phát triển bền vững. Ngoài ra, doanh nghiệp, ngành hàng phải có kỹ năng nhận biết nguy cơ gian lận của hàng nhập khẩu để có biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh”, ông Chu Thắng Trung nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC dự báo xuất khẩu của khu vực sẽ chỉ tăng 0,4% trong năm 2025
12:18' - 15/05/2025
APEC dự báo xuất khẩu của khu vực sẽ chỉ tăng 0,4% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,7% của năm ngoái, trong khi tăng trưởng kinh tế khu vực chỉ đạt khoảng 2,6%.
-
Thị trường
Cà phê Việt Nam bứt phá từ chất lượng và thị trường xuất khẩu
16:09' - 14/05/2025
Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.
-
Thị trường
Mỹ lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn
14:33' - 14/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn sử dụng trong trí tuệ nhân tạo (AI).
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
20:00' - 15/05/2025
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp của Pháp sẵn sàng đón nhận cơ hội đầu tư kinh doanh mới tại Việt Nam
19:59' - 15/05/2025
Pháp và các đối tác quốc tế đánh giá rất cao những tiềm năng hiện nay của Việt Nam, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được cũng như những kế hoạch phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây đai thép nhập khẩu từ Việt Nam
19:32' - 15/05/2025
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây đai thép nhập khẩu từ các quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Đối thoại gỡ vướng về thuế cho doanh nghiệp
17:16' - 15/05/2025
Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực XIX đã phân công cán bộ có thẩm quyền căn cứ pháp lý trả lời rõ ràng đúng và đầy đủ các nội dung giải đáp, tháo gỡ cho doanh nghiệp.
-
DN cần biết
VietOffice 2025 quy tụ 100 doanh nghiệp giới thiệu giải pháp văn phòng thông minh
14:42' - 15/05/2025
VietOffice 2025 sẽ diễn ra từ 21 - 23/5 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hà Nội với mục tiêu kết nối doanh nghiệp, giới thiệu những giải pháp tân tiến trong ngành.
-
DN cần biết
Gần 900 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025
13:24' - 14/05/2025
Sáng 14/5, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố Đà Nẵng đã khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Đà nẵng chỉ đạo tổ chức.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025
10:19' - 14/05/2025
Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025 (IEAE) sẽ được tổ chức từ 29- 31/ 5 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất
11:12' - 13/05/2025
Giá điện tăng sẽ đẩy khó khăn thêm cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tính toán thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí để làm sao đảm bảo cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.