Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm
Số liệu mới nhất từ Bộ Thương mại Mỹ cho hay thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm trong quý I/2020, do đại dịch COVID-19 hạn chế dòng hàng hóa và dịch vụ, trong khi các công ty tiếp tục "hồi hương" lợi nhuận.
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ ngày 19/6 cho biết, thâm hụt tài khoản vãng lai đã giảm 0,1% xuống còn 104,2 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2020, mức thấp nhất kể từ quý II/2018. Con số trên cao hơn ước tính mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đưa ra cho giai đoạn trên là 103 tỷ USD. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai trong quý I/2020 tương đương 1,9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ, là tỷ lệ nhỏ nhất kể từ quý III/2017. Phòng phân tích kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ cho rằng sự sụt giảm này một phần do tác động của dịch COVID-19, khi nhiều doanh nghiệp hoạt động với công suất hạn chế hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn, còn khách du lịch quốc tế bị hạn chế. Trong quý đầu năm 2020, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cùng nguồn thu nhận được từ cư dân nước ngoài đã giảm 47,5 tỷ USD, mức giảm lớn nhất trong 11 năm, xuống còn 902,2 tỷ USD. Đó cũng là mức thấp nhất kể từ quý III/2017. Vào cùng giai đoạn, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và thanh toán tiền lương cho cư dân nước ngoài giảm 47,7 tỷ USD (mức lớn nhất kể từ quý I/2009) xuống còn 1.010 tỷ USD - ngưỡng thấp nhất kể từ quý III/2017. Ông James Watson, nhà kinh tế cấp cao về thị trường Mỹ tại công ty tư vấn tài chính Oxford Economics, cho biết các số liệu củng cố một triển vọng không mấy sáng sủa cho hoạt động thương mại Mỹ. Ông dự báo khối lượng xuất-nhập khẩu của nước này sẽ giảm ở mức kỷ lục trong năm nay Trong bối cảnh nhu cầu thế giới giảm sâu hơn so với nhu cầu nội địa, chuyên gia Watson cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ sẽ tăng mạnh trong quý II/2020. Hoạt động xuất khẩu của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất của 10 năm vào tháng Tư. Diễn biến này khiến các nhà kinh tế nhận định thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ mở rộng lên tới 120 tỷ USD trong quý II/2020. Trong cùng giai đoạn, bất chấp sự gián đoạn gây ra bởi đại dịch COVID-19, các công ty Mỹ đã "hồi hương" 124,2 tỷ USD lợi nhuận trong quý đầu tiên, mức cao nhất trong hơn một năm. Con số này đã tăng tương đối từ mức 83,6 tỷ USD trong giai đoạn trước. Một phần lớn trong số tiền trên được dùng để mua lại cổ phần và chia cổ tức. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu sự gia tăng số tiền "hồi hương" trong quý I/2020 có phải là kết quả trực tiếp của nhu cầu củng cố bảng cân đối trong nước của các công ty Mỹ hay không./.>>>Kinh tế Mỹ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn hai mở cửa trở lại?
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed bi quan về khả năng phục hồi của kinh tế Mỹ sau dịch COVID-19
13:02' - 20/06/2020
Các quan chức Fed ngày 19/6 cảnh báo việc mở lại nền kinh tế sau giai đoạn giãn cách xã hội để ngăn chặn COVID-19 lây lan là quá vội vàng.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ đi lên bất chấp quan ngại về làn sóng COVID-19 mới
12:48' - 20/06/2020
Mặc dù biến động trái chiều trong hai phiên giao dịch cuối tuần, song đà tăng ở đầu tuần vẫn giúp Phố Wall đi lên trong cả tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…