Tạo thế chủ động trong xử lý tranh chấp thương mại
Việc gia tăng độ mở của nền kinh tế đã giúp cho nửa đầu năm 2019 xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng.
Tuy nhiên, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ tiếp tục mở rộng, điều tra chống gian lận xuất xứ, điều tra chống chuyển tải gian lận thương mại đang là nguy cơ lớn cản trở và thách thức cho phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Chính vì vậy, năm 2018 - 2019 là năm thực hiện các đề án về phòng vệ thương mại, chống gian lận xuất xứ.
*Diễn biến khó lường Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Cục Phòng vệ thương mại ngày 9/8, ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, tính đến hết tháng 7, Cục đã tiến hành điều tra chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước 4 vụ việc, thẩm định hồ sơ 3 vụ việc và rà soát cuối kỳ 1 vụ việc, theo dõi hiệu quả áp dụng biện pháp chống bán phá giá 2 vụ việc.Đáng lưu ý, hầu hết các vụ việc này tập trung vào ngành hàng như thép, tôn màu, nhôm, ván gỗ, đường lỏng…
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng xem xét sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm sợi DTY, ống thép, bột ngọt. Cùng đó là xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số hàng hoá trong nước chưa sản xuất được nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo ông Lê Triệu Dũng, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại góp phần bảo vệ việc làm cho trên 100.000 người lao động, khuyến khích sản xuất trong nước. Không dừng lại ở đó, những ngành sản xuất đang được bảo vệ bởi các biện pháp phòng vệ thương mại đã đóng góp khoảng 6,3% GDP của cả nước, tăng nguồn thu cho ngân sách, giảm nhập khẩu ồ ạt nhiều mặt hàng giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi thua lỗ, từng bước ổn định sản xuất. Tuy nhiên, trong bối cảnh bảo hộ gia tăng Việt Nam đã tiếp nhận thêm 7 vụ việc phòng vệ thương mại và trước đó đã tiến hành xử lý 7 vụ việc khởi xướng và 4 vụ việc rà soát. Tại buổi làm việc, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cũng chia sẻ: rủi ro áp lực phòng vệ thương mại rất cao vì căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Hiện, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước nên xu hướng nhiều doanh nghiệp ở các nước sẽ lợi dụng các FTA này để gian lận xuất xứ và lẩn tránh. Bên cạnh đó, trong 2 quý đầu của năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu và châu Mỹ giảm ở một số thị trường nhưng vẫn tăng 14,2%. Cũng theo ông Tạ Hoàng Linh, mặc dù Việt Nam đang ở trong nhóm nước đang phát triển nên được miễn trừ tự vệ nhưng với đà tăng xuất khẩu này Việt Nam có thể ở trong danh sách bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và không được miễn trừ tự vệ.Vì vậy, cần triển khai tốt Đề án chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.
Chỉ ra những bất cập trong hiểu biết về hội nhập nói chung và phòng vệ thương mại nói riêng khi chưa có sự thống nhất và phối hợp thực hiện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa, có sự hạn chế nhất định về nguồn lực và quy mô, điều kiện tiếp cận, nắm bắt thông tin thương mại quốc tế, bao gồm phòng vệ thương mại. Hơn nữa, những trường hợp phải rút kinh nghiệm từ các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp như trong lĩnh vực thuỷ sản là rất thường xuyên. Vì vậy, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để không chỉ ngành, lĩnh vực thuỷ sản, nông sản mà cả ngành công nghiệp để doanh nghiệp có sự nhận thức đầy đủ trong thương mại quốc tế tập trung làm phòng vệ thương mại. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng thẳn thắn chỉ ra việc nắm bắt thông tin về thương mại quốc tế, hội nhập và phòng vệ thương mại của các địa phương còn hạn chế. Chính vì thế, phải tập trung tổ chức, phối hợp thực hiện, tăng cường vai trò của địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. *Nỗ lực nhiều giải pháp Thống kê từ Cục Phòng vệ thương mại cho thấy, nếu như năm 2018 chỉ có 13/37 số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến thì trong 6 tháng đầu năm nay, số mặt hàng này đã tăng lên con số 15. Đáng lưu ý, những mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Mỹ như sơ sợi dệt tăng 92,87%, sắt thép tăng hơn 81%, thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 51%, điện thoại và linh kiện tăng 13%, điện dây cáp điện hơn 100%, máy quay phim và thiết bị điện tử 83%, nguyên phụ liệu dệt may da giày tăng hơn 50%… Hơn nữa, các mặt hàng này cũng nhập khẩu tăng đột biến và đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ, đặt ra vấn đề cảnh báo cần phải nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng bởi những nguy cơ gian lận xuất xứ . Đây cũng là vấn đề Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải kiểm tra và xử lý nghiêm. Để chủ động trong xử lý tranh chấp thương mại, theo ông Lê Triệu Dũng, Cục Phòng vệ Thương mại đã đề ra mục tiêu thực hiện trong những tháng cuối năm. Cụ thể là việc triển khai Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến 2025. Cùng đó là việc hoàn thành các vụ việc phòng vệ thương mại đang tiến hành điều tra, triển khai điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại mới cũng như thông báo và tiến hành rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại; xử lý yêu cầu miễn trừ các biện pháp phòng vệ thương mại. Mặt khác, Cục cũng phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng theo dõi các mặt hàng nhập khẩu có dấu hiệu gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước để kịp thời tham vấn, điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp (như sợi, đường lỏng, que hàn). Hơn nữa, Cục thực hiện các nhiệm vụ về phòng vệ thương mại trong khuôn khổ Đề án xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương. Ông Lê Triệu Dũng cũng khẳng định: Từ nay đến cuối năm, Cục Phòng vệ Thương mại sẽ tập trung đẩy mạnh triển khai Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ (Đề án 824). Theo đó, Cục sẽ phối hợp với các bên liên quan hoàn thành việc thành lập Tổ thường trực thực hiện Đề án, xây dựng cơ chế phối hợp triển khai trong Tổ, triển khai các nhiệm vụ. Mặt khác, Cục sẽ tập trung hoàn thiện và cập nhật hàng tháng danh mục các nhóm mặt hàng xuất khẩu đi các thị trường trọng điểm có nguy cơ lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ; nghiên cứu, xây dựng Trung tâm chia sẻ dữ liệu về xuất xứ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Ông Lê Triệu Dũng cho biết thêm: Ngay sau buổi làm việc này, Cục sẽ phối hợp với đơn vị chủ trì xử lý các nội dung liên quan đến kiểm tra, để phát hiện các hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ theo Kế hoạch triển khai Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành về phòng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ hàng hóa./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt đề án về về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ
19:41' - 05/07/2019
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ".
-
DN cần biết
Một số sản phẩm thép được loại trừ chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
15:25' - 22/05/2019
Mặc dù Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với thép dây, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam nhưng một số sản phẩm sẽ được loại trừ khỏi phạm vi này.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương xây dựng Chương trình tổng thể về phòng vệ thương mại
09:43' - 11/04/2019
Bộ Công Thương vừa ban hành “Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến 2025”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.