Tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ 0,33%
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24/4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 năm 2016 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 1,89% so với cùng kỳ năm trước; tăng 1,33% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân bốn tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,41%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm tăng. Theo đó, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 1,73%; tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,71%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45%; giáo dục tăng 0,37%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%...
Có 2 nhóm hàng ổn định là hàng ăn, dịch vụ ăn uống và bưu chính viễn thông. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm nhẹ 0,01%.
Nguyên nhân làm tăng CPI tháng 4/2016
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê giá cho biết, các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 4/2016 là: chỉ số giá nhóm lương thực tăng 1,11% do các thương lái thu gom lúa gạo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký, bên cạnh đó tác động của khô hạn ở miền Trung và Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy giá lúa gạo trên thị trường tăng, nhưng do tác động về mặt tâm lý là chủ yếu và hiện tượng này mang tính chất nhất thời vì cân đối cung - cầu không xảy ra hiện tượng chênh lệch lớn.
Trong thời gian tới, nguồn cung gạo thế giới tiếp tục tăng trong khi một số nước đang tạm hoãn kế hoạch nhập khẩu như: Indonesia, Philippin nên giá xuất khẩu gạo khó tăng cao được.
Bên cạnh đó, giá xăng tăng 1.190 đồng/lít, dầu diezen tăng 290 đồng/lít vào các ngày 21/3/2016 và ngày 5/4/2016 dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 3,83% so với tháng trước góp phần tăng CPI chung khoảng 0,16%.
Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,64% do nhu cầu xây dựng tăng nên giá các mặt hàng vật liệu xây dựng đều tăng nhẹ, trong đó mặt hàng sắt thép tăng khá cao tăng từ 5%-8% do việc áp thuế phòng hộ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu.
Giá nước sinh hoạt tăng 0,3% do nhu cầu tiêu dùng vào hè bắt đầu tăng. Ngoài ra tỉnh Lai Châu tăng 23,13% giá nước sinh hoạt theo quyết định số 128/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Bên cạnh đó hạn hán kéo dài ở Gia Lai làm cho chỉ số giá nước tăng 16,89%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, trong tháng 4 thời tiết các tỉnh miền Bắc có đặc trưng là ẩm, nồm kéo dài. Thời tiết này thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát triển chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp do đó nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc cảm, thuốc vitamin tăng lên làm cho chỉ số giá thuốc y tế tăng 0,42% so với tháng trước.
Bên cạnh đó, một số tỉnh điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/3/2016 nên chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 0,47% so với tháng trước.
Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,37% so với tháng trước do trong tháng có 2 tỉnh tăng dịch vụ giáo dục (thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ) bao gồm tỉnh Quảng Ninh tăng 0,6%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,73%.
Những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 4/2016
Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 4/2016, đó là giá thực phẩm tươi sống giảm do giá các mặt hàng này vẫn đang trong chu kỳ trở về mặt bằng giá trước Tết Nguyên Đán nên chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm 0,27%...
Cũng trong tháng 4, giá vàng trong nước cũng lên xuống theo giá vàng thế giới và biến động theo giá đồng USD và giá dầu thế giới; bình quân tháng 4 giá vàng trong nước chỉ tăng nhẹ.
Hiện tại giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới khoảng 300.000đ/lượng khác hẳn với xu hướng của giá vàng những năm trước thường cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Bình quân giá vàng trong nước ngày 15 tháng 4 năm 2016 dao động quanh mức 3.330.000đ/chỉ vàng SJC.
Giá đô la Mỹ khá ổn định do nguồn đô la Mỹ tại các ngân hàng khá dồi dào được bù đắp từ giải ngân đầu tư và kiều hối gửi về cuối năm, giá bình quân ở thị trường tự do tháng này ở mức 22.300-22.400 VND/USD.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 4/2016 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,76% so với cùng kỳ; 4 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015 tăng 1,76%.
Trong tháng 4, yếu tố chi phí đẩy giảm đó là giá thực phẩm giảm, biến động của lạm phát chung phụ thuộc vào diễn biến giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng Nhà nước quản lý nên lạm phát chung thấp hơn lạm phát cơ bản./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 4 có thể tăng nhẹ
10:48' - 13/04/2016
Theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 sẽ tăng nhẹ so với tháng trước.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI quý I/2016 tăng 1,25% nhờ dịch vụ y tế và giáo dục
10:42' - 24/03/2016
CPI tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng 2 và tăng 1,69% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, CPI bình quân quý I/2016 tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
CPI Tp. Hồ Chí Minh giảm 0,03% trong tháng 01/2016
17:01' - 22/01/2016
Chiều 22/1, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2016 của thành phố giảm 0,03% so với tháng 12/2015; đồng thời tăng 0,26% so với tháng 1/2015.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI ở mức thấp nhất trong 14 năm qua
11:33' - 24/12/2015
Chỉ số CPI năm 2015 tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 trở lại đây. Bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.