Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” khi thông quan qua cửa khẩu phụ?
Đây thực sự là tín hiệu tích cực để Lạng Sơn tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng về kinh tế cửa khẩu, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa.
Dù vậy, từ khi nối lại hoạt động thông quan, hai cửa khẩu trên luôn có lưu lượng phương tiện làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa rất hạn chế. Điều này chưa phát huy được hiệu quả hoạt động cửa khẩu, mà còn ảnh hưởng đến nguồn nhân lực vận hành của các lực lượng chức năng.
Vào ngày 28/7/2023, cặp cửa khẩu Na Hình (Việt Nam) - Kéo Ái (Trung Quốc) đã chính thức được khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa trở lại sau hơn 2 năm gián đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Ngay sau buổi lễ, đã có 11 xe tinh bột sắn đăng ký xuất sang Trung Quốc.
Lực lượng chức năng tại cửa khẩu Na Hình cũng tiến hành thông báo, cung cấp thông tin về hoạt động đặc thù tại cửa khẩu như thời gian mở, bãi tập kết, sang tải hàng hóa... cho các doanh nghiệp biết để chủ động thực hiện đúng quy trình, góp phần cho thông quan hàng hóa được thuận lợi.
Trung tá Hoàng Văn Thuận, Đồn Trưởng Đồn Biên phòng Na Hình, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết, sau khi cặp cửa khẩu được khôi phục thông quan, đơn vị đã phối hợp tốt với các lực lượng trong cửa khẩu để làm tốt việc chuẩn bị về nhân lực, phương tiện, bố trí dây chuyền kiểm soát theo quy định cũng như các điều kiện có liên quan. Tuy vậy, sau khi cửa khẩu khôi phục, lưu lượng hàng hóa xuất khẩu vẫn chưa đều, có thời điểm chỉ có 1-2 xe/ngày, thậm trí một tuần không có xe làm thủ tục.
Ghi nhận thực tế tại cửa khẩu Na Hình thời điểm giữa tháng 8/2023, chỉ có lực lượng Biên phòng Na Hình và Đội nghiệp vụ Hải quan Na Hình (thuộc Chi cục Hải quan Tân Thanh) là 2 đơn vị thường xuyên ứng trực tại cửa khẩu. Còn những lực lượng khác như thuế, kiểm dịch y tế, kiểm dịch thực vật… thì “vắng bóng”, bởi chỉ khi nào có thông báo có xe hàng đến thì những đơn vị này mới đến làm việc.
Theo ông Bùi Anh Quân, Đội trưởng Đội nghiệp vụ Hải quan Na Hình, Chi cục Hải quan Tân Thanh, tính từ ngày 28/7 đến ngày 21/8, chỉ có 55 xe chở tinh bột sắn làm thủ tục xuất khẩu qua cửa khẩu Na Hình, tương đương hơn 2.000 tấn, trị giá trên 1 triệu USD. Nguyên nhân lượng phương tiện đăng ký xuất khẩu hàng qua đây chưa cao là do cửa khẩu Na Hình trước đây vẫn xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn chủ yếu và thời điểm này không phải mùa vụ sắn, nên lượng hàng không có nhiều.
Mặt khác, cửa khẩu cũng mới mở cửa nên doanh nghiệp cũng chưa yên tâm về tính ổn định, chưa đưa hàng lên, đối tác phía Trung Quốc cũng chưa chủ động nhận hàng tại đây. Đơn vị cũng đã liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp trong địa bàn về các mặt hàng có thể xuất khẩu qua cửa khẩu Na Hình, tạo điều kiện hết mức trong giải quyết thủ tục thông quan.
Còn tại cửa khẩu Cốc Nam, thời điểm giữa tháng 8/2023 lượng phương tiện chở hàng khá vắng bóng mặc dù vào đầu tháng 7/2023, Cục Thương mại thị Bằng Tường đã đồng ý về việc khôi phục lại hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng thủy, hải sản qua cặp cửa khẩu Cốc Nam (Việt Nam) - Lũng Nghịu (Trung Quốc). Hiện tại trung bình chỉ có từ 5-7 xe/tuần được xuất khẩu, chủ yếu là mặt hàng cá mè và không phát sinh mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Tình trạng vắng bóng phương tiện xuất nhập khẩu đã làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Chi cục Hải quan Cốc Nam chỉ thu được gần 6,5 tỷ đồng (đạt trên 8% chỉ tiêu được giao trong năm 2023). Ông Trần Văn Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam cho hay, đầu năm 2023, Chi cục đã tổ chức hội nghị gặp mặt thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia để lắng nghe, giải quyết những kiến nghị, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp vẫn chưa thực sự “mặn mà” trong việc làm thủ tục thông quan qua cửa khẩu Cốc Nam.Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan Cốc Nam, nếu Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp về hoạt động của cư dân biên giới, hoạt động tại cửa khẩu có thể sẽ sôi động hơn. Trong thời gian hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chưa diễn ra thường xuyên, đơn vị vẫn duy trì kỉ luật kỉ cương, vẫn phải làm việc khác như tự đào tạo, nghiên cứu văn bản để khi có hàng hóa vẫn sẽ thực hiện theo sự thống nhất chung trong toàn ngành, tạo thuận lợi trong thương mại.
Hiện tỉnh Lạng Sơn có 6 cửa khẩu đang có hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa là cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Chi Ma, cửa khẩu Na Hình và cửa khẩu Cốc Nam.
Việc thống nhất với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để tiến tới khôi phục lại hoạt động của các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn là việc làm cần thiết để Lạng Sơn nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu, giảm bớt áp lực lên các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh… Đồng thời giúp người dân khu vực biên giới có việc làm ổn định, từ đó phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh kinh tế cửa khẩu.
Thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường trao đổi hội đàm với các cấp phía Trung Quốc, Lạng Sơn cũng cần đẩy mạnh kết nối thông tin tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ hơn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục qua các cửa khẩu phụ như Na Hình và Cốc Nam...
Tỉnh xây dựng cơ chế ưu tiên, tạo thuận lợi hơn để thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ…, từ đó tránh việc cửa khẩu được mở nhưng không phát sinh thông quan hàng hóa, dẫn đến hoạt động cửa khẩu chưa hiệu quả, trong khi đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tại khu vực cửa khẩu vẫn phân công trực, vẫn làm nhưng vắng bóng xe hàng./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Lào Cai vận hành cửa khẩu số để thúc đẩy xuất khẩu
19:50' - 21/08/2023
Từ ngày 21/8, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã chính thức triển khai ứng dụng số tại Cửa khẩu đường bộ Quốc tế số II Kim Thành, Lào Cai.
-
Doanh nghiệp
Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Nam Giang (Quảng Nam) khó thu hút đầu tư
13:29' - 04/08/2023
Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang được mệnh danh là khu kinh tế tổng hợp, cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức khôi phục hoạt động thông quan cặp cửa khẩu Na Hình – Kéo Ái
16:18' - 28/07/2023
Ngày 28/7, hoạt động thông quan xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Na Hình (Việt Nam) – Kéo Ái (Trung Quốc) đã chính thức được khôi phục sau hơn 2 năm tạm dừng do đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Campuchia
21:32' - 28/04/2025
Chiều tối 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia - bà Cham Nimul và các cán bộ cấp cao của Bộ Thương mại Campuchia đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam
21:30' - 28/04/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định: Nhật Bản luôn là đối tác đặc biệt, chiến lược và tin cậy của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2025–2026
20:14' - 28/04/2025
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao những kết quả thực chất đã đạt được trong hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
19:38' - 28/04/2025
Ngày 28/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
19:27' - 28/04/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại
19:20' - 28/04/2025
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác tới Bộ Tài chính Việt Nam lần này sẽ góp phần cụ thể hóa những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nhật Bản sẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn
18:18' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20' - 28/04/2025
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18' - 28/04/2025
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.