Thái Lan đẩy nhanh thực hiện kế hoạch Hành lang Kinh tế phía Đông
Ủy ban Chính sách Hành lang Kinh tế phía Đông của Thái Lan do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chủ trì đã nhất trí với bản dự thảo hợp đồng phát triển sân bay U-tapao do Hải quân Thái Lan quản lý trị giá 290 tỷ baht (hơn 9 tỷ USD).
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, truyền thông sở tại ngày 22/5 đưa tin dự án Thành phố Sân bay miền Đông tại sân bay U-tapao là một trong 5 đại dự án trong chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ Thái Lan tại Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC).
Theo kế hoạch, sau khi được Nội các thông qua, Hải quân Thái Lan sẽ ký hợp đồng 50 năm với liên doanh BBS để thực hiện dự án này trên một khu vực rộng hơn 10 km2 bao gồm nhà ga hành khách thứ 3 tại sân bay U-tapao; một cửa ngõ thương mại cùng một trung tâm vận chuyển mặt đất; một trung tâm bảo trì, sửa chữa và đại tu; một khu phức hợp hàng hóa; và một trung tâm đào tạo hàng không. Ước tính, dự án sẽ tạo ra thu nhập cho Chính phủ Thái Lan khoảng 305 tỷ baht từ tiền cho thuê đất và chia sẻ lợi nhuận và 62 tỷ baht từ tiền thuế. Ngoài ra, dự án cũng sẽ tạo ra 15.600 việc làm trong vòng 5 năm.
Tổng thư ký Văn phòng EEC Kanit Sangsubhan cho hay dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2023 cùng với tuyến đường sắt cao tốc nối ba sân bay lớn là Don Mueang, Suvarnabhumi và U-tapao. Hai tiểu ban đã được thành lập nhằm đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai đại dự án này.
Dự án Thành phố Sân bay được thiết kế là một trung tâm công nghiệp, du lịch, hậu cần và hàng không trong EEC, đồng thời bao gồm cả việc phát triển đô thị trong bán kính 30 km từ sân bay.
EEC, trải rộng trên 3 tỉnh Rayong, Chon Buri và Chachoengsao với 34 khu công nghiệp và 6.033 nhà máy, là một kế hoạch đầy tham vọng của Chính phủ Thái Lan nhằm tái cơ cấu và khôi phục nền kinh tế để đưa đất nước phát triển.
Năm đại dự án của EEC có tổng giá trị 695 tỷ baht, trong đó có 2 dự án đã được ký hợp đồng hồi năm ngoái là tuyến đường sắt cao tốc dài 220 km nối ba sân bay lớn trị giá 225 tỷ baht và giai đoạn ba cảng biển Map Ta Phut trị giá 55,4 tỷ baht. Ba dự án chưa được ký hợp đồng là thành phố hàng không U-tapao trị giá 290 tỷ baht; trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu (MRO) trị giá 10,6 tỷ baht; và giai đoạn ba cảng biển Laem Chabang trị giá 114 tỷ baht.
Đầu năm nay, Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak đã yêu cầu Văn phòng EEC phải đẩy nhanh việc ký hợp đồng với các công ty tư nhân đối với 3 đại dự án còn lại. Ông Somkid nhấn mạnh tất cả những đại dự án trên phải bắt đầu xây dựng trong năm 2020, đặc biệt là thành phố hàng không U-tapao và trung tâm MRO./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Thương mại trực tuyến của Thái Lan sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2021
09:46' - 22/05/2020
Thương mại điện tử của Thái Lan, trừ tham gia giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp (B2B), được trang web mua sắm chuyên về so sánh giá cả Priceza dự báo sẽ tăng 35% trong năm 2020.
-
Chuyển động DN
Panasonic sẽ chuyển các dây chuyền sản xuất máy giặt và tủ lạnh từ Thái Lan sang Việt Nam
20:55' - 21/05/2020
Hãng Panasonic Corp. (Nhật Bản) cho biết sẽ chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất máy giặt và tủ lạnh từ nhà máy tại Thái Lan sang Việt Nam, nơi hãng có cơ sở sản xuất thiết bị lớn nhất ở Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan sẽ xây nhà máy khử mặn nước biển đối phó với hạn hán
07:04' - 20/05/2020
Theo kế hoạch, nhà máy khử mặn nước biển này có công suất 300.000m3 nước mỗi ngày và sẽ được xây dựng thông qua một liên doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ
08:22'
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Đức, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03'
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục khẳng định không tham gia trừng phạt Nga
08:01'
Ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Ankara không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Lệnh cấm nhập khẩu vàng khiến Nga thiệt hại 19 tỷ USD/năm
07:44'
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng lệnh cấm nhập khẩu vàng từ Nga sẽ khiến Moskva mất đi nguồn doanh thu hàng năm lên đến 19 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
BIS: Các ngân hàng trung ương phải ngăn chặn lạm phát kéo dài
07:10'
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) nhấn mạnh các ngân hàng trung ương trên thế giới phải ngăn chặn tình trạng lạm phát kéo dài và trở nên khó thay đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Tìm giải pháp chống lạm phát và suy thoái
18:55' - 26/06/2022
Trưa 26/6 (theo giờ Đức), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước G7 tán thành cấm nhập khẩu vàng của Nga
17:31' - 26/06/2022
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhất trí cấm nhập khẩu vàng của Nga như một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép buộc Moskva phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine không có kế hoạch thúc đẩy gia nhập NATO trong tương lai gần
14:41' - 26/06/2022
Ukraine vừa cho biết nước này không có kế hoạch tiến hành bất kỳ điều gì liên quan đến tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong tương lai gần.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà lãnh đạo G7 tìm hướng giải quyết những vấn đề cấp bách
11:14' - 26/06/2022
Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong các ngày 26-28/6 sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau, bang Bayern, miền Nam nước Đức.