Thái Lan đánh giá tác động kinh tế của xung đột Israel-Hamas
Cuộc xung đột ở Dải Gaza có thể sẽ tác động lan tỏa đến giá năng lượng và ảnh hưởng đến các đối tác thương mại khác của Thái Lan trong khu vực. Theo Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế của Thái Lan, Israel là đối tác thương mại lớn thứ 40 của nước này trên phạm vi toàn cầu và xếp thứ 6 ở khu vực Trung Đông.
Trong giai đoạn tháng 1-8/2023, kim ngạch thương mại giữa Thái Lan và Israel đạt 857 triệu USD, tăng 1,15%. Thái Lan xuất khẩu sang Israel 546 triệu USD, tăng 12,6%, trong khi nhập khẩu từ Israel giảm 14,2% xuống còn 311 triệu USD.
Về du lịch, Israel được coi là thị trường mới nổi của Thái Lan trước đại dịch COVID-19, thu hút 194.081 lượt khách trong năm 2019. Năm nay, Israel là một trong số ít thị trường có thành tích vượt trội so với số liệu trước đại dịch, với khoảng 190.000 lượt khách đã đến Thái Lan trong giai đoạn tháng 1-9/2023, chủ yếu là các gia đình, với mức chi tiêu trung bình là 70.000 baht (gần 2.000 USD) cho mỗi chuyến đi, cao hơn mức trung bình của thị trường là 48.000 baht (1.370 USD).
Theo các chuyên gia, xung đột địa chính trị thường gây ra những hậu quả không lường trước được và Thái Lan phải đối mặt với rủi ro kinh tế nếu không có kế hoạch phù hợp để giảm thiểu tác động.
* Nhu cầu cao về thực phẩm
Ông Phusit Ratanakul Sereroengrit, Tổng Giám đốc Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế, nhấn mạnh nếu kinh tế Israel bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nước này có thể thay đổi hoạt động thương mại, đầu tư và thương mại với các nước khác, trong đó có Thái Lan.
Ông Phusit cho biết, nếu xung đột được giải quyết trong vòng 1-2 tuần, Israel có thể phục hồi tương tự như các xung đột trước đây. Tuy nhiên, nếu chiến tranh kéo dài, nền kinh tế và niềm tin kinh doanh của Israel sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Thái Lan có thể có cơ hội tăng xuất khẩu sang Israel, bao gồm gạo, thủy sản đóng hộp, trái cây chế biến, cao su và các sản phẩm từ cao su, dụng cụ y tế và dược phẩm.
Trong khi đó, theo ông Phusit, các tác động tiêu cực có thể bao gồm chi phí về thời gian và vận chuyển cao hơn đối với các sản phẩm của Thái Lan tới Israel hay hàng nhập khẩu từ Trung Đông như kim cương, phân bón và hóa chất.
Ông cho biết, mặc dù Thái Lan có thể mở rộng xuất khẩu thực phẩm, nhưng việc vận chuyển các mặt hàng không thiết yếu sang Israel như ô tô và phụ tùng ô tô, đồ trang sức và đá quý có thể bị ảnh hưởng do người tiêu dùng Israel giảm mua hàng trong thời kỳ chiến tranh.
Ngoài ra, các doanh nhân Israel có thể trì hoãn việc đi tham dự các triển lãm thương mại ở Thái Lan.
Chuyên gia này nói: “Văn phòng Xúc tiến Thương mại Quốc tế tại Tel Aviv đang theo dõi tình hình kinh tế và thương mại hàng ngày, phân tích các tác động và đề xuất giải pháp kịp thời”.
Ông Phusit lưu ý thêm rằng Cục Xúc tiến Thương mại Quốc tế cũng tham gia thảo luận với khu vực tư nhân để hiểu những trở ngại và cơ hội xuất khẩu tiềm năng để Thái Lan thay thế thị trường Israel nếu xung đột kéo dài.
5 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan sang Israel bao gồm ô tô và linh kiện ô tô, đá quý và đồ trang sức, hải sản đóng hộp và chế biến, gỗ và các sản phẩm gỗ, và gạo. 5 mặt hàng nhập khẩu hàng đầu từ Israel bao gồm kim cương đánh bóng và đồ trang sức, phân bón, máy móc và linh kiện điện, bảng mạch điện tử, rau, trái cây và gia vị làm từ rau và trái cây.
Bên cạnh đó, có khoảng 29.000 công nhân Thái Lan làm việc trong ngành nông nghiệp ở Israel.
* Bối cảnh lịch sử
Ông Ratasak Piriyanont, Phó Chủ tịch kiêm chiến lược gia vĩ mô tại Kasikorn Securities, cho biết cuộc xung đột Israel-Hamas hiện nay là cuộc giao tranh căng thẳng nhất giữa hai bên trong 50 năm qua.
Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 khiến chỉ số S&P của Phố Wall sụt giảm 60% trong một năm, giá dầu tăng vọt 11 USD/thùng và giá vàng tăng vọt từ 100 USD/ounce lên 160 USD/ounce.
Ông Ratasak cho biết, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã giảm mạnh từ mức hơn 6% trước Chiến tranh Yom Kippur xuống dưới 2% vào năm 1974.
Phó Chủ tịch Ratasak Piriyanont nói: “Nếu xung đột giữa Hamas và Israel không kéo dài, chẳng hạn như 1-2 tuần, thì tác động kinh tế có thể rất nhỏ”.
* Tác động hạn chế
Ông Poonpong Naiyanapakorn, Tổng Giám đốc Văn phòng Chiến lược và Chính sách thương mại Thái Lan, đánh giá cuộc giao tranh dự kiến sẽ có tác động gián tiếp đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Ông Poonpong cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng phục hồi thận trọng, với chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và chi phí sản xuất.
Căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể khiến giá năng lượng tăng trong thời gian còn lại của năm 2023, làm suy yếu nỗ lực của các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia trong việc kiểm soát lạm phát.
Ông Poonpong cho hay điều này có thể dẫn đến một chu kỳ lạm phát tiếp theo, làm chậm lại nền kinh tế toàn cầu và thương mại quốc tế. Ông Poonpong lưu ý thêm rằng nếu cuộc xung đột chỉ giới hạn ở một khu vực cụ thể ở Gaza và không có việc đóng cửa biên giới hay gián đoạn hoàn toàn hệ thống giao thông thì điều đó khó có thể ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu của Thái Lan.
Do Israel và Palestine không phải là đối tác thương mại lớn của Thái Lan và Thái Lan có kim ngạch thương mại đối với các nước này tương đối thấp so với tổng khối lượng toàn cầu nên cuộc xung đột khó có thể tác động đáng kể đến hoạt động thương mại của Thái Lan.
Dù vậy, ông Poonpong cho biết, Thái Lan vẫn có thể cảm nhận được tác động gián tiếp từ thị trường dầu thô đầy biến động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và vận chuyển dầu ở Đông Nam Á.
Theo ông Poonpong, giao tranh kéo dài sẽ làm thay đổi chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế và bảo hiểm, đặc biệt là trên các tuyến đường bị ảnh hưởng bởi xung đột và sự chậm trễ trong vận chuyển.
Nếu xung đột Israel-Hamas lan rộng thành xung đột khu vực, xuất khẩu sang khu vực Trung Đông sẽ bị ảnh hưởng.
* Địa chính trị
Ông Somjai Phagaphasvivat, một nhà phân tích chính trị độc lập, cho hay ông tin rằng xung đột giữa Israel và Hamas sẽ không leo thang thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn.
Ông Somjai cho biết, các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ hầu hết đang quan sát vì xung đột ít ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của họ. Tuy nhiên, Israel leo thang cuộc chiến tranh bóng tối kéo dài chống lại Iran, đối thủ có thể trả đũa bằng cách nhắm vào eo biển Hormuz, tuyến đường thủy quan trọng cho sự vận chuyển gần 17 triệu thùng dầu thô và dầu ngưng tụ mỗi ngày.
Ngoài ra, xung đột có thể leo thang nếu các phe phái chiến binh khác ở Palestine và Syria cùng tham gia tấn công Israel. Ông Somjai cho hay do lo ngại xung đột có thể bùng phát thành một cuộc chiến tranh khu vực, giá dầu toàn cầu, thị trường chứng khoán và giá vàng có thể biến động.
* Vấn đề chuỗi cung ứng
Ông Somjai nhấn mạnh, cuộc xung đột Nga-Ukraine và đại dịch COVID-19 đã có tác động đáng kể, gây ra sự gián đoạn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Những nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể sớm được giải quyết, khiến các công ty chuyển sự chú ý sang việc đưa sản phẩm về nước như một chiến lược thay thế. Khái niệm này liên quan đến việc đưa sản xuất trở lại nước xuất xứ, trước đây vốn được gia công tại các nước khác, để kiểm soát chi phí.
Ông Somjai cho hay một lựa chọn khác là "nước kề cận", có nghĩa là chuyển các hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ của công ty cho sang khu vực gần đó, điển hình là khu vực có Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Một chiến lược bổ sung đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây là "friendshoring", nghĩa là tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia được coi là đồng minh chính trị và kinh tế. Ông cho rằng Thái Lan dự kiến sẽ nhận được ít lợi ích hơn từ chuỗi cung ứng quốc tế mới vì Mỹ không cam kết mạnh mẽ với Thái Lan.
Ông Weerawat Wirotpoka, Giám đốc cấp cao về phân tích chứng khoán tại Finansia Syrus Securities Plc, cho biết xung đột ở Trung Đông có thể khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhận ra rằng họ không cần thiết phải tăng lãi suất thêm nữa.
* Hàng không
Ông Siripakorn Cheawsamoot, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), cho biết xung đột ở Trung Đông không nên lan sang các nước khác trong khu vực.
Trong khi đó, hãng hàng không El Al Israel Airlines đã yêu cầu tăng chuyến bay đến Phuket từ 2-3 chuyến lên 4 chuyến mỗi tuần để phục vụ nhu cầu cao hơn, cả từ du khách Israel muốn trở về nước và sức mua cao của những người Israel muốn đi du lịch nước ngoài để tìm kiếm nơi ở tạm.
Các chuyến bay giữa Thái Lan và Israel trong tuần qua đã kín chỗ, trong khi các thị trường trọng điểm khác như Saudi Arabia, dự kiến có 200.000 lượt khách đến Thái Lan trong năm nay, vẫn có hai lựa chọn hãng hàng không là Thai Airways và Saudia Airlines.
Ông Siripakorn nhấn mạnh: “Mặc dù các diễn biến vẫn chưa thể đoán trước nhưng TAT dự báo cuộc xung đột này sẽ không lan sang các nước khác… Khu vực Trung Đông vẫn có tiềm năng phát triển trong năm nay dựa trên kết quả đạt được trong nửa đầu năm”./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không hủy chuyến bay tới Israel sau diễn biến tại Trung Đông
07:55' - 17/10/2023
Hãng hàng không TUI cho biết vẫn chưa có quyết định nào liên quan đến đường bay này.
-
Kinh tế Thế giới
Tình trạng ùn ứ tàu tại các cảng của Israel gia tăng
14:13' - 16/10/2023
Theo các số liệu và các nguồn tin, tình trạng ùn ứ tàu tại các cảng của Israel gia tăng, trong khi hầu hết các cảng vẫn duy trì hoạt động.
-
Thời sự
Bộ Ngoại giao khuyến cáo đối với công dân Việt Nam tại Israel
14:34' - 15/10/2023
Chiều 15/10/2023, Bộ Ngoại giao cho biết, tình hình xung đột tại Israel đang diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao đã có khuyến cáo với công dân Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Xung đột Hamas - Israel: Phản ứng của các doanh nghiệp nước ngoài tại Israel
15:01' - 14/10/2023
Các công ty toàn cầu đã tạm thời dừng một số hoạt động tại Israel và yêu cầu nhân viên làm việc từ xa sau khi giao tranh bùng phát dữ dội giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas vào cuối tuần trước.
-
Chuyển động DN
Thêm một hãng hàng không dừng các chuyến bay từ Israel
10:08' - 14/10/2023
Hãng hàng không Thụy Sỹ ngày 13/10 thông báo tạm dừng các chuyến bay đưa công dân về nước từ Israel cho tới khi có thông báo mới.
-
Kinh tế Thế giới
Xung đột Hamas-Israel: Israel ngăn chặn tình trạng thiếu hàng hóa
08:10' - 14/10/2023
Ngày 13/10, Bộ Kinh tế Israel cho biết nước này sẽ tạo điều kiện miễn các thủ tục kiểm tra và thông quan đối với hàng chục mặt hàng nhập khẩu để ngăn chặn tình trạng thiếu hàng hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.