Thách thức đối với mục tiêu 5.000 tỷ USD của Thủ tướng Ấn Độ
Báo Financial Express đăng bài viết của tác giả Arindam Bhattacharya, Giám đốc tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group, trong đó nêu bật những thách thức đối với mục tiêu của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đạt giá trị quy mô nền kinh tế 5.000 tỷ USD vào năm 2024.
Chủ trì cuộc họp Hội đồng điều hành lần thứ 5 của Viện Nghiên cứu Chuyển đổi Ấn Độ (NITI Aayog) mới đây, Thủ tướng Modi đã công bố mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế có quy mô 5.000 tỷ USD vào năm 2024 và khẳng định đây là mục tiêu khó nhưng khả thi.Theo tác giả bài báo, để hiện thực hóa điều này, Ấn Độ cần phải đạt mức tăng trưởng 12%/năm trong 5 năm tới. Thủ tướng Modi rõ ràng đang muốn khích lệ đất nước và định hình đường lối cho chính phủ mới, nhưng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ hiện đang bộc lộ các dấu hiệu suy giảm.Mục tiêu tăng trưởng nói trên đòi hỏi Ấn Độ phải huy động tất cả các đòn bẩy tăng trưởng kinh tế, bào gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu ở cả ba lĩnh vực là nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ. Đông đảo dư luận cho rằng Ấn Độ phải giải quyết các yếu tố không hiệu quả, coi đó là một ưu tiên cao nhất để phát huy tối đa tiềm năng của mình. Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng các chiến lược để giúp tăng trưởng kinh tế đạt 12%/năm trong 5 năm tới đang trở nên phức tạp, bởi nó diễn ra khi mô hình kinh tế thế giới đang thay đổi. Liên quan đến vấn đề này, hiện có một số thay đổi mà Chỉnh phủ Ấn Độ cần tính đến trên con đường phát triển của mình.Thứ nhất, sự thay đổi về thương mại thế giới. Tăng trưởng thương mại thế giới, đặc biệt là thương mại hàng hóa, là một phần quan trọng trong các chiến lược tăng trưởng của tất cả các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cường độ thương mại đã chững lại, đặc biệt là thương mại hàng hóa vốn giúp các quốc gia đang phát triển hưởng lợi trong 50 năm trước đó. Trong khi đó, thương mại dịch vụ, nhất là thương mại điện tử (cả dịch vụ lẫn hàng hóa) nơi các quốc gia phát triển nắm lợi thế, đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều. Đây là một sự thay đổi cơ cấu quan trọng trong thương mại thế giới. Thứ hai, sự xuất hiện của một yếu tố thị trường mới là dữ liệu. Việc tạo dựng một thị trường dữ liệu hiệu quả (thông qua cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các cơ chế quản lý, các quy định về phối hợp hoạt động, quyền riêng tư và luật bảo mật) đang trở nên ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, không kém gì việc tạo ra thêm các thị trường yếu tố truyền thống hiệu quả. Những nước triển khai điều này tốt hơn và nhanh chóng hơn sẽ thu về các lợi ích và thiết lập vai trò lãnh đạo toàn cầu trong nhiều ngành công nghiệp.Thứ ba, việc làm trong lĩnh vực sản xuất chính thức trên thế giới đang sụt giảm, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được thôi thúc bởi các công nghệ số đang tăng tốc. Công nghệ số cũng đang làm xuất hiện các mô hình doanh nghiệp mới, các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp siêu nhỏ, thúc đẩy tăng trưởng của dịch vụ bằng cách hạ thấp chi phí. Một trong những tác động đáng kể của sự thay đổi này là sự xuất hiện của việc làm thời vụ đang gia tăng nhanh chóng như các lái xe Uber và những người giao hàng chặng cuối của các công ty thương mại điện tử. Điều này đặt ra một số thách thức về chính sách. Mặc dù vậy, do sự tăng trưởng của việc làm không chính thức như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng Ấn Độ không đối mặt vấn đề về việc làm mà là vấn đề thu nhập thấp. Ấn Độ cần có mô hình kinh tế mới này để thúc đẩy nguồn tạo thu nhập từ các công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp siêu nhỏ và hình thức tự doanh.Thứ tư, sự thay đổi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hoạch định kinh tế dài hạn là vai trò gia tăng của sở hữu trí tuệ và nhân tài như một nguồn tạo giá trị trong thế kỷ 21, trái ngược với vai trò chủ đạo trong thế kỷ 20 của sự chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng.Có thể thấy rõ điều này từ sự đổi ngôi hoàn toàn của top 20 công ty hàng đầu thế giới về giá trị vốn hóa thị trường trong hai thập kỷ qua, từ những công ty chi phối toàn cầu về nguồn tài nguyên và sản xuất sang những công ty dựa trên công nghệ số vốn ngày càng được thúc đẩy bởi các yếu tố sở hữu trí tuệ, dữ liệu và nhân tài.
Thủ tướng Modi đã thể hiện niềm khát khao táo bạo của mình, kêu gọi "nghĩ lớn" vượt ra ngoài khuôn khổ, phá vỡ các mô hình cũ về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự thành công trong quá trình đó sẽ là sự khác biệt giữa việc mục tiêu vẫn chỉ là niềm ước ao hay trở thành hiện thực./.- Từ khóa :
- ấn độ
- kinh tế ấn độ
- cách mạng công nghiệp thứ tư
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Vỡ đập tại Ấn Độ: Ít nhất 18 người vẫn mất tích
14:26' - 03/07/2019
Chính phủ Ấn Độ cho biết tính đến chiều 3/7, đã tìm thấy thi thể 6 người thiệt mạng trong vụ vỡ đập nước do mưa to 1 ngày trước tại bang Maharashtra và ít nhất 18 người vẫn mất tích.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ rơi vào thế khó do lệnh trừng phạt Iran của Mỹ
07:00' - 02/07/2019
Báo Sankei của Nhật Bản mới đây đăng bài viết nhận định rằng Ấn Độ đang phải đau đầu ứng phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran.
-
Kinh tế Thế giới
WTO ra phán quyết ủng hộ Ấn Độ trong vụ kiện tám bang của Mỹ
21:45' - 28/06/2019
Các thẩm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 27/6 đã ra phán quyết ủng hộ Ấn Độ trong vụ kiện tám bang của Mỹ hỗ trợ cho các công ty năng lượng tái tạo của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Lãnh đạo Mỹ-Ấn Độ hội đàm song phương
14:13' - 28/06/2019
Sáng 28/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hạ thấp tuyên bố của Mỹ về cuộc không kích các cơ sở hạt nhân
16:23' - 30/06/2025
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phóng đại" kết quả chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giảm thuế giữa Mỹ và Anh chính thức có hiệu lực
15:01' - 30/06/2025
Thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong đó giảm một số loại thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh, đã chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ không gia hạn lệnh hoãn thuế sau ngày 9/7
10:15' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đối với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.