Thách thức đối với nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Indonesia
Việc Indonesia trở thành Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 12/2021 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với quốc gia này, thể hiện năng lực đang phát triển nhanh chóng của Jakarta trong việc đảm trách vai trò lãnh đạo ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Theo tờ Diplomat, năng lực của Indonesia khi trở thành tiếng nói của các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi bên ngoài G20 sẽ được đặc biệt quan tâm trong suốt nhiệm kỳ chủ tịch của nước này, trong đó Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali vào tháng 11 tới sẽ định hình vị thế của nước chủ nhà. Bất chấp khả năng lãnh đạo mới của Indonesia đã được chứng minh, vẫn còn đó những thách thức đáng kể, cụ thể là xung đột địa chính trị ngày càng mở rộng bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, mức độ tương tác kinh tế thấp của Indonesia với các nước G20 khác, và thách thức về năng lượng tái tạo.* Xung đột Nga-UkraineXung đột Nga-Ukraine leo thang đã đặt nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Indonesia vào tình thế khó khăn. Kể từ năm ngoái, Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị một chương trình nghị sự tập trung vào thúc đẩy quá trình phục hồi cân bằng và bình đẳng hậu đại dịch COVID-19.Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay rất có thể sẽ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị liên quan đến nhiều quốc gia thành viên G20.
Trong những tuần gần đây, xuất hiện mối quan ngại ngày càng gia tăng về sự tham gia của Nga tại hội nghị thượng đỉnh này, trong đó một số nước đã yêu cầu G20 cô lập Tổng thống Vladimir Putin và các đại diện khác của Nga khỏi các cuộc họp của nhóm.Cho đến nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố sẽ không ngồi cùng bàn với Tổng thống Putin.
Đây là thách thức cấp bách nhất mà Indonesia phải đối mặt trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của mình, vốn làm gia tăng sự chia rẽ chính trị trong diễn đàn này.Hơn nữa, xung đột Nga-Ukraine đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cũng như các nội dung của chương trình nghị sự G20 như an ninh năng lượng và giá cả, an ninh lương thực và nguồn cung, và thị trường tài chính.
Nếu không sớm đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, tác động của các lệnh trừng phạt đa chiều đối với Nga có thể làm suy yếu các mục tiêu kinh tế của G20. Indonesia hiện đang giữ cách tiếp cận “chờ và xem”, đồng thời thúc đẩy giải pháp trước mắt cho cuộc xung đột này.* Tương tác kinh tế thấp với G20
Trong khi nền kinh tế Indonesia đang phát triển, các cam kết kinh tế của nước này với các nước G20 khác vẫn còn tương đối hạn chế, đặc biệt nếu so với dòng chảy thương mại giữa các thành viên khác của G20.Vấn đề này đối với Indonesia xuất phát từ ảnh hưởng kinh tế đáng kể của các quốc gia từng giữ chức Chủ tịch G20 trước đó. Đây cũng là thách thức mà Indonesia phải vượt qua trong vai trò lãnh đạo G20 hiện nay.
Mục tiêu của Indonesia tăng cường can dự kinh tế quốc tế với các nước thành viên G20 khác đã được thực hiện thông qua nhiều sáng kiến trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Mục tiêu của Indonesia là cải thiện điều kiện kinh tế trong nước bằng cách thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và đội ngũ doanh nhân, thể hiện qua Đánh giá chính sách đối với các SME và các doanh nhân Indonesia, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện lần đầu tiên vào năm 2018.
Ngoài ra, Indonesia cũng đang nỗ lực thúc đẩy các dự án chiến lược quốc gia quan trọng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tiếp tục hiện đại hóa các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế quốc gia.
Mặc dù COVID-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Indonesia trong ngắn hạn, chính phủ nước này đã cố gắng giảm thiểu các tác động thông qua các gói kích thích vào giữa năm 2020 và đã thành công trong việc giảm thiểu hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế dựa vào du lịch với tốc độ tăng trưởng đạt 3,69% vào năm 2021.Đảm bảo tăng trưởng trong nước nhằm thúc đẩy động lực với các đối tác quốc tế G20 cần tiếp tục là ưu tiên của Indonesia.
Vị trí địa lý tương đối biệt lập và các năng lực thực tế hạn chế khác của Indonesia đang gây ra một số trở ngại cho việc tham gia các dòng thương mại xuyên biên giới, dù rằng các phương tiện giao thông hiện đại đã giúp loại bỏ nhiều rào cản hội nhập thương mại ban đầu.Tuy nhiên, các thách thức khác vẫn còn tồn tại, bao gồm thanh toán giao dịch bằng các loại tiền tệ như đồng USD, thời gian thông quan kéo dài, và các vấn đề khác.
Để đạt được mục tiêu này, Indonesia đã tận dụng nhiệm kỳ chủ tịch G20 của mình nhằm thúc đẩy thanh toán bằng đồng nội tệ (LCS) ở cấp độ toàn cầu, với mục đích cắt giảm chi phí giao dịch thông qua thanh toán tiền tệ trực tiếp.Ngoài ra, vị trí của Indonesia với tư cách là lãnh đạo G20 có thể được sử dụng để giảm thiểu xung đột trong thương mại xuyên biên giới, tạo điều kiện cho dòng chảy hàng hóa thông suốt giữa các quốc gia. Việc đạt được mục tiêu này có thể giúp gia tăng dòng chảy kinh tế của Indonesia với các đối tác G20 khác.
* Thách thức về năng lượng tái tạo
Nhiệm kỳ chủ tịch năm 2022 tạo cơ hội cho Indonesia dẫn dắt G20 trong quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững. Các thành viên của G20 hiện đang chia rẽ về cách quản lý quá trình chuyển đổi này.Một nghiên cứu của Viện Cải cách các dịch vụ thiết yếu cho thấy G20 chưa tuân thủ cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C, để lại khoảng cách đáng kể về phát thải giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển trong chính G20.
Indonesia cần giải quyết thách thức này xuất phát từ thực tế rằng không phải tất cả các nước G20 đều có nền kinh tế, kiến thức và nhu cầu xã hội giống nhau về vấn đề chuyển đổi năng lượng.
Từ đầu năm nay, Indonesia đã khởi xướng một loạt dự án với mục đích cụ thể là thiết lập các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió và năng lượng thủy điện.Tuy nhiên, sự phụ thuộc kinh tế của Indonesia vào than đá khiến quốc gia này rơi vào tình thế bấp bênh trong việc cân bằng các ưu tiên năng lượng tái tạo với yêu cầu tăng trưởng kinh tế.
Sản lượng năng lượng tái tạo của Indonesia - quốc gia phát thải carbon lớn thứ tám trên thế giới – hiện vẫn rất thấp so với các quốc gia G20 khác và có khả năng ảnh hưởng đến uy tín của Jakarta trong việc dẫn dắt G20 về vấn đề này.
Điều này đặc biệt đúng do lượng vốn đầu tư đáng kể mà Indonesia thực sự cần để phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo của mình, lên tới hơn 50 tỷ USD theo một ước tính hồi tháng Một.Yếu tố này đặt ra những thách thức đáng kể đối với khả năng của Indonesia trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào than đá, qua đó ảnh hưởng đến một trong ba sáng kiến chính của Indonesia trong năm Chủ tịch G20. Các nỗ lực phát triển không dùng than đá phải được đẩy mạnh hơn nữa.
Cho đến nay, Indonesia đã liên tục nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng thông qua các quy định. Vào tháng 11/2021, Indonesia đã ban hành quy định về việc áp dụng chi trả dựa trên kết quả cho các sáng kiến cắt giảm khí phát thải như một phần của cơ chế giao dịch carbon.Indonesia cũng đã thông qua thuế carbon vào tháng 10 năm ngoái, trong đó nhằm vào ngành công nghiệp than đá của nước này.
Một số kế hoạch tài chính xanh nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng quốc gia cũng đã được công bố trong vài năm qua, thể hiện cam kết của Indonesia trong việc đạt được mục tiêu này.Tuy nhiên, vấn đề cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo trong khi vẫn phụ thuộc vào than đá như một trụ cột kinh tế sẽ đặt ra cho Indonesia những thách thức đáng kể trong tương lai.
Việc đưa ra các chương trình nghị sự và sáng kiến ưu tiên có thể đạt được sẽ là thách thức cụ thể đối với di sản nhiệm kỳ chủ tịch G20 của Indonesia, trong bối cảnh Jakarta đang muốn đạt tăng trưởng kinh tế cao đồng thời nâng cao vị thế quốc tế của mình.Các vấn đề bắt nguồn từ xung đột Nga-Ukraine, trao đổi thương mại thấp với G20, và những hạn chế trong quá trình chuyển đổi năng lượng quốc gia sẽ đặt ra những thách thức đáng kể cho Indonesia trong thời gian giữ chức Chủ tịch G20./.
- Từ khóa :
- Indonesia
- căng thẳng nga ukraine
- g20
- indonesia
- covid 19
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Indonesia dành 2 tỷ USD cho Dự án thủ đô mới trong năm 2023
16:19' - 15/04/2022
Ngân sách nhà nước Indonesia năm 2023 sẽ dành khoảng 27.000-30.000 tỷ rupiah (1,88-2 tỷ USD) cho dự án xây dựng thành phố thủ đô quốc gia mới (IKN).
-
Tài chính
Indonesia đầu tư 2,7 tỷ USD xây đường cao tốc thu phí
15:07' - 15/04/2022
Quỹ đầu tư quốc gia của Indonesia sẽ đầu tư 39.000 tỷ rupiah (2,72 tỷ USD) để xây dựng các tuyến đường cao tốc thu phí trên các đảo Sumatra và Java.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển đổi số: Động lực tăng trưởng mới của Indonesia
20:15' - 08/04/2022
Kinh tế kỹ thuật số có khả năng trở thành động lực tăng trưởng mới của Indonesia trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số đang làm thay đổi nhiều khía cạnh cuộc sống của con người.
-
Phân tích - Dự báo
G20 và RCEP - "chìa khóa" thúc đẩy sự phục hồi và phát triển toàn cầu hậu COVID-19
05:30' - 31/03/2022
Các tác giả cho rằng cách tốt nhất để chống lại xu hướng phi toàn cầu hóa là củng cố những kiến trúc hiện có của thương mại toàn cầu và gia tăng hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
G20 thảo luận việc chuẩn hóa các yêu cầu y tế khi mở cửa biên giới
16:34' - 28/03/2022
G20 đã khởi động các cuộc thảo luận trong nhóm nhằm chuẩn hóa các yêu cầu về y tế phục vụ cho việc nối lại hoạt động đi lại giữa các nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tái định hình tài chính quốc tế: Cơ hội của vàng
05:30'
Rủi ro địa chính trị cùng với bất ổn kinh tế gia tăng và chính sách thương mại biến động của Mỹ đang thúc đẩy các ngân hàng trung ương mua vàng.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán nickel trong giấc mơ xe điện của Ấn Độ
06:30' - 18/07/2025
Cam kết của Ấn Độ về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững phần lớn phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy nhanh sự thâm nhập của xe điện.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc: Những điểm sáng và thách thức tiềm ẩn
05:30' - 18/07/2025
Mặc dù có những điểm sáng, nhu cầu nội địa yếu kém vẫn là một gánh nặng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 17/07/2025
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30' - 17/07/2025
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.