Thái Nguyên và chiến lược thu hút FDI "thế hệ mới"
Kể từ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên có mặt trên địa bàn (năm 1993) với tổng vốn đầu tư trên 21,7 triệu USD của nhà đầu tư Singapore, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 131 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư trên 7,29 tỷ USD của 9 quốc gia, đưa Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, từ năm 1993 đến hết năm 2011 việc thu hút đầu tư FDI chỉ tăng trưởng trung bình từ 1 đến 2 dự án/năm và trong cả giai đoạn này Thái Nguyên mới thu hút được 23 dự án với tổng vốn đầu tư 106,8 triệu USD. Tuy nhiên từ năm 2012 trở lại đây, tốc độ thu hút đầu tư dự án FDI tại Thái Nguyên tăng vượt bậc.
Đặc biệt là năm 2013 khi Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) triển khai dự án đầu tư Tổ hợp công nghệ cao Samsung chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Khu công nghiệp Yên Bình (thị xã Phổ Yên) đã đưa Thái Nguyên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 22 dự án cấp mới, tổng vốn trên 3,4 tỷ USD.
Nhờ "hiệu ứng" thu hút đầu tư từ tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm phụ trợ cho Samsung, trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, thu hút đầu tư FDI ở Thái Nguyên đã tăng gấp 6 lần về số lượng và tăng xấp xỉ 70 lần về vốn đầu tư so với cả giai đoạn 1993 - 2012...
Ông Hoàng Thái Cương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cho biết, để có được những kết quả vượt bậc trong thu hút đầu tư FDI, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, phổ biến lan tỏa các chính sách nhà nước, tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tập đoàn kinh tế lớn và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời, huy động các nguồn vốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và các khu công nghiệp trọng điểm như: Điềm Thụy, Yên Bình, Nam Phổ Yên...
Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư thật sự có năng lực về tài chính cũng như năng lực về chuyên môn, đặc biệt là quan tâm đến các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.... Các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở phối hợp, song hành cùng nhà đầu tư đảm bảo một môi trường an ninh bền vững giúp đỡ các nhà đầu tư yên tâm hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, gắn bó lâu dài với Thái Nguyên... Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên mới đây, ông Shim Won Han, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam bày tỏ, việc Samsung chọn Thái Nguyên là điểm đến đầu tư bởi 3 lý do chính. Thứ nhất, khi đặt vấn đề xây dựng nhà máy mới, Samsung đã nhận được sự ủng hộ rất tích cực từ Chính phủ Việt Nam về hạ tầng cơ sở nếu chọn Thái Nguyên. Đó là, cam kết xây dựng đường cao tốc chạy qua khu vực dự án tại Phổ Yên, cung cấp đầy đủ điện, nước, đảm bảo cho sự vận hành của nhà máy. Thứ hai, Thái Nguyên có nguồn nhân lực dồi dào và là trung tâm đào tạo lớn thứ ba của cả nước. Thứ ba, thiện chí của chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã cam kết tạo những điều kiện tốt nhất cho Samsung...Trong cuộc tiếp xúc với báo chí địa phương vừa qua, ông Song Yu Hoon, Giám đốc hành chính Công ty TNHH Glonics Việt Nam (thuộc Tập đoàn Bujeon Hàn Quốc) là doanh nghiệp chuyên sản xuất loa và tai nghe cho một số hãng điện thoại cũng cho rằng, việc chọn xây dựng nhà máy sản xuất tại phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên là một quyết định đúng.
Bởi, kể từ khi triển khai dự án đầu tư tại đây (năm 2012), Công ty TNHH Glonics Việt Nam đã được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật phục vụ dự án.
Thời gian đầu, do một số chính sách và việc thực thi chính sách đối với công ty nước ngoài còn chưa rõ ràng, lúng túng, khiến Công ty phải giải trình nhiều lần, thì nay những vướng mắc đó đã không còn, nhất là trong ngành thuế. Hiện Công ty TNHH Glonics thường xuyên duy trì số lượng lao động khoảng 7.000 người.
Mục tiêu mà Công ty hướng đến đó là sẽ chế tạo được máy móc phục vụ cho sản xuất ngay tại Thái Nguyên, thay vì phải nhập khẩu như lâu nay....
Do có bước nhảy vọt trong thu hút đầu tư FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đạt được nhiều kết quả quan trọng và nổi bật.
Đó là, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) các năm gần đây đều đạt trên 12%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu trên địa bàn và thu ngân sách hàng năm đạt và vượt kế hoạch; trong đó, đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm chiếm từ 15 - 18% tổng thu ngân sách của tỉnh.
Tính riêng giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp trên 5.300 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh...
Cũng nhờ vào sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp FDI, từ năm 2013 đến nay, Thái Nguyên là một trong số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có giá trị xuất khẩu đạt tới con số hàng tỷ USD.
Riêng năm 2017 đạt hơn 25 tỷ USD, tăng 30% so với giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI năm 2016.
Đặc biệt, các dự án FDI đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm ổn định cho lao động tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận.
Nếu như năm 2013, số lao động của khu vực đầu tư nước ngoài ở Thái Nguyên mới chỉ là hơn 10.200 người thì đến năm 2015 đã tăng lên hơn 37.800 lao động. Hiện tại, số lao động của khối doanh nghiệp FDI ở Thái Nguyên đã đạt trên 112.000 người...
Nhờ các dự án FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... mà Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng đã dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.
5 năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trên 80%/năm; trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng trên 90%.
Cũng theo ông Hoàng Thái Cương, tỉnh Thái Nguyên hiện đang được các chuyên gia kinh tế đánh giá thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI từ Hàn Quốc và một số nước khác.
Tuy nhiên, trong chiến lược thu hút đầu tư ở giai đoạn mới, Thái Nguyên xác định cần thu hút đầu tư nhiều hơn các nhà đầu tư từ châu Âu và Mỹ để đa dạng hóa nguồn vốn FDI.
Do vậy, tỉnh đang xây dựng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới nhằm xác định những ngành, lĩnh vực ưu tiên trong thu hút FDI, rà soát khung chính sách FDI, kịp thời có các giải pháp cụ thể giúp đẩy mạnh thu hút FDI vào các lĩnh vực ưu tiên.
Trước mắt, tỉnh tập trung vào một số giải pháp chính như: tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án đầu tư.
Cùng đó, kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm tiến độ, dự án ảnh hưởng đến môi trường đầu tư; tăng cường vận động, thu hút các dự án có quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, tỉnh tạo mối liên kết doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng, đầu tư mới các khu, cụm công nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng tốt nhất cho các doanh nghiệp FDI triển khai dự án đầu tư.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI: Tạo lực thúc đẩy liên kết doanh nghiệp
10:13' - 02/09/2018
Nhiều ý kiến cho rằng, trong năm 2018 và các năm tiếp theo Nhà nước cần tạo lực đẩy đồng bộ, làm cho khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên để kết nối được với doanh nghiệp FDI.
-
Doanh nghiệp
30 năm thu hút FDI: Nhìn lại để đi tiếp
10:06' - 02/09/2018
Đã trải qua hơn 30 năm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (1987 - 2017), nhìn lại quá trình này cùng với đó là những thách thức của giai đoạn tới, có nhiều câu hỏi đã được đặt ra.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI: Dấu ấn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
10:00' - 02/09/2018
Trải qua hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có thể nói, FDI trở thành khu vực kinh tế rất quan trọng của kinh tế Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề xuất mức phạt cao hơn về vi phạm hành chính môi trường và đất đai
17:20'
UBND thành phố Hà Nội đề xuất mức tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường và đất đai tăng cao hơn so với các nghị định hiện hành của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiêm cấm chiếm giữ, hủy trái phép tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp bộ máy
16:18'
Sáng 28/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và số hóa tài liệu lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ dịp 30/4 - 1/5
15:25'
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Cục Đường bộ Việt Nam đã thông tin về các trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh thông xe tuyến đường gần 1.500 tỷ đồng kết nối với Bắc Giang
14:54'
Sáng 28/4, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường tỉnh 277B kết nối với cầu Hà Bắc 2 (Bắc Giang).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
14:38'
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 – 29/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng đầu tư ở Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
14:36'
Tại Kỳ họp thứ 9 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển Trung tâm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch
14:31'
Trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống D.Trump, nhiều biện pháp bảo vệ chống lại thông tin sai lệch tại Mỹ đã bị dỡ bỏ, từ cắt giảm ngân sách nghiên cứu đến đóng cửa các cơ quan trọng yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cao tốc Vũng Áng - Bùng thi công không nghỉ lễ
14:09'
Trong dịp nghỉ lễ 30/4, các nhà thầu vẫn triển khai thi công 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ trên công trường với 1.260 nhân lực, 620 đầu máy, thiết bị, 40 mũi thi công.
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch
12:25'
Trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống D.Trump, nhiều biện pháp bảo vệ chống lại thông tin sai lệch tại Mỹ đã bị dỡ bỏ, từ cắt giảm ngân sách nghiên cứu đến đóng cửa các cơ quan trọng yếu.