Tạo nhiều ưu đãi hơn nữa cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển như: như: FinTech, HealthTech; LogTech…và một số ngành công nghệ mới nổi như: trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), in 3D, VR/AR …
Và để tiếp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung một số Luật, Nghị định để tạo nhiều ưu đãi hơn nữa cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ hơn, phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Để hiểu rõ hơn về những hoạt động thu hút đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) xung quanh nội dung này.Tuy nhiên, đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn đạt gần 1,4 tỷ USD - kết quả cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến nay.
Số lượng start-up cũng không ngừng phát triển với 3.800 start-up, hơn 200 quỹ đầu tư và hơn 100 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cơ sở ươm tạo đang hoạt động.
Điều này cho thấy Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế; chất lượng của thị trường start-up ở Việt Nam cũng được nâng lên. Phóng viên: Dịch bệnh COVID-19 bùng phát và kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề lên kinh tế toàn cầu; trong đó, có Việt Nam. Ông thấy xu hướng nhà đầu tư có gì thay đổi so với trước đó không? Giám đốc Vũ Quốc Huy: Đại dịch đặt ra nhiều sự khó khăn, thách thức, tuy nhiên cũng có thể nói rằng đại dịch cũng đặt ra nhiều cơ hội lớn. Đại dịch ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập và hành vi người tiêu dùng, do đó tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh mới nếu các doanh nghiệp tranh thủ được thời cơ.Những mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo như: Đi chợ công nghệ, học tập và làm việc trực tuyến, dịch vụ y tế trực tuyến…phải mất nhiều năm để thuyết phục khách hàng sử dụng thì nay nhờ đại dịch mà sự chuyển đổi trở nên nhanh chóng hơn.
Trong quá khứ, chúng ta đã chứng kiến nhiều kỳ lân công nghệ được sinh ra trong khủng hoảng, điển hình nhất là AirBnb, Uber, Grab, khi mà thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nặng; vai trò của nền kinh tế chia sẻ do đó trở nên quan trọng hơn. Khảo sát của nhà đầu tư được NIC và Quỹ Đầu tư mạo hiểm Do Ventures thực hiện vừa qua cho thấy, xu hướng của nhà đầu tư cũng có sự thay đổi. Quan sát cho thấy, những ngành nào có lợi từ đại dịch thì nó tăng trưởng rất đột phá như: thương mại điện tử hay công nghệ tài chính (Fintech); công nghệ giáo dục (EdTech), công nghệ y tế (MedTech), truyền thông trực tuyến (Online media), công nghệ hậu cần (LogTech), … Trên thực tế, tận dụng các cơ hội này, nhiều start-up Việt như: VNPay, MoMo, Tiki và Sendo…đang lớn mạnh từng ngày, từng giờ nhờ tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phóng viên: Nhìn về tương lai, theo ông đâu là ngành nghề đầu tư sáng giá có khả năng phát triển của Việt Nam? Và để thu hút đầu tư, các start-up của chúng ta cần chuẩn bị gì? Giám đốc Vũ Quốc Huy: Như tôi đã đề cập, hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển như: như: FinTech, HealthTech; LogTech…và một số ngành công nghệ mới nổi như: Trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), in 3D, VR/AR … Đây là cơ hội để Việt Nam có thêm nhiều kỳ lân trong thời gian tới. Song để thành công, các start-up cần rất nhiều yếu tố như: thời cơ, ý tưởng, môi trường, mô hình kinh doanh, vốn, đội ngũ, sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan… để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp. Nếu thiếu một yếu tố cũng làm cho cơ hội thành công của star-tup giảm xuống đáng kể. Phóng viên: Thực tế, thị trường Việt Nam cũng không ít công ty công nghệ lớn quốc tế hoạt động. Vậy các start-up non trẻ Việt Nam có cơ hội giành chiến thắng không, thưa ông? Giám đốc Vũ Quốc Huy: Trên thế giới nói chung, ở cả các thị trường lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc, hay cả các thị trường nhỏ và mới nổi như Đông Nam Á, các start-up non trẻ vẫn hoàn toàn có cơ hội trước những làn sóng công nghệ mới. Chúng ta có thể nói về những ví dụ sinh động như: Facebook vượt qua Yahoo, Apple và Samsung vượt qua tượng đài Nokia và Blackberry. Có thể nói, cơ hội luôn có ở mọi nơi, mọi thời điểm cho các startup tận dụng tốt thời cơ. Đối với thị trường Việt Nam nói riêng, các startup của chúng ta vẫn có những lợi thế so với những ông lớn quốc tế. Việc thiết kế ra các sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất. Zalo là một ví dụ điển hình, hay mới đây là các start-up về game. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng của chúng ta cũng là cơ sở để start-up Việt Nam có thể thiết kế được các sản phẩm đi ra thế giới. Phóng viên: Về phía NIC, Trung tâm có kế hoạch gì về hoàn thiện chính sách, pháp luật để tiếp thúc đẩy đổi mới sáng tạo Việt Nam trong năm 2022? Giám đốc Vũ Quốc Huy: Với vai trò là cơ quan phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và mô hình kinh doanh mới, năm 2022, NIC tập trung nghiên cứu, đề xuất các chính sách theo hướng tạo thêm sandbox cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp từ địa điểm làm việc, thuế, vốn đầu tư, rút ngắn các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục đấu thầu, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, xuất nhập cảnh... Trước mắt, NIC sẽ cụ thể hoá các quy định tại Nghị định số 94/2020/NĐ-CP quy định cơ chế chính sách ưu đãi đối với Trung tâm để hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đổi mới sáng tạo hoạt động tại các cơ sở của NIC. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung một số Luật, Nghị định để tạo nhiều ưu đãi hơn nữa cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ hơn, phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phóng viên: Xin cám ơn ông!- Từ khóa :
- Việt Nam
- kinh tế Việt Nam
- doanh nghiệp Việt Nam
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Định vị "trụ đỡ" nông nghiệp - nông thôn
10:37' - 31/01/2022
Năm 2021 được đánh giá là năm đáng tự hào của ngành nông nghiệp với việc khẳng định vai trò “trụ đỡ” và có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế trước khó khăn chưa từng có tiền lệ của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyển đổi số trong OCOP: Làm gì để thành công?
07:39' - 18/01/2022
Sau 3 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) đã trở thành một chính sách trọng tâm, có sự lan toả, được triển khai đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Cung cấp đủ điện cho thành phố Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
07:44' - 17/01/2022
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 nhưng với yêu cầu vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế nên nhu cầu cung cấp đủ điện cho các ngành sản xuất kinh doanh và sinh hoạt vẫn rất quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo "đòi lại" kênh đào Panama
13:55' - 22/12/2024
Mỹ sử dụng kênh đào Panama nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đồng thời cũng là nước dành phần lớn nguồn lực để xây dựng kênh đào và quản lý lãnh thổ xung quanh trong nhiều thập kỷ.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ động góp phần phục vụ các nhiệm vụ trong giai đoạn quan trọng của đất nước
13:19' - 22/12/2024
Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán cà phê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Hợp tác năng lượng là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Qatar
11:18' - 22/12/2024
Trong năm 2024, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Qatar tiếp tục được tăng cường và củng cố mạnh mẽ.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed thận trọng trước chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump
08:38' - 22/12/2024
Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng cùng những bất ổn xoay quanh các đề xuất chính sách của ông đã bắt đầu gây áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Quyết sách lãi suất của Fed phù hợp với tình hình kinh tế Mỹ
13:24' - 20/12/2024
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất và đưa ra triển vọng thận trọng hơn là phù hợp trong bối cảnh bất ổn kinh tế cao tại nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ điều chỉnh số liệu tăng trưởng kinh tế quý III/2024
09:43' - 20/12/2024
Bộ Thương mại Mỹ đã công bố các số liệu ước tính mới về tình hình kinh tế quý III/2024, theo đó nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn ước tính trước đó nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẽ tăng thị phần khí đốt tự nhiên trên thị trường quốc tế
09:10' - 20/12/2024
Ngày 19/12, phát biểu họp báo thường niên cuối năm và giao lưu trực tiếp với người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay Moskva sẽ tăng thị phần khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
WB tại Việt Nam: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
08:15' - 20/12/2024
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với những bất ổn, Việt Nam vẫn vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ mất cân bằng kinh tế vĩ mô của Italy
09:10' - 19/12/2024
Theo báo cáo về việc làm tại các quốc gia thành viên do Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 18/12, tình hình tại Italy giống như một tình huống bi quan kinh điển.