Thái Lan và giấc mộng nối liền tuyến vận tải biển quốc tế
Đây được coi là một phương án có thể giúp cắt giảm thời gian vận chuyển khoảng hai ngày so với tuyến đường vận chuyển truyền thống hiện nay là đi qua eo biển Malacca.
* Trở thành "con hổ kinh tế" của Đông Nam Á một lần nữa
Ý tưởng về một tuyến đường thương mại cắt ngang bán đảo Malaysia đã tồn tại từ thế kỷ XVII và đang rầm rộ trở lại do chính phủ hiện tại của Thái Lan muốn triển khai các dự án công trình công cộng lớn để "trẻ hóa" nền kinh tế. Tuy nhiên, một số ý kiến chỉ trích cho rằng dự án này sẽ tiêu tốn một khoản chi phí khổng lồ và có khả năng hủy hoại môi trường.
Khi nhìn vào bản đồ thế giới, đất nước Thái Lan hiện lên giống hình ảnh của một chú voi con, với "chiếc vòi" là bán đảo Malaysia trải dài về phía Nam. Phần diện tích hẹp nhất trên bán đảo là eo đất Kra chỉ có chiều ngang khoảng 44 km, nằm giữa Vịnh Thái Lan ở phía Đông và Biển Andaman ở phía Tây.
Việc xây một tuyến đường vận tải từ Đông sang Tây đi qua eo đất Kra được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng 1.200 km quãng đường mà các tàu hàng phải di chuyển để vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực Đông Á, Trung Đông và châu Âu. Hiện tại, lựa chọn duy nhất dành cho các tàu hàng là hướng về phía Nam, đi qua eo biển Malacca.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hồi tháng 10/2020 đã yêu cầu thực hiện nghiên cứu về tính khả thi của việc xây dựng một cây cầu cạn bắc qua eo đất Kra. Kế hoạch là xây thêm cảng để phục vụ các tàu hàng lớn ở hai tỉnh phía Nam là Ranong và Chumphon, sau đó nối liền hai cảng này, mỗi cảng cách nhau khoảng 130 km, với cách hệ thống đường sắt, đường cao tốc và đường ống dẫn dầu.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Thái Lan Saksayam Chidchob đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một cây cầu trên đất liền tại một hội thảo kinh doanh vào tháng Sáu năm nay. Ông nói: "Chúng tôi sẽ mở đường để Thái Lan trở thành 'con hổ kinh tế' của Đông Nam Á một lần nữa".
Bộ trưởng Chidchob tin rằng sự ra đời của một cây cầu cạn bắc qua eo đất Kra sẽ không chỉ khiến tuyến đường qua eo biển Malacca trở nên lỗi thời mà còn giúp Bangkok thu hút đầu tư từ các công ty nước ngoài nếu một đặc khu kinh tế được thành lập trong khu vực này.
* Có đáng để đánh đổi?
Ý tưởng xây dựng cây cầu cạn nối Vịnh Thái Lan và Biển Andaman được đưa ra để thay thế cho kế hoạch xây dựng kênh đào Kra - được cho là tốn kém hơn - đã được Chính phủ Thái Lan cân nhắc từ rất lâu.
Thái Lan đã từng có ý tưởng đào một con kênh đi xuyên bán đảo Malaysia từ năm 1677 và đã đề nghị nước Pháp hỗ trợ tiến hành khảo sát. Ferdinand de Lesseps, nhà ngoại giao Pháp nổi tiếng thời đó với ý tưởng về kênh đào Suez của Ai Cập sau này trở thành hiện thực, cũng đã đến thăm eo đất Kra vào năm 1882.
Vào đầu thế kỷ này, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra cũng đã tiến hành một nghiên cứu về tính khả thi của kênh đào Kra. Tuy nhiên, dự án này đã đổ vỡ sau cuộc đảo chính năm 2006.
Việc xây dựng một con kênh là cực kỳ đắt đỏ, với chi phí ước tính khoảng 30 tỷ USD. Trong khi đó, việc kết nối Vịnh Thái Lan và Biển Andaman là rất khó về mặt kỹ thuật bởi vùng nước hai bên chênh lệch nhau đến vài mét về độ cao, trong khi những bất ổn địa chính trị dọc đường biên giới Thái Lan-Malaysia cũng là vấn đề cần cân nhắc.
Chính vì thế, Thái Lan hiện nghiêng về phương án xây dựng một cây cầu trên cạn. Đây là lựa chọn dễ dàng hơn về mặt xây dựng, đồng thời có mức chi phí phải chăng hơn.
Khi các điều kiện tài chính công xấu đi vì đại dịch COVID-19, Thái Lan kỳ vọng có thể thu hút đầu tư từ các chính phủ và công ty nước ngoài thông qua quan hệ đối tác công tư (PPP).
Trong một báo cáo được công bố vào tháng 1/2021, Viện ISEAS-Yusof Ishak, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Singapore, cho rằng việc xây dựng một cây cầu trên đất liền ở Thái Lan sẽ tiêu tốn khoảng 60 tỷ baht (tương đương 1,85 tỷ USD), theo ước tính của chính phủ nước này, ít hơn đáng kể so với chi phí xây dựng kênh đào Kra.
Mặc dù vậy, giấc mộng về kênh đào Kra vẫn chưa tắt hẳn. Hiệp hội Kênh đào Thái Lan, bao gồm các cựu quân nhân và chính trị gia nước này, đã vận động chính phủ xây dựng một con kênh với lý do là lựa chọn này sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực miền Nam Thái Lan. Pradit Boonkerd, Tổng thư ký Hiệp hội Kênh đào Thái Lan, cho biết: "Một chiếc cầu đường bộ có ít lợi thế hơn vì người ta cần phải chuyển hàng hóa sang hệ thống đường sắt và xe tải tại các cảng".
Trong khi đó, Trung Quốc cũng được cho là đang quan tâm đến dự án kênh đào Kra khi nước này thúc đẩy sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI). Khi một con kênh được xây dựng, Bắc Kinh sẽ không còn phải vận chuyển hàng hóa qua eo biển Malacca, nơi có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ, mỗi khi nhập khẩu dầu thô từ Trung Đông.
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù Chính phủ Thái Lan có xây dựng một cây cầu trên đất liền hay một con kênh, song quy mô của dự án sẽ rất lớn và gây tổn hại về môi trường. Dự án cầu cạn đã vấp phải sự phản đối của cư dân gần khu vực dự kiến xây dựng. Vào tháng 12/2020, Mạng lưới Nhân dân Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường ở hai tỉnh Songkhla và Satun đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Bangkok.
Somboon Khamheng, một điều phối viên của mạng lưới này, đã nói rằng các biện pháp kích thích kinh tế đi kèm với phá hoại môi trường là không cần thiết và hiện có rất nhiều người dân đang sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của khu vực này để kiếm sống.
Liệu giấc mơ ấp ủ bấy lâu của Thái Lan có thành hiện thực? Một quan chức Chính phủ Nhật Bản tỏ ra nghi ngờ về điều này và cho biết ông không chắc rằng giá trị kinh tế của dự án có xứng đáng với chi phí bỏ ra hay không. Câu trả lời có lẽ sẽ xuất hiện vào năm 2023, khi các nghiên cứu khả thi mới nhất của chính phủ được công bố./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Thái Lan xây dựng tương lai mới cho ngành thủy sản
10:52' - 18/09/2021
Sau khi bị Ủy ban châu Âu (EC) áp "thẻ vàng" do các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), Thái Lan đã bắt đầu một cuộc cải cách cơ bản ngành thủy sản.
-
Kinh tế tổng hợp
Thái Lan quyết tâm mở cửa cho du lịch
14:07' - 16/09/2021
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh cho các bộ ngành khác nhau đẩy nhanh công tác chuẩn bị để thúc đẩy du lịch đồng thời lưu ý những hạn chế để phòng chống đại dịch COVID-19.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mở rộng kinh doanh ngân hàng xuyên biên giới giữa Thái Lan và Malaysia
08:30' - 16/09/2021
Các ngân hàng ở Thái Lan và Malaysia được mời bày tỏ quan tâm đến việc trở thành QAB ở Malaysia hoặc Thái Lan.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
07:10' - 16/09/2021
Dự báo của Trung tâm Thông tin Kinh tế thuộc SCB đã giảm so với ước tính tăng trưởng 0,9% đưa ra hồi tháng Bảy.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan thông qua biện pháp thu hút người giàu nước ngoài sinh sống lâu dài
19:46' - 14/09/2021
Nội các Thái Lan đã thông qua các biện pháp thu hút những người nước ngoài có “tiềm năng cao” ở lại nước này, đặt mục tiêu có 1 triệu cư dân mới giàu có trong 5 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18'
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.