Thách thức lớn với ngành nông nghiệp Australia
Theo Tạp chí The Conversation, người tiêu dùng Australia vốn quen với việc lựa chọn những loại trái cây và rau quả đẹp mắt. Tuy nhiên, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang khiến xuất hiện nhiều các sản phẩm rau củ quả bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu. Australia cần tìm ra cách thức để khiến người tiêu dùng suy xét lại và sẵn sàng chấp nhận những sản phẩm này như một giải pháp hạn chế lãng phí thực phẩm.
Tổn thất về kinh tế do lãng phí thực phẩm ở Australia là rất lớn. Ước tính, nền kinh tế quốc gia châu Đại Dương này mất 36,6 tỷ AUD (23 tỷ USD) mỗi năm vì lý do này. Một số lượng lớn các sản phẩm rau quả tươi của Australia không bao giờ được đưa lên kệ hàng vì chúng bị từ chối ngay tại trang trại vì lý do thẩm mỹ, chẳng hạn như hình thức, kích thước hoặc độ chín không đạt tiêu chuẩn.
Nhiều người hiểu rõ điều này từ lâu. Đây là lý do dẫn tới việc hình thành các phong trào kêu gọi sử dụng các thực phẩm “xấu xí”. Những sản phẩm rau củ quả từng bị từ chối đã được đổi tên thành “wonky” (“què quặt”) ở Anh, “ingloryious” (“không có tên tuổi”) ở Pháp, “naturally imperfect” (“không hoàn hảo một cách tự nhiên”) ở Canada hoặc “odd bunch” (“rau quả kỳ quặc”) ở Australia.
Mặc dù sự tồn tại của những chiến dịch này là rất đáng khen ngợi, nhưng vẫn còn một thách thức lớn khác liên quan đến việc tiếp thị nếu mọi người muốn giảm thiểu việc lãng phí thực phẩm, đó là chấp nhận các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi khí hậu. Nhìn chung, điều này ám chỉ các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết cực đoan hoặc điều kiện thời tiết vừa phải. Hạn hán - được dự đoán sẽ trở nên khắc nghiệt và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu - là một ví dụ về những sự kiện khí hậu như vậy.
Sản phẩm bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu trông giống thực phẩm “xấu xí” vì chúng thường nhỏ hơn các sản phẩm thông thường, bị biến dạng hoặc có bề mặt không hoàn hảo. Tuy nhiên, trái ngược với thực phẩm “xấu xí”, hương vị và kết cấu của sản phẩm bị ảnh hưởng bởi khí hậu có thể khá khác biệt. Dưới tác động của hạn hán, táo có thể sẽ trở nên ngọt hơn và có nhiều hạt hơn, ớt có thể sẽ cay hơn và hành tây cay hơn. Trong trường hợp hạn hán nhẹ hoặc vừa phải, những sản phẩm như vậy vẫn có thể ăn được.
Nghiên cứu gần đây của một số chuyên gia tại Đại học Tây Australia, Đại học Edith Cowan và Đại học Tasmania đã chỉ ra một sự thật “có vẻ khá phũ phàng”. Nhiều người tiêu dùng có xu hướng né tránh hoàn toàn các sản phẩm thực phẩm bị ảnh hưởng bởi khí hậu. Và nếu cân nhắc đến giá cả, họ sẽ không chọn chúng nếu chúng không được giảm giá.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên cũng đưa ra những khuyến nghị về cách thức khuyến khích mua những sản phẩm như vậy – bao gồm các thông điệp tiếp thị nhấn mạnh đến “khả năng thich nghi” của những sản phẩm rau quả chịu ảnh hưởng bởi khí hậu.
* Quá trình nghiên cứu
Nhóm tác giả đã tiến hành hai thí nghiệm riêng về cách thức lựa chọn sản phẩm của những người tiêu dùng khi mua trái cây và rau quả tươi. Một thí nghiệm được áp dụng với các sinh viên Australia, một thí nghiệm còn lại được áp dụng rộng hơn trong dân số Australia nói chung.
Những người tham gia được cho xem 8 loại táo khác nhau mô phỏng trong môi trường mua sắm, được mô tả bằng nhiều thuộc tính khác nhau bao gồm độ cứng, độ ngọt, hình thức và kích thước.
Những quả táo cũng được dán giá bán và thông tin về việc chúng được bán ở siêu thị hay chợ nông sản. Tất cả những quả táo bị ảnh hưởng bởi khí hậu đều được đính kèm thông điệp “khả năng thich nghi”: “táo thích nghi và sống sót sau hạn hán”.
Nhóm tác giả đã tìm cách kiểm tra xem các đặc tính "cảm quan" của sản phẩm (cách thức chúng tác động đến các giác quan khác nhau của con người) cũng như mức độ đồng cảm với người nông dân tác động như thế nào đến ý định của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và mức giá họ sẵn sàng trả cho chúng.
Nhóm đã phát hiện ra rằng khi độ cứng, kích thước và tính thẩm mỹ của táo được người tiêu dùng cân nhắc, trong khi sự đồng cảm đối với những người nông dân ở mức thấp, người tiêu dùng có xu hướng tránh các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi khí hậu. Thay vào đó, họ lựa chọn các sản phẩm thay thế không bị ảnh hưởng bởi khí hậu với giá thành cao hơn (tuy nhiên không có hiệu ứng tương tự đối với độ ngọt của táo).
Phát hiện trên có thể không đáng ngạc nhiên, nhưng vẫn đáng lo ngại. Nếu những người nông dân không thể tái sử dụng các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi khí hậu - chế biến chúng thành bơ hoa quả, mứt, sinh tố hoặc thức ăn chăn nuôi, thì các sản phẩm đó không thể đi vào chuỗi cung ứng và có thể trở thành chất thải.
Các chiến dịch trước đây ủng hộ sử dụng trái cây và rau quả “xấu xí” cũng có thể không giúp ích nhiều cho vấn đề này. Các chiến dịch này nhấn mạnh vào hương vị và kết cấu không bị ảnh hưởng của sản phẩm. Việc tiếp thị các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi khí hậu cần một cách tiếp cận khác.
* Vấn đề là giá thành sản phẩm
Khi giá cả đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng, họ chọn các sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, bất kể mức độ đồng cảm của họ với những nông dân ở mức độ nào. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ sẵn sàng mua các sản phẩm đã được giảm giá.
Có vẻ như đó là một kết quả tích cực hơn. Nhưng kỳ vọng của người tiêu dùng rằng “sản phẩm bị ảnh hưởng bởi khí hậu sẽ luôn được giảm giá” có thể gây bất lợi cho những người nông dân có biên lợi nhuận thấp và làm giảm giá trị của các sản phẩm này như một nguồn tài nguyên vẫn có thể sử dụng được.
* Sức mạnh của thông điệp “khả năng chống chịu”
Điều quan trọng là chúng tôi thấy rằng khi thông điệp “khả năng chống chịu” được người tiêu dùng đồng cảm, họ có xu hướng cân nhắc đến táo chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nhiều hơn. Điều này cũng đúng ngay cả khi sự đồng cảm của họ đối với nông dân ở mức độ thấp.
Do vậy, có thể thấy rằng khi sự đồng cảm đối với những người nông dân không còn hiệu quả, việc tận dụng các thông điệp tiếp thị nhấn mạnh vào “khả năng chống chịu” của sản phẩm có thể là một hướng đi khác đáng để khám phá.
Nhóm nghiên cứu hiện đang tìm hiểu để đưa ra một loại thông điệp nào đó phù hợp liên quan đến “khả năng chống chịu” của rau củ quả để có thể khuyến khích việc mua các sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Trong nhiều năm, người Australia đã quen với việc chỉ mong đợi những loại trái cây và rau quả đẹp mắt. Trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết cực đoan không có khả năng giảm bớt, các sản phẩm rau củ quả bị ảnh hưởng bởi khí hậu sẽ vẫn tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Nếu muốn người tiêu dùng chấp nhận các sản phẩm đó, Australia cần phải tìm ra cách thức truyền đạt thông điệp và khiến người tiêu dùng hiểu về hương vị và kết cấu khác biệt của các sản phẩm này, và suy xét lại về những gì mà người tiêu dùng nước này sẵn sàng chấp nhận.
- Từ khóa :
- australia
- nông nghiệp australia
- biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Công nghệ
Chính phủ Australia cấm cửa DeepSeek
16:58' - 05/02/2025
Australia đã cấm mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek khỏi tất cả các thiết bị của chính phủ do quan ngại rủi ro về vấn đề an ninh và quyền riêng tư.
-
Kinh tế & Xã hội
Australia sẽ trở thành đối tác du lịch của ASEAN
13:15' - 01/02/2025
Các bộ trưởng du lịch ASEAN đã nhất trí thành lập Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN - Australia, một sáng kiến mới nhằm thúc đẩy sự hợp tác sâu sắc hơn trong lĩnh vực du lịch.
-
Phân tích - Dự báo
Bí mật kinh tế của Australia
05:30' - 25/01/2025
Kỳ vọng rằng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Australia kể từ năm 2020 sẽ diễn ra vào giữa tháng 2/2025 đã được thúc đẩy khi chỉ số lạm phát cơ bản của tháng 11/2024 giảm nhẹ hơn dự kiến.
-
Phân tích - Dự báo
Cơn sốt giá cà phê ở Australia: Bài toán cung cầu toàn cầu
05:30' - 24/01/2025
Trong bối cảnh nhu cầu vượt xa nguồn cung và biến đổi khí hậu đang định hình lại các điều kiện trồng trọt, ngành công nghiệp cà phê thế giới phải đối mặt với một tương lai bấp bênh.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng trung ương Australia đã sẵn sàng hạ lãi suất?
05:30' - 19/01/2025
Trong nhiều tháng gần đây, đã có một loạt lý do không hồi kết “cản đường” RBA hành động, trong đó đặc biệt đáng chú ý là vấn đề năng suất kém, bất kể thị trường việc làm vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều CEO hàng đầu dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái trong 6 tháng tới
11:00'
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng sáu tháng tới.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho ngành cà phê Cuba
05:30'
Cà phê không chỉ là thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng văn hóa của người dân Cuba.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán khó về chiến lược phát triển xe điện của Australia
06:30' - 14/04/2025
Nỗ lực chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Australia vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, qua đó hỗ trợ tăng cường an ninh năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Câu hỏi về chủ quyền công nghiệp của châu Âu
05:30' - 14/04/2025
Quyết định mới đây của liên doanh Automotive Cells Company (ACC) hợp tác với một đối tác Trung Quốc nhằm giải cứu dây chuyền sản xuất pin tại Pháp đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.