Thanh long Việt Nam cần điều kiện gì để xuất khẩu vào thị trường Australia
Tiếp theo trái vải và trái xoài là hai trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được nhập khẩu vào Australia, mới đây 24/8 nước này đã chính thức công bố cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam.
Như vậy, tại thời điểm hiện tại, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất được cấp phép nhập khẩu thanh long tươi vào Australia.
Theo Bộ Công Thương, để đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Australia, trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần có giấy phép hợp lệ do Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia cấp.Tuy nhiên, nếu muốn có giấy phép, doanh nghiệp nhập khẩu cần nộp đơn xin phép nhập khẩu trên mạng theo hình thức bấm “apply now” ở cuối trang web https://bicon.agriculture.gov.au/…/ImportCondit…/Conditions…
Cùng đó, trước khi xuất khẩu, thanh long phải được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận không bị nhiễm côn trùng trong diện kiểm soát an toàn sinh học (kiểm dịch). Bộ Công Thương cũng cho biết, thanh long xuất khẩu phải có nguồn gốc, sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam phù hợp với các điều kiện và chương trình có liên quan.Do đó, để chứng minh cho sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ “trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu thanh long tươi vào Australia và phù hợp với Chương trình ‘Xuất khẩu trái câu tươi của Việt Nam vào Australia’ và đã được kiểm dịch và không có bất kỳ loại côn trùng nào trong diện kiểm soát an toàn sinh học của Australia”.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc phải đi kèm với mỗi lô hàng và phải được hoàn thành một cách chính xác, xem thông tin trên trang web của Tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) tại địa chỉ https://www.ippc.int. Các chuyên gia thương mại cũng khuyến cáo: Thanh long tươi từ Việt Nam phải được xử lý trước khi vận chuyển hàng bằng phương pháp nhiệt hơi (VHT) với thời gian 40 phút ở nhiệt độ 46,5 độ C, độ ẩm 90% trở lên tại một cơ sở xử lý được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam phê duyệt. Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ chi tiết việc xử lý: ngày xử lý, nhiệt độ và thời gian xử lý; tên cơ sở đóng gói/xử lý và số đăng ký; số thùng trong lô hàng; số container và số niêm phong (đối với lô hàng vận chuyển bằng đường biển). Các biện pháp quản lý rủi ro côn trùng đối với thanh long nhập khẩu từ Việt Nam xem tại https://bicon.agriculture.gov.au/Bicon…/ViewElement/Element…; các cơ sở xử lý nhiệt hơi được chấp nhận xem tại https://bicon.agriculture.gov.au/Bicon…/ViewElement/Element…; tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) tại địa chỉ https://www.ippc.int. Đối với vận chuyển bằng đường biển, số container và số niêm phong phải được xác nhận và ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc trên chứng từ thương mại (ví dụ trên vận đơn).Nếu được xác nhận trên vận đơn thì số chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng phải được ghi rõ.
Bất cứ lô hàng nào không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đầy đủ hoặc chứng từ ghi không nhất quán với nhãn hàng thì sẽ bị giữ lại cho đến khi Bộ Nông nghiệp Australia tham vấn với Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam để làm rõ và ra quyết định. Hàng hoá phải không có côn trùng và bệnh dịch. Hàng hoá cũng không được lẫn các chất ô nhiễm, bao gồm lá cây, cành cây, đất, hạt cỏ dại, mảnh vụn và các loại thực vật khác trừ 1cm cuống của quả thanh long.Mỗi lô hàng phải được đảm bảo tình trạng kiểm dịch trong khi vận chuyển bằng các lựa chọn đóng gói đảm bảo được nêu tại địa chỉ sau: https://bicon.agriculture.gov.au/…/ViewEleme…/Element/Index…
Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến chẳng hạn như rơm.Các thùng carton hoặc kiện hàng đơn lẻ phải được dán nhãn với một số nhận dạng duy nhất để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc. Kiện hàng phải được buộc chắc chắn.
Các thông tin sau phải được nhìn rõ trên mỗi thùng carton: Sản phẩm của Việt Nam cho thị trường Australia; mã cơ sở xử lý; số nhận dạng xử lý (TIN).
Sản phẩm đã được xử lý phải được bảo vệ khỏi các côn trùng gây hại trong quá trình đóng gói và sau khi đóng gói, xử lý, lưu kho và vận chuyển giữa các địa điểm.Sản phẩm đã được kiểm tra và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được duy trì trong điều kiện an toàn để không bị lẫn với trái cây xuất khẩu đi các thị trường khác hoặc để tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Ngoài ra, container phải được kiểm tra bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập.Lô hàng phải được kiểm tra bởi các cán bộ an toàn sinh học tại cảng đến đầu tiên. Không được phép chuyển tiếp bằng đường hàng không hoặc đường bộ (ví dụ chuyển lô hàng bằng đường hàng không hoặc đường bộ tại Australia) cho đến khi lô hàng được thông quan từ điểm kiểm soát an toàn sinh học.
Nếu lô hàng bị phát hiện có côn trùng sống có nguy cơ an toàn sinh học, lô hàng sẽ được yêu cầu xử lý, hoặc tái xuất, hoặc tiêu huỷ.Chi phí cho bất kỳ hành động được yêu cầu nào sẽ do người nhập khẩu chi trả. Ngoài ra, nếu lô hàng bị phát hiện có dấu hiệu của bệnh dịch, lô hàng sẽ bị Bộ Nông nghiệp giữ lại và đánh giá rủi ro về an toàn sinh học để xác định các lựa chọn cho nhà nhập khẩu.
Lựa chọn đó có thể là thông quan, xác định thêm, xử lý, tái xuất, hoặc tiêu huỷ.
Đặc biệt, xác định thêm có thể dẫn đến kết quả là hàng không được thông quan và có thể phát sinh chi phí bổ sung và thời gian chậm trễ cho người nhập khẩu.Xác định thêm sẽ chỉ được đưa ra nếu nó được coi là khả thi và nhà nhập khẩu đồng ý bằng văn bản để chấp nhận tất cả các chi phí và rủi ro liên quan.
Nếu chất ô nhiễm (ví dụ như hạt, rác, đất, lông) được phát hiện và xác định có liên quan đến an toàn sinh học, lô hàng sẽ bị yêu cầu loại bỏ hoặc xử lý các chất gây ô nhiễm và sẽ cần phải kiểm tra lại.
Nếu các chất gây ô nhiễm không thể được loại bỏ hiệu quả hoặc được xử lý, lô hàng phải tái xuất hoặc tiêu huỷ. Mọi chi phí sẽ do người nhập khẩu chịu.
Bộ Nông nghiệp Australia có thể rà soát chính sách nhập khẩu bất cứ lúc nào sau khi thương mại bắt đầu hoặc khi tình trạng sâu bệnh và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam bị thay đổi.Một khi các yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, các nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm nhập khẩu tuân thủ Đạo luật Kiểm soát nhập khẩu thực phẩm năm 1992 bao gồm cả Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia và New Zealand.
Theo Luật phí An toàn Sinh học (Tổng quan) năm 2016 và Chương 9, phần 2 của Luật An toàn Sinh học 2016, tất cả các phí dịch vụ được trả cho Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia.Danh sách tất cả các lệ phí kiểm dịch và xuất khẩu có sẵn trên trang web của Bộ Nông nghiệp tại địa chỉ http://www.agriculture.gov.au/fees/charging-guidelines.
Ngoài các điều kiện đối với hàng nhập khẩu, các mối quan tâm không phải là hàng hoá cần phải được đánh giá bao gồm cả vấn đề vệ sinh container, đóng gói và các điểm đến và có thể hàng hoá phải kiểm tra và xử lý khi nhập cảng.Các đối tượng quan tâm có thể tham khảo mục BICON Non-Commodity Cargo Clearance case tại địa chỉ website http://www.agriculture.gov.au/…/non-commodity_information_r… để biết thêm thông tin.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Agricare Việt Nam xuất xoài xanh sang Australia hàng tuần
10:20' - 16/07/2017
Theo ông Đàm Quang Thắng, Giám đốc Công ty Agricare Việt Nam, công ty đã chính thức xuất khẩu sang thị trường này và mỗi tuần Agricare Việt Nam sẽ xuất khoảng 5 tấn xoài xanh.
-
Hàng hoá
Xoài sạch Suối Lớn sẽ xuất khẩu sang Australia
10:14' - 15/04/2017
Hợp tác xã Xoài Suối Lớn tại Đồng Nai đang thử nghiệm bảo quản một lô xoài theo công nghệ mới nhằm xuất khẩu sang các nước bằng tàu biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả
20:21' - 21/05/2025
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trịnh Mạnh Linh làm thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống buôn lậu, hàng giả: Xử lý nghiêm các vi phạm về nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp
19:51' - 21/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chủ động phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công Thương thực hiện việc kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh thực phẩm giả, độc hại
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát toàn diện từ vùng trồng đến đóng gói sầu riêng xuất khẩu
19:41' - 21/05/2025
Trước thực trạng này, Cục đã làm việc trực tiếp với tỉnh để thống nhất giải pháp đồng bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tăng công suất khai thác các mỏ đá phục vụ sân bay Long Thành
19:21' - 21/05/2025
Các đơn vị cần tập trung, nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tiến độ dự án, hoàn thành toàn bộ các hạng mục tại sân bay Long Thành vào cuối năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng
19:11' - 21/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai tại các công trình xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đại biểu đồng tình giảm thuế VAT với tất cả hàng hóa
18:23' - 21/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội giải quyết nhanh điểm nghẽn dự án đường trục phát triển kinh tế phía Nam
18:01' - 21/05/2025
Sau 16 năm kể từ ngày khởi công, đến nay dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.