Tạo sản phẩm níu chân du khách: *Bài 1: Hình thành trải nghiệm đặc sắc
Sản phẩm du lịch là "linh hồn" trong mỗi hành trình khám phá, trải nghiệm của du khách. Sự khác biệt, độc đáo của sản phẩm cũng chính là yếu tố góp phần làm nên hiệu quả của công tác xúc tiến, quảng bá, đưa hình ảnh du lịch Việt Nam đến gần hơn với bạn bè trong nước, quốc tế.
Phóng viên TTXVN thực hiện hai bài viết chủ đề "Tạo sản phẩm níu chân du khách" nhằm khẳng định sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Bài viết nêu những vấn đề liên quan đến xây dựng sản phẩm thu hút, giữ chân du khách, tạo cho khách "nỗi thương nhớ điểm đến" để quay lại nhiều hơn.Bài 1: Hình thành trải nghiệm đặc sắc
Sản phẩm du lịch được xây dựng tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đặc trưng của mỗi địa phương, vùng, quốc gia. Sản phẩm thu hút du khách sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương, hình thành nhiều trải nghiệm thú vị, đặc sắc, đáng nhớ cho du khách.
* Đủ tiềm năng phát triển đa dạng sản phẩm
Tài nguyên văn hóa, thiên nhiên và sự sáng tạo luôn là những yếu tố góp phần hình thành nên sản phẩm du lịch sáng tạo đặc thù, hấp dẫn du khách.
Nói về tài nguyên hình thành sản phẩm du lịch nước ta, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) Hoàng Nhân Chính chia sẻ: Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới (2021) đánh giá cao về tài nguyên thiên nhiên (đứng thứ 24/117), tài nguyên văn hóa (xếp thứ 25/117), đều nằm trong top 3 khu vực ASEAN. Với hai tài nguyên chính chủ yếu tạo ra sản phẩm du lịch Việt Nam đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, nghĩa là chúng ta có đầy đủ tiềm năng để phát triển các dòng sản phẩm đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc thị trường khách khác nhau. Các địa phương trên cơ sở tài nguyên sẵn có đã xây dựng những sản phẩm đặc thù, độc đáo. Có thể kể đến sản phẩm kết nối di sản thế giới các nước ASEAN, hành trình di sản miền Trung, các lễ hội của Việt Nam như Festival nghệ thuật Huế, Festival biển Nha Trang, Carnaval biển Hạ Long, Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội ẩm thực đất phương Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan ẩm thực ba miền... Giá trị nghệ thuật được nghiên cứu tạo thành sản phẩm đặc sắc như chương trình thực cảnh Ký ức Hội An, show Áo dài, Tinh hoa Bắc Bộ, múa rối nước, Tinh hoa Việt Nam… Các tour du lịch làng nghề, du lịch khám phá nông thôn, nông nghiệp thu hút đông đảo du khách, nhất là khách quốc tế. Nhiều địa phương đã liên kết, tạo sản phẩm du lịch liên tuyến hấp dẫn du khách. Trong đó, phải nói đến vùng Tây Bắc mở rộng gồm 8 tỉnh (Hà Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái) sở hữu thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Khu vực này còn có hàng chục nghìn ha ruộng bậc thang đã được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Nhiều điểm du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng được các tạp chí du lịch trong nước và thế giới bình chọn là điểm đến hấp dẫn du khách. Như là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ); đỉnh Fanxipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, Sapa - thành phố trong mây (Lào Cai); ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái); cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Gần đây nhất, Hà Giang vừa được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards - WTA) trao giải "Điểm đến du lịch mới" nổi hàng đầu châu Á năm 2023. Phó cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc cho biết: Vùng Tây Bắc mở rộng có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước khẳng định hiệu quả, hình thành các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng hấp dẫn, thu hút du khách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương. Tuy nhiên, ông Hoàng Nhân Chính cũng nêu rõ, dù giàu tài nguyên nhưng sản phẩm du lịch Việt Nam vẫn thiếu sự đa dạng, chưa phát huy được giá trị tài nguyên văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, thiếu sản phẩm mang thương hiệu của quốc gia... Du khách có xu hướng chọn sản phẩm du lịch bền vững và có trách nhiệm. Do đó, khi xây dựng sản phẩm, các địa phương doanh nghiệp cần chú ý các hoạt động xanh, thiện nguyện, phát triển văn hóa cộng đồng trong tour sẽ tạo dấu ấn, sức hút đặc biệt với khách quốc tế và giới trẻ. Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, trong bối cảnh mới, cần chú trọng khai thác chiều sâu các giá trị tri thức và sáng tạo khi xây dựng sản phẩm du lịch. Ví dụ như, phát triển các dịch vụ về đêm gắn với tri thức tại các bảo tàng, thư viện, điểm di tích văn hóa, lịch sử; tăng trải nghiệm ẩm thực bằng tất cả giác quan. Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Hoàng Nhân Chính chia sẻ: Tại nhiều hội nghị về du lịch, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Ngành Du lịch cần chuyển từ xu hướng giới thiệu, cung cấp "cái mình có" sang cung cấp dịch vụ và sản phẩm mà khách hàng, thị trường cần; phát triển ngành Du lịch nhanh, bền vững, từ du lịch một mùa sang hấp dẫn khách du lịch quay trở lại nhiều lần. Rõ ràng, chúng ta phải thay đổi cách làm từ việc phát triển sản phẩm mang tính thời vụ sang sản phẩm hấp dẫn, bền vững, thu hút khách quay trở lại nhiều hơn.* Tạo chiều sâu từ sự khác biệt
Chính sách mới cởi mở và thuận tiện về visa với người nước ngoài vào Việt Nam có hiệu lực từ ngày 15/8/2023. Nới lỏng chính sách visa giúp Việt Nam có thêm thị phần khách quốc tế là nghỉ dưỡng, lưu trú, thăm thân, du lịch xuyên Việt…, giúp kích cầu kinh tế địa phương. Tuy vậy, nới lỏng visa mới là "điều kiện cần", còn "điều kiện đủ" phụ thuộc vào các doanh nghiệp du lịch khi xây dựng sản phẩm.
Ông Lê Công Năng, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Wondertour cho hay: Tận dụng chính sách mới về visa, đơn vị đã xây dựng nhiều sản phẩm dài ngày, hướng tới khách quốc tế có mức chi tiêu cao. Các sản phẩm mới cơ bản xây dựng trên cơ sở sản phẩm được ưa chuộng trước đây nhưng được chủ đề hóa nhằm khai thác chiều sâu, gia tăng trải nghiệm cho du khách. Với tour Việt Nam, thay vì các tour 4 - 5 ngày, nay kéo dài 14 - 15 ngày, khám phá trọn vẹn đất nước ta. Các thành phố du lịch được khách quốc tế yêu thích phải kể đến Sapa, Hạ Long, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt…Với tour "Non nước Việt Nam", khám phá miền Bắc, du khách được tham gia nhiều hơn trải nghiệm cộng đồng, tìm hiểu văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc miền núi, văn hóa lúa nước của đồng bằng sông Hồng. Công ty còn xây dựng tour liên tuyến cho khách khám phá Đông Dương. Trong đó, tour "Ký sự Mekong" khám phá 3/4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, khai thác văn hóa và trải nghiệm, tín ngưỡng sông nước thay vì chỉ tổ chức tham quan thông thường. Gần đây nhất, tour vòng cung Đông Tây Bắc Việt Nam - Lào - Thái Lan khám phá các tỉnh Đông, Tây Bắc nước ta sau đó qua cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên) khám phá các tỉnh miền bắc Lào, Thái Lan. Việc xây dựng sản phẩm liên tuyến như thế này một phần là tận dụng sức hút của du lịch nước bạn, tạo ra sức hút chung cho dòng sản phẩm 3 nước Đông Dương của Việt Nam. Quan trọng là gia tăng trải nghiệm cho du khách khi đến chinh phục Đông Dương. Bên cạnh đó là nhiều sản phẩm theo chủ đề như văn hóa, lịch sử, thể thao, biển đảo, tâm linh, chăm sóc sức khoẻ... đảm bảo phục vụ nhiều nhóm khách khác nhau. Đặc biệt là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được nhiều du khách ưa chuộng sau COVID. Đơn vị đã khai thác sản phẩm có trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tự nhiên như suối khoáng nóng, phương thức chăm sóc sức khỏe tự nhiên, bí kíp chăm sóc sức khỏe của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch Hoàng Nhân Chính chia sẻ: Nghiên cứu của chuyên gia du lịch cho thấy, du khách thích những điều khiến Việt Nam khác biệt so với các điểm đến khác. Cụ thể là: Món ăn và ẩm thực phong phú (87,5%); văn hóa và di sản đặc sắc mang tính bản địa độc đáo (79,2%); thiên nhiên và kỳ quan thiên nhiên (54,2%); sự thân thiện, nồng hậu của người dân Việt Nam (54,2%); mặt trời, bãi biển và hải đảo (33,3%). Ông nêu một số cách làm mới mẻ, sáng tạo để thu hút du khách như: Du lịch xanh ở Hội An; tour "Giải mã Hoàng thành Thăng Long", "Đêm thiêng liêng" tại Nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội; Đà Nẵng có giải đua thuyền truyền thống trên sông Hàn, Lễ hội du lịch golf 2023. Ông khẳng định, nhiều khi sự hấp dẫn và độc đáo không phải là một điều gì quá khó mà nó gắn ngay với văn hóa bản địa. Thực tế cho thấy, du khách luôn muốn trải nghiệm những sản phẩm độc đáo, có tính sáng tạo, chân thực, giàu bản sắc, sống động và linh hoạt. Việc xây dựng sản phẩm phải chú ý những điểm này mới có thể giữ chân khách lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.../.>>> Bài 2: Thu hút khách quay lại điểm đến Việt Nam- Từ khóa :
- du lịch
- du lịch việt nam
- du lịch xanh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững du lịch Nam Bộ - Bài 2: Cần giải pháp đồng bộ
10:11' - 23/09/2023
Để phát triển du lịch Nam Bộ theo định hướng xanh, bền vững, các chuyên gia cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ để hiện thực hóa các mục tiêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững du lịch Nam Bộ - Bài 1: Du lịch xanh giúp tăng cạnh tranh
09:02' - 23/09/2023
Với những thế mạnh riêng, du lịch Nam Bộ đang có cơ hội để phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang phát triển du lịch nông nghiệp gắn chặt với tiêu thụ sản phẩm
07:41' - 23/09/2023
Hậu Giang đang triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, gắn với tiêu thụ các sản phẩm OCOP (Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm") trên địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSDNA 10/5. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 10/5/2025. XSDNA ngày 10/5. XSDNA hôm nay
18:00'
XSDNA 10/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 10/5. XSDNA Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSDNA ngày 10/5. Kết quả xổ số Đà Nẵng hôm nay ngày 10/5/2025. Kết quả xổ số Đà Nẵng Thứ Bảy ngày 10/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSQNG 10/5. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay ngày 10/5/2025. XSQNG ngày 10/5. XSQNG hôm nay
18:00'
XSQNG 10/5. XSQNG 10/5. Kết quả xổ số hôm nay ngày 10/5. XSQNG Thứ Bảy. Trực tiếp KQXSQNG ngày 10/5. Kết quả xổ số Quảng Ngãi hôm nay 10/5/2025. Kết quả xổ số Quảng Ngãi Thứ Bảy ngày 10/5/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ ngày 10/5, giá điện tăng lên hơn 2.204 đồng/kWh
17:48'
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
-
Kinh tế & Xã hội
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội chính thức hoạt động
17:27'
Ngày 9/5, UBND thành phố Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội tại tại cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số thành phố Hà Nội, số 17 Điện Biên Phủ, phường Điện Biên.
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc
16:07'
Việc nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc không chỉ giúp tổ chức thành công APEC 2027 mà còn góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch và kinh tế biển quan trọng của Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Trên 500.000 USD hỗ trợ các hộ dân Lào Cai xây nhà mới sau bão Yagi
15:51'
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trường đoàn đã đi thăm các hộ nhận hỗ trợ xây nhà mới ở xã Nậm Khánh, Bắc Hà, Lào Cai.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương: Hiệu quả từ giải pháp giao thông thông minh
15:47'
Bình Dương đang từng bước triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phục vụ phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và người lao động.
-
Kinh tế & Xã hội
Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025
15:04'
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách 133 học sinh lớp 12 tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự Olympic quốc tế và khu vực năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 60% giống cây trồng được công nhận do doanh nghiệp nghiên cứu
13:45'
Sáng 9/5, tại Hà Nội, Tập đoàn PAN phối hợp cùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Đổi mới công nghệ chọn tạo giống cây trồng trong doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu”