Tháng Năm, nhà đầu tư ngoại mua ròng 564 triệu USD cổ phiếu của Indonesia
Các nhà đầu tư nước ngoài đang bắt đầu quay trở lại thị trường vốn của Indonesia, trong bối cảnh các nước trên thế giới dần nới lỏng lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19, qua đó làm tăng hy vọng về khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Số liệu thống kê của Cơ quan Dịch vụ Tài chính (OJK) cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 8.000 tỷ rupiah (564,3 triệu USD) cổ phiếu của Indonesia trong tháng Năm, trong đó có 3.390 tỷ rupiah chỉ trong tuần cuối tháng, và 7.070 tỷ rupiah trái phiếu chính phủ. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đã giúp đồng nội tệ rupiah tăng giá 8,7% trong tháng qua, lên 13.877 rupiah/USD vào chiều ngày 5/6, trong khi chỉ số Jakarta Composite Index (JCI) tăng gần 5%.Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm cũng giảm mạnh xuống 7,1% từ mức 8,02% hồi đầu tháng, cho thấy rủi ro đầu tư vào công cụ này đã suy giảm, do lợi suất trái phiếu biến động theo hướng ngược lại với thị trường chứng khoán.
Theo chuyên gia Damhuri Nasestion thuộc công ty chứng khoán BNI, thị trường toàn cầu đang có thanh khoản dồi dào khi ngân hàng trung ương các nước phát triển bơm tiền nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước đại dịch COVID-19. Ông Damhuri cho rằng việc một số nước như Italia và Australia lỏng hạn chế đi lại khiến các nhà đầu tư lạc quan rằng đại dịch COVID-19 đang được kiểm soát và nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu trở lại bình thường. Tâm trạng lạc quan này đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài mua một lượng lớn cổ phiếu ngân hàng blue-chip của Indonesia trong tuần qua như Bank Rakyat Indonesia (BRI), Bank Central Asia (BCA), và Bank Mandiri, qua đó đẩy JCI tăng vọt. Chuyên gia Fegrul Fulvian thuộc công ty chứng khoán Trimegah cũng cho rằng, diễn biến trên thị trường chứng khoán Indonesia xuất phát từ thực tế rằng các nhà đầu tư bắt đầu hạ thấp đánh giá rủi ro, mặc dù quốc gia này vẫn chưa khôi phục toàn bộ các hoạt động kinh tế.Theo ông, kế hoạch của chính phủ mở cửa trở lại một số tỉnh thành được coi là an toàn có thể đem lại tâm lý tích cực trên thị trường vốn.
Trong khi đó, một số “vùng đỏ” như thủ đô Jakarta và tỉnh Tây Java tiếp tục các hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) do số ca lấy nhiễm mới vẫn còn cao.
Ông Damhuri cảnh báo rằng chính phủ cần theo dõi chặt chẽ việc nới lỏng PSBB, vì điều này có thể làm đảo ngược tâm lý tích cực trên thị trường. Theo đó, nếu người dân không duy trì kỷ luật, Indonesia có thể phải đối mặt với làn sóng bùng phát thứ hai dẫn đến việc tái áp đặt PSBB như ở Hàn Quốc. Trong khi đó, chuyên gia Fakhrul đề nghị chính phủ giảm thâm hụt tài khoản vãng lai nhằm giúp ổn định nền kinh tế và duy trì tâm lý tích cực của các nhà đầu tư trong dài hạn. Theo Ngân hàng Trung ương Indonesia, thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này đã ở mức 3,9 tỷ USD, chiếm 1,4%Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I/2020, giảm mạnh từ mức 2,8% GDP vào cuối năm 2019, do thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ giảm trước tác động của đại dịch COVID-19./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Indonesia xây khu công nghiệp "đón đầu" các nhà đầu tư Mỹ và Nhật Bản
13:02' - 04/06/2020
KCN Brebes được định hướng trở thành một trung tâm công nghiệp cốt lõi cho các sản phẩm dệt may, da giày, thực phẩm và đồ uống, đồ nội thất, dược phẩm và thiết bị y tế.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư và chi tiêu hộ gia đình - “át chủ bài” để Indonesia khôi phục kinh tế
11:15' - 04/06/2020
Thư ký Bộ Điều phối các vấn đề kinh tế của Indonesia Susiwijono Moegiarso ngày 3/6 cho biết, khoảng 90% tăng trưởng kinh tế của Indonesia đến từ các lĩnh vực đầu tư và tiêu chi tiêu hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 hé lộ bất cập trong thu hút đầu tư của Indonesia
06:00' - 03/06/2020
Trang mạng Diễn đàn Đông Á mới đây đăng tải bài viết chỉ ra những khó khăn cản trở các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Indonesia.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Thanh khoản đạt gần 41.000 tỷ đồng, VN-Index lên đỉnh mới năm 2025
16:10'
Dòng tiền vào thị trường ngày càng tăng cao, những ngày giao dịch sôi động của thị trường chứng khoán đã tới, cùng với điểm số liên tục đi lên càng khiến nhà đầu tư hưng phấn hơn.
-
Chứng khoán
Chờ thêm thông tin thuế quan, chứng khoán châu Á phân hóa
15:35'
Chiều 9/7, chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư đánh giá những đe dọa thuế quan mới nhất của Tổng thống Donald Trump,
-
Chứng khoán
Tháng 6, huy động trái phiếu Chính phủ tăng gần 70%
14:43'
Tháng 6, Kho bạc Nhà nước huy động 30.473 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tăng 68,8% so với tháng 5, nâng tổng huy động 6 tháng lên 201.390 tỷ đồng.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng, VN-Index áp sát mốc 1.430 điểm
12:30'
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt khởi sắc trong phiên sáng 9/7, đặc biệt là "anh cả" VCB tăng mạnh, góp phần giúp thị trường duy trì đà tăng ấn tượng.
-
Chứng khoán
Chính sách thuế mới của Mỹ chi phối các thị trường chứng khoán châu Á
12:27'
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều sáng 9/7 do lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ, đồng thời theo dõi tiến triển các cuộc đàm phán thương mại trước thời hạn áp thuế 1/8.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 9/7
08:25'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm HPG, HHV, PHR và SSI.
-
Chứng khoán
Chứng khoán hôm nay 9/7: 4 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn
08:00'
Hôm nay 9/7, có 4 doanh nghiệp bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn, trong đó có nhiều mã chứng khoán là tâm điểm chú ý trên thị trường gồm: HLB, FOX, MSH và KDH.
-
Chứng khoán
Phố Wall giảm điểm sau khi Mỹ đe dọa áp thuế mạnh đối với đồng và dược phẩm
07:41'
Tổng thống Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế 50% đối với đồng nhập khẩu và thuế quan có khả năng lên tới 200% đối với dược phẩm.
-
Chứng khoán
MBS dự báo biến động của Bộ chỉ số VN30
07:30'
Công ty Cổ phần Chứng khoán MBS (MBS) dự báo Bộ chỉ số VN30 sẽ có sự biến động mã cổ phiếu trong quý III/2025 sau khi được rà soát định kỳ.