Tháng 4 sẽ công bố Sách trắng hợp tác xã Việt Nam
Tiếp nối thành công của Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, từ năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì biên soạn và công bố Sách trắng hợp tác xã Việt Nam thường niên.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - đơn vị được giao chủ trì xây dựng Sách trắng cho biết, hiện có ba nguồn thông tin để biên soạn Sách trắng, gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Dự kiến, Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2020 sẽ được công bố vào tháng 4/2020. Việc ban hành Sách trắng hợp tác xã Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà quản lý, nghiên cứu sử dụng thông tin phục vụ mục tiêu phát triển hợp tác xã cả nước và các địa phương.
Nội dung dự kiến của Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2020 gồm: Những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển hợp tác xã cả nước và các địa phương giai đoạn 2016-2018 như: Bối cảnh phát triển hợp tác xã năm 2018; Tổng quan phát triển hợp tác xã Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016-2018.
Đề xuất giải pháp phát triển hợp tác xã; Bộ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã năm 2018 và giai đoạn 2016-2018 cả nước; Bộ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã năm 2018 và giai đoạn 2016-2018 các địa phương.
Hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng nhất của kinh tế tập thể, là một trong những thành phần kinh tế quan trọng đã được Đảng và Nhà nước xác định tại các Nghị quyết Đại hội Đảng (từ Đại hội lần thứ IV): “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
“Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”. Phát triển kinh tế tập thể nói chung và phát triển hợp tác xã nói riêng đã trở thành chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách, Nghị quyết được ban hành và đi vào cuộc sống như Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; các Nghị quyết số 19/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đến năm 2020, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã và đang từng bước phát triển, đóng góp tích cực vào tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế.
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết, do đây là năm đầu tiên biên soạn và công bố Sách trắng hợp tác xã Việt Nam trong khi có nhiều nguồn thông tin, số liệu còn chênh lệch, do vậy, Tổng cục Thống kê dự kiến sử dụng các biểu số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm: số hợp tác xã đang hoạt động; số hợp tác xã thành lập mới; số thành viên hợp tác xã. Chỉ tiêu số hợp tác xã trong tất cả các biểu cũng như các chỉ tiêu liên quan quy định là tổng hợp từ hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh.
Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2020 dự kiến có hơn 20 biểu số liệu về hợp tác xã phân theo quy mô lao động, ngành kinh tế và số liệu hợp tác xã của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó có số hợp tác xã đang hoạt động đến thời điểm ngày 31/12 theo địa phương; số hợp tác xã đang hoạt động, có kết quả sản xuất kinh doanh đến thời điểm ngày 31/12 theo quy mô lao động, theo ngành kinh tế.
Số hợp tác xã hoạt động; lao động của hợp tác xã; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã; hiệu suất sử dụng lao động trong hợp tác xã; nguồn vốn, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế của hợp tác xã; tỷ lệ hợp tác xã kinh doanh có lãi, lỗ;…
Năm 2021, Tổng cục Thống kê sẽ tổ chức Tổng điều tra kinh tế, phối hợp với các bộ, ngành để rà soát, thống nhất số lượng hợp tác xã và các khái niệm, nội hàm, hệ thống chỉ tiêu cần thu thập, tổng hợp và biên soạn Sách trắng hợp tác xã thường niên, đảm bảo tính thống nhất giữa các bộ, ngành.
Kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đặc biệt là trên địa bàn nông thôn.
Bên cạnh đó, kinh tế tập thể, hợp tác xã còn là tổ chức phát huy tính tự chủ của người dân, tạo điều kiện để người dân được hưởng thành quả từ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước một cách công bằng, bình đẳng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tiêu chuẩn hợp tác xã có quy mô vốn lớn là gì?
14:13' - 25/02/2020
Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã được áp dụng cho các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động, chấm dứt hoạt động của hợp tác xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Đặt mục tiêu tăng tỷ lệ hợp tác xã hoạt động hiệu quả
21:08' - 06/01/2020
Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đánh giá cao những kết quả mà hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đạt được trong năm 2019, nhất là trên khía cạnh giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
-
Thị trường
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã năm 2019
14:09' - 11/12/2019
Ngày 11/12, tại Công viên Thống Nhất, thành phố Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức khai mạc “Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã năm 2019”.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá thực trạng doanh nghiệp “núp bóng” hợp tác xã để hoạt động
16:51' - 20/11/2019
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, mặc dù còn khó khăn, nhưng đến nay kinh tế tập thể đã thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài và có bước phát triển khởi sắc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả chính quyền đô thị
13:03'
Sau 1 năm triển khai thí điểm tại 12 quận và thị xã Sơn Tây (Hà Nội), bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nhưng vấn đề đặt ra là cơ chế thế nào để nâng cao hiệu quả chính quyền đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam yêu cầu hủy bỏ hoạt động tập trận bắn đạn thật ở Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa
11:44'
Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh ngừng cấp phép tàu thủy ra khơi từ 10 giờ ngày 2/7
11:24'
Ngày 2/7, Cảng vụ Đường thủy nội địa tỉnh Quảng Ninh thông báo tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện tàu thủy ra khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Yếu hạ tầng an sinh cho khu công nghiệp
09:00'
Hầu hết các khu công nghiệp đều chỉ tập trung xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng song chưa quan tâm đúng mức đến hạ tầng xã hội cho người lao động và cư dân xung quanh các khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào – Việt
08:08'
Trong giai đoạn đầu, tuyến đường sắt này sẽ nối thị xã Thakhek với Cảng biển Vũng Áng của Việt Nam với chiều dài khoảng 139 km.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố kết quả kiểm toán về sử dụng nguồn lực trong phòng, chống dịch COVID-19
21:48' - 01/07/2022
Kiểm toán Nhà nước tổ chức họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó bão số 1
21:42' - 01/07/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 564/CĐ-TTg ngày 1/7/2022, yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 1 và mưa lũ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ 4 dự án cao tốc về đích cuối năm 2022
21:00' - 01/07/2022
Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, tình trạng chậm tiến độ của 3/4 dự án thành phần được yêu cầu về đích năm 2022 chủ yếu do thời tiết và biến động vật liệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giảm lệ phí ra, vào cảng thủy nội địa
20:41' - 01/07/2022
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao.