Tạo thuận lợi thông quan hàng hóa qua các cặp cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc
Ngày 30/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, ông Dương Xuân Huyên cùng lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh có cuộc làm việc với Đoàn đại biểu Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa 2 bên cùng phát triển thương mại biên giới.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn thông tin, Lạng Sơn là địa bàn trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc lớn nhất trên đường bộ, là con đường quan trọng để xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc; đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN và ngược lại.
Với mục tiêu tiếp tục nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh xây dựng Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc). Hiện đề án đã cơ bản hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt. Cùng với đó, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã có văn bản gửi Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) xem xét, xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng theo khổ 1,4m để sớm kết nối liên thông với tuyến đường sắt phía Quảng Tây (Trung Quốc). Từ đó, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới qua tuyến đường sắt.Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị, các ngành chức năng phía Quảng Tây (Trung Quốc) tiếp tục phối hợp với tỉnh Lạng Sơn sớm khôi phục mở lại hoạt động thông quan hàng hóa tại một số cặp cửa khẩu của hai bên.
Đồng thời, tạo thuận lợi cho hàng hóa thông quan qua các cặp cửa khẩu; sớm tổ chức Lễ công bố chính thức vận hành đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa qua Tân Thanh (Việt Nam) - Pò Chài (Trung Quốc) là lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Cùng với đó là sớm khôi phục lại hoạt động thông quan hàng hóa qua cặp cửa khẩu Bình Nghi (Việt Nam) - Bình Nhi Quan (Trung Quốc), cùng thúc đẩy nâng cấp và mở chính thức cặp cửa khẩu này thành cửa khẩu song phương; thúc đẩy hoạt động du lịch lữ hành giữa hai bên… Chia sẻ tại buổi tiếp, ông Liêu Phẩm Hổ, Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây bày tỏ mong muốn, tỉnh Lạng Sơn sớm triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh theo “Thỏa thuận khung” đã ký kết giữa hai bên. Đồng thời, sớm đề nghị Chính phủ của Việt Nam triển khai xây dựng, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; tiếp tục triển khai các giải pháp tạo thuận lợi cho hàng hóa thông quan qua các cặp cửa khâu của hai bên..Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình cửa khẩu thông minh xu hướng phát triển trong thông quan
18:54' - 23/08/2023
Việc thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh là phù hợp với xu hướng phát triển, đồng thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thông quan hàng hóa hiện nay...
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” khi thông quan qua cửa khẩu phụ?
11:22' - 22/08/2023
Bằng những nỗ lực hội đàm, thời gian qua, một số cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như cửa khẩu Na Hình và cửa khẩu Cốc Nam đã được phía Trung Quốc nối lại hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức khôi phục hoạt động thông quan cặp cửa khẩu Na Hình – Kéo Ái
16:18' - 28/07/2023
Ngày 28/7, hoạt động thông quan xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Na Hình (Việt Nam) – Kéo Ái (Trung Quốc) đã chính thức được khôi phục sau hơn 2 năm tạm dừng do đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội tổ chức lại giao thông quanh nút giao Mai Dịch
19:05' - 17/07/2023
Ngày 17/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ra thông báo điều chỉnh phân luồng tổ chức giao thông nút giao Mai Dịch để giảm tình trạng ùn tắc do phải rào đường thi công 2 cầu vượt đô thị Mai Dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa Đại thắng mùa xuân 1975
22:53' - 27/04/2025
Chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58' - 27/04/2025
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57' - 27/04/2025
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27' - 27/04/2025
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại Quảng Trị
19:45' - 27/04/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tại tỉnh Quảng Trị gồm: Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy và dự án Cảng hàng không Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
18:48' - 27/04/2025
Bộ Xây dựng đang tập trung rà soát, hoàn thiện để đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; lập kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố 80 thủ tục hành chính trong trồng trọt và bảo vệ thực vật
17:54' - 27/04/2025
Có 80 thủ tục hành chính chuẩn hoá lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng 8 lần
16:50' - 27/04/2025
Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết hàng giả: Không chỉ dừng ở khâu “đuổi bắt”
15:35' - 27/04/2025
Việc chống hàng giả không thể chỉ dừng ở “đuổi bắt” mà cần phòng ngừa tận gốc; trong đó, siết chặt quản lý chất lượng và cấp phép được ví như giải pháp nền tảng.