Tencent: "Tử huyệt" kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc (Phần 1)
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: TTXVN phát
Sau các quyết định nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ứng dụng mạng xã hội về video TikTok, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến thêm một bước trong cuộc tấn công vào các biểu tượng công nghệ Trung Quốc trên thế giới.
Đối tượng lần này là ứng dụng tin nhắn đa chức năng WeChat, mà chủ nhân không ai khác là Tencent, một đại tập đoàn công nghệ có thế lực nhất nhì tại Trung Quốc. Vị trí quan trọng của Tencent và WeChat đã khiến giới phân tích cho rằng Tổng thống Mỹ đang muốn điểm vào một huyệt đạo trọng yếu, nếu không muốn nói là "tử huyệt" của công nghệ số Trung Quốc.
* Lập luận của nước Mỹ
Khi đe dọa trừng phạt WeChat, ông Donald Trump vẫn đưa ra một lý do cố hữu: Giống như TikTok, WeChat tự động thu thập lượng lớn thông tin cá nhân của người dùng. Đây là một cơ sở dữ liệu có nguy cơ cho phép Trung Quốc tiếp cận những thông tin nhạy cảm về công dân Mỹ.
Liên quan đến lập luận này, có ý kiến cho rằng lý do của Tổng thống Trump là chưa thật sự thuyết phục, bởi ứng dụng WeChat đúng là cực kỳ phổ biến với 1,2 tỷ người sử dụng trên toàn thế giới, nhưng theo trang mạng chuyên môn TechCrunch, hơn 90% trong số đó là người cư ngụ ở Trung Quốc, hoặc người Trung Quốc làm việc ở nước ngoài.
Dù vậy, theo đài truyền hình Pháp France 24 ngày 7/8, Tổng thống Mỹ không hoàn toàn vô lý vì từ nhiều năm nay, các chuyên gia an ninh mạng phương Tây đã coi WeChat là một công cụ giám sát bằng kỹ thuật số mà "Bắc Kinh hằng mơ ước".
Citizen Lab, một trung tâm nghiên cứu Canada về quyền tự do ngôn luận trên mạng, ngay từ năm 2016 đã theo dõi cách thức Trung Quốc giám sát các cuộc thảo luận trên mạng WeChat để kiểm duyệt tốt hơn nội dung trao đổi thông qua ứng dụng này.
Trong bối cảnh đó, Mỹ đã gạt bỏ lập luận rằng WeChat là một ứng dụng chủ yếu dùng trên lãnh thổ Trung Quốc, chưa lan tỏa được ra toàn thế giới như TikTok, với nạn nhân bị theo dõi và kiểm duyệt đại bộ phận là người Trung Quốc, để nêu bật sự cần thiết phải bảo vệ những người Trung Quốc đang ở Mỹ khỏi sự giám sát của Bắc Kinh.
Theo báo chí Mỹ, Washington leo thêm một nấc thang trong cuộc đọ sức với Bắc Kinh, không đơn thuần nhằm bảo vệ người Mỹ, như được thấy qua các lệnh trừng phạt đối với Huawei hoặc TikTok, mà còn nhằm hỗ trợ quyền tự do ngôn luận của tất cả mọi người, kể cả người Trung Quốc, trước những gì được Mỹ cho là một chiến dịch giám sát hàng loạt trên toàn thế giới "Made in China".
* Tencent: Trung tâm kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc
Đối với giới quan sát, khi lấy WeChat làm mục tiêu tấn công, Chính quyền Mỹ đã chấp nhận đọ sức với Tencent, một đối thủ mạnh hơn rất nhiều so với Bytedance, công ty mẹ của TikTok.
Theo France 24, thành lập vào năm 1998, Tencent hiện có giá trị hơn 680 tỷ USD trên thị trường chứng khoán, cao gấp gần 10 lần giá trị ước tính của Bytedance. Không chỉ là tập đoàn Internet mạnh nhất ở Trung Quốc sau Alibaba, Tencent còn là một nhân tố trung tâm của nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc nhờ WeChat.
Đài truyền hình CNN (Mỹ) ngày 7/8 ghi nhận Tencent thuộc diện tập đoàn công nghệ có giá nhất thế giới, với giá trị trên thị trường chứng khoán cao hơn gấp đôi so với giá trị của tập đoàn Mỹ Netflix.
Trong đó, ứng dụng WeChat mà phiên bản gốc lưu hành tại Trung Quốc dưới tên Vi Tín (Weixin) là nhu cầu hàng ngày của hàng trăm triệu người Trung Quốc. Họ sử dụng ứng dụng để nhắn tin, chia sẻ ảnh, gọi xe, thanh toán mua sắm, đặt nhà hàng, gọi thức ăn và một loạt các dịch vụ khác.
Ngoài ra, Tencent cũng là một đại gia trong lĩnh vực giải trí, là công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới nếu tính theo doanh thu.
Tập đoàn này cũng là nhà phát hành của một số trò chơi rất được ưa chuộng trên thế giới, chủ nhân toàn phần hay một phần của một loạt công ty game tại Mỹ và nhiều nước khác, đồng thời là một trong những nhà cung cấp dịch vụ video và âm nhạc trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Bộ phận âm nhạc trực tuyến Tencent Music (TME) cũng được niêm yết trên thị trường Mỹ.
Một người phát ngôn của công ty Tencent nói với Thời báo Hoàn cầu rằng doanh nghiệp này đang đánh giá sắc lệnh hành pháp nói trên của Mỹ để có được sự nhìn nhận thấu đáo.
WeChat bắt đầu thâm nhập thị trường nước ngoài vào tháng 4/2012 và mời siêu sao bóng đá Lionel Messi làm người phát ngôn cho phiên bản nước ngoài của họ vào tháng 7/2013. Điều này cho thấy WeChat rất tin tưởng vào thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cho rằng do thị trường ở Mỹ được chia sẻ giữa các đối thủ như WhatsApp, Messenger, Skype và Line, nên WeChat khó giành được thị phần đáng kể ban đầu, không giống như hoạt động bùng nổ của họ ở Trung Quốc.
Statista, nhà cung cấp dữ liệu có trụ sở tại Mỹ, cho biết trong một cuộc khảo sát hồi tháng 9/2019 rằng WeChat không đứng trong top 10 ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Mỹ, mà là gần cuối. Ba ứng dụng phổ biến nhất là Facebook, Instagram và Facebook Messenger./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Alibaba có thể là mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung
06:15' - 14/08/2020
Alibaba, một trong những doanh nghiệp Internet và bán lẻ lớn nhất thế giới, có thể là mục tiêu tiếp theo trong “cuộc chiến” công nghệ Mỹ-Trung.
-
Doanh nghiệp
Giới đầu tư đánh giá lại các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc sau lệnh cấm của Mỹ
19:55' - 13/08/2020
Nhà đầu tư chứng khoán Zhu Haifeng đã giảm một nửa số cổ phiếu các tập đoàn công nghệ Trung Quốc là Tencent và Alibaba mà ông nắm giữ sau khi Mỹ thông báo trừng phạt một số doanh nghiệp Trung Quốc.
-
Chuyển động DN
ByteDance đàm phán với Reliance về việc đầu tư vào TikTok tại Ấn Độ
15:35' - 13/08/2020
Công ty ByteDance, chủ sở hữu ứng dụng TikTok, đang đàm phán với Reliance Industries, tập đoàn giá trị nhất Ấn Độ của tỷ phú Mukesh Ambani về việc đầu tư vào hoạt động của TikTok tại nước này.
-
Chuyển động DN
Tencent: Lợi nhuận tăng vì các game thủ phải ở nhà phòng dịch COVID-19
07:33' - 13/08/2020
Công ty công nghệ Tencent của Trung Quốc, ngày 12/8 cho biết doanh thu của hãng tăng 28% trong nửa đầu năm nay do đại dịch COVID-19 khiến mọi người phải ở nhà và online nhiều hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đẩy Fed vào thế khó
12:27'
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về nguy cơ suy giảm kinh tế do các chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
BoK: GDP quý I/2025 của Hàn Quốc có thể ở mức âm
10:56'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 17/4 dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Hàn Quốc trong quý I/2025 có thể ở mức âm.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống D.Trump
10:09'
Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận định các cuộc đàm phán thuế quan với Washington sẽ không dễ, ông dự định đến Mỹ để thương lượng với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm thích hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35'
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
09:21'
Fitch Ratings hôm 16/4 công bố giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Mexico ở mức “BBB-” - đầu tư an toàn - bất chấp những biến động về chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ.