Thanh toán không dùng tiền mặt tác động như nào tới cung ứng dịch vụ?
Sáng 11/12, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hội thảo "Lấy ý kiến doanh nghiệp dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt".
Đây là văn bản dự kiến sẽ thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Sự kiện thu hút mối quan tâm của đông đảo đại diện cơ quan quản lý nhà nước như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Thương mại điện tử, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, các chuyên gia chính sách và pháp lý cùng cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán như Payoo, MoMo, ZaloPay, Viettel... Phát biểu khai mạc, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhận định, thanh toán không dùng tiền mặt đang là một xu hướng ngày càng phát triển và mang lại sự thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, cũng như góp phần thay đổi cách thức quản trị theo hướng minh bạch, hiện đại. Đây là chủ trương chính sách quan trọng của Chính phủ, và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua và cũng đã có nhiều nỗ lực của các bộ, ngành để đưa chủ trương, chính sách này đi vào cuộc sống một cách thành công.Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là văn bản quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán, các doanh nghiệp thụ hưởng dịch vụ và đông đảo người dân. Do đó thu hút được sự quan tâm chú ý của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, Nghị định 101/2012/NĐ-CP đã qua 6 năm triển khai với những nội dung quan trọng ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội.Đây cũng là nền tảng pháp lý cho các hoạt động thanh toán và trung gian thanh toán để tạo điều kiện phát triển cho các loại hình mới như thanh toán điện tử, thanh toán di động...
Từ thực tiễn triển khai đến nay đã cho thấy yêu cầu cần sự sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh để hành lang pháp lý này phù hợp với yêu cầu của hội nhập, với phát triển của đời sống kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ.
Ông Hồ Cảnh Liêm, đại diện cơ quan soạn thảo thuộc Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, với quan điểm xây dựng nghị định thể hiện tính nhất quán trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế tối đa các hoạt động sử dụng tiền mặt để giảm chi phí, tạo sự minh bạch trong nền kinh tế, tạo điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại, hạn chế các rủi ro trong giao dịch, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và các doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực thanh toán, dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có 7 chương, 44 điều, thể hiện các chính sách mới và đồng bộ pháp lý về tiền điện tử, quản lý các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản, hoạt động đại lý thanh toán, hoàn thiện quy định về dịch vụ trung gian thanh toán, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán... Dự thảo dự kiến ảnh hưởng đến nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán và bưu chính công ích, nên việc tổ chức lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị định là rất cần thiết nhằm ghi nhận những ý kiến đóng góp từ những đối tượng chịu tác động. Một số nội dung liên quan tới điều kiện kinh doanh mới, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, thời gian qua, Chính phủ đã chú trọng tới mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều nỗ lực để hiện thực hoá chủ trương này và điều đó đã được thể hiện qua các điểm mới trong dự thảo. Tuy nhiên, dự thảo cần được hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là dự thảo đưa ra nhiều quy định có thể coi là điều kiện kinh doanh mới như đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán không qua tài khoản hay đại lý thanh toán.Đây là các ngành nghề kinh doanh chưa nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư. Do đó, ban soạn thảo cần có sự cân nhắc khi xây dựng quy định cho đồng bộ.
Bên cạnh đó, nhiều điều kiện kinh doanh trong dự thảo quy định không cụ thể, rõ ràng và không dễ tiên liệu sẽ dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng.
Ở vai trò chuyên gia pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico góp ý, nghị định có nhiều quy định ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.Cụ thể như việc hạn chế đầu tư nước ngoài vào các công ty tài chính trung gian. Vì đều này, Việt Nam có thể bị kiện? Đó là vấn đề rất đáng để thảo luận và phân tích thêm, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào thị trường toàn cầu.
Đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử có ý kiến cho rằng, mặc dù, trong thời gian gần đây, thương mại điện tử phát triển nhanh và tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cũng ngày càng tăng cao. Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, cần thiết phải có vốn đầu tư nước ngoài.Vì đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro trong khi nguồn vốn trong nước chưa sẵn sàng đáp ứng. Trong khi đó, dự thảo lại quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung gian thanh toán, với tỷ lệ đề xuất không quá 49%. Như vậy có là hợp lý hay không? ông Hưng đặt câu hỏi.
Chia sẻ quan điểm này, ông Nishikawa, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (Ví điện tử Payoo), đại diện cho nhà đầu tư NTT (Nhật Bản) nêu ý kiến, các nhà đầu tư nước ngoài có sự đóng góp to lớn đối với nền kinh tế, không chỉ về vốn đầu tư mà còn cả công nghệ, tri thức để phát triển. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần cân nhắc về quy định hạn chế vốn đầu tư nước ngoài. Theo các chuyên gia pháp lý, việc hạn chế đầu tư nước ngoài có thể vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).Quy định về Hiệu lực hồi tố tại Điều 42 của dự thảo cũng trái với Điều 74 Luật Đầu tư; đồng thời trái với các cam kết bảo hộ đầu tư trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương, dẫn đến nguy cơ Chính phủ Việt Nam bị khởi kiện bởi chính phủ hoặc các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Đặng Thanh Sơn, Luật sư thành viên Công ty Luật Baker McKenzie đã dẫn ra trường hợp Trung Quốc bị WTO xử thua kiện khi áp dụng hạn chế tương tự trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
Ông Phùng Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, bình luận, hiện nay trung gian thanh toán ước tính chiếm đến 90% hoạt động và giá trị của các công ty tài chính trung gian, nên việc hạn chế đầu tư sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực công nghệ tài chính.Mặt khác, mặc dù cơ quan soạn thảo cho rằng “trung gian thanh toán” không được thể hiện trong các lĩnh vực cam kết. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm pháp lý riêng của Việt Nam, còn về bản chất hoạt động này đã được bao gồm trong lĩnh vực được cam kết là dịch vụ thanh toán.
Nếu chính phủ hoặc nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện, quyền diễn giải điều ước và áp dụng quy định sẽ thuộc về cơ quan tài phán hoặc trọng tài đầu tư, chứ không thuộc về phía Việt Nam. Nếu thua kiện, chúng ta có thể đối mặt với hậu quả tốn kém và dư luận tiêu cực.Do đó, Chính phủ cần cân nhắc nhiều giải pháp khác nhau để kiểm soát, theo dõi và ngăn chặn các hoạt động đầu tư không mong muốn cụ thể, thay vì áp đặt hạn chế trên toàn thị trường.
Đồng thuận với một số nội dung được đề xuất trong dự thảo, tuy nhiên, bà Trương Cẩm Thanh, đại diện Zalo Pay và ông Nguyễn Bá Diêp đại diện Ví điện tử MoMo cho rằng, cần nhất quán tinh thần duy trì sự ổn định và môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp.Cần có các quy định thống nhất về điều kiện kinh doanh cho các loại hình tiền điện tử khác nhau, giảm thiểu tối đa những khúc mắc và hạn chế gây khó cho doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Kết thúc hội thảo, thay mặt cơ quan soạn thảo, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, hoan nghênh các ý kiến đóng góp và khẳng định sẽ tiếp thu trên tinh thần cởi mở, hợp tác nhằm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt.Đối với vấn đề hạn chế đầu tư nước ngoài, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đây là tỷ lệ hợp lý và phù hợp với các cam kết quốc tế, đảm bảo quyền lợi của các bên, đồng thời thể hiện chủ quyền và quyền quản lý của Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán.
Tuy nhiên, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu nội dung các hiệp định song phương và đa phương để có thêm các quy định chi tiết và phù hợp hơn với thực tiễn./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Petrolimex và Napas hợp tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
15:11' - 10/12/2019
Petrolimex và Napas hợp tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng xăng dầu Petrolimex.
-
Kinh tế số
Thúc đẩy hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt
15:48' - 28/11/2019
Ngày 28/11, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2019.
-
Ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công - Bài 2: Làm gì để thúc đẩy?
15:52' - 09/10/2019
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích xã hội và phù hợp với xu thế phát triển, nhưng việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công, nhất là ở lĩnh vực y tế, giáo dục vẫn còn gặp không ít khó khăn.
-
Ngân hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt trong dịch vụ công - Bài 1: Tiết giảm chi phí xã hội
15:39' - 09/10/2019
Rút ngắn quy trình khám chữa bệnh, không phải đứng chờ xếp hàng, không cần phải mang tiền mặt, giảm tải áp lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên… là những lợi ích khi thanh toán không dùng tiền mặt.
-
Ngân hàng
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công
21:24' - 21/08/2019
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ra văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số công việc để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.