Thái Lan đưa cửa hàng trái cây lưu động đến từng ngõ xóm
Bộ Thương mại Thái Lan vừa cho ra mắt hệ thống các cửa hàng bán lẻ trái cây lưu động tại thủ đô Bangkok với giá thấp nhằm hỗ trợ nông dân tiêu thụ trái cây thừa trong mùa thu hoạch, đồng thời đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân về thực phẩm tươi khi có nhiều người ở nhà phòng tránh dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, các cửa hàng lưu động này là những chiếc xe bán tải chở theo trái cây cùng với rau xanh và hàng tiêu dùng đi bán rong tại các ngõ và cộng đồng trong vùng đô thị Bangkok. Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit cho biết sáng kiến cửa hàng bán trái cây lưu động được đưa ra với sự hợp tác của khu chợ bán buôn thực phẩm lớn nhất Đông Nam Á ở tỉnh Pathum Thani có tên gọi là Talaad Thai Market.Bước đầu đã có 350 xe bán tải tham gia và Công ty Trao đổi Nông nghiệp Thái Lan (Thai Agro Exchange) quản lý chợ Talaad Thai đang tuyển thêm lao động thất nghiệp hoặc người dân để mở rộng hoạt động.
Những người muốn tham gia cần có xe tải và tiền mặt vào khoảng 8.000 -15.000 baht (246-461 USD) để mua thực phẩm tươi, rau xanh và đồ tạp hóa có sẵn tại chợ Talaad Thai. Ước tính mỗi chủ xe mỗi ngày sẽ thu lãi được 2.000 baht (61,50 USD). Cùng với đó, hiện mỗi ngày có khoảng 500 xe bán rong tới mua thực phẩm tươi, trái cây và đồ tạp hóa tại chợ Talaad Thai và tỏa đi bán cho người dân ở những khu vực ngoại ô Bangkok như Pathum Thani, Samut Prakan và Nonthaburi. Truyền thông sở tại dẫn lời ông Chokchai Kolsrichai, Phó Chủ tịch Ban điều hành Thai Agro Exchange, cho biết việc gia tăng những người bán tạp hóa rong là để đáp ứng nhu cầu khi có nhiều khách hàng nấu ăn tại nhà, cũng như hỗ trợ người thất nghiệp, nông dân và người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn này. Theo ông Chokchai, nguồn cung trái cây nội địa ở Thái Lan dự kiến sẽ thừa trong năm nay do lượng hàng bán sang Trung Quốc sẽ giảm mạnh vì dịch COVID-19. Thai Agro Exchange cũng có kế hoạch tuyển thêm những xe lưu động để bán trái cây theo vụ trong thời gian từ tháng Tư đến tháng Bảy.Trong vài năm trở lại đây, xuất khẩu trái cây đã trở thành “ngôi sao” mang lại thu nhập cho Thái Lan, chủ yếu là nhờ nhu cầu tiêu thụ cao của người dân Trung Quốc.
Thái Lan hiện là nước xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc lớn thứ ba, sau Việt Nam và Malaysia. Số liệu được công bố trên truyền thông cho thấy xuất khẩu trái cây tươi của quốc gia Đông Nam Á này sang Trung Quốc đã tăng gần 50% trong năm 2018, đạt 700.000 tấn và tăng thêm 123% trong nửa đầu năm 2019.
Từ tháng 1-10/2019, giá trị trái cây xuất khẩu của nước này đạt 3,2 tỷ USD, đưa Thái Lan trở thành nước xuất khẩu trái cây lớn thứ 6 thế giới, sau Tây Ban Nha, Hà Lan, Mexico, Mỹ và Chile. Trước đó, Bộ Thương mại Thái Lan cũng đã cho ra mắt 200 xe bán đồ tạp hóa lưu động thuộc hệ thống bình ổn giá Cờ xanh (Pracharat Blue Flag) nhằm bổ sung cho những nỗ lực của Chính phủ hạ thấp chi phí sinh hoạt của người dân và kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19.Những cửa hàng lưu động này bán hàng tiêu dùng như gạo, trứng, dầu ăn, đường, mì ăn liền, cá đóng hộp và nước rửa tay… tại vùng đô thị Bangkok. Bộ Thương mại còn có kế hoạch mở thêm 400-500 cửa hàng lưu động như vậy ở các khu vực khác./.
>>Xuất khẩu gặp khó, Thái Lan đẩy mạnh tiêu thụ trái cây trong nướcTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của COVID-19 đối với thị trường xuất khẩu nông sản tươi thế giới
06:00' - 09/04/2020
Các biện pháp phòng chống sự lây lan dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông sản tươi toàn cầu với những tác động tới nhu cầu, nguồn lao động, hậu cần vận chuyển và thị trường tiêu thụ.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng kinh tế Thái Lan dưới tác động của COVID-19
06:00' - 07/04/2020
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) dự báo sự suy giảm của kinh tế nước này sẽ chạm đáy trong quý II/2020 trước những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26'
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.