Thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại Đắk Nông
Ngày 6/6, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, Đoàn Thanh tra liên ngành của Chính phủ do đồng chí Trần Văn Hồng - Thanh tra viên cao cấp, Phó Cục trưởng Cục II (Thanh tra Chính phủ) làm Trưởng đoàn đã thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại một số công ty, doanh nghiệp được giao, thuê đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày làm việc thực tế (từ ngày 5/6), Đoàn Thanh tra liên ngành của Chính phủ do Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Quốc phòng sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại một số công ty, doanh nghiệp được giao, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2012 đến nay, tập trung chủ yếu ở những địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực trên. Bên cạnh đó, Đoàn thanh tra liên ngành của Chính phủ cũng có nhiệm vụ đôn đốc, giám sát việc thực hiện các kết luận trước đây của Thanh tra Chính phủ như: Kết luận Thanh tra số 2267/KL-TTCP ngày 04/10/2013 về việc quản lý, sử dụng đất, giao đất, giao rừng và một số dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Kết luận Thanh tra số 3505/KL-TTCP ngày 27/11/2015 về kết quả thanh tra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Đắk Nông; tổ chức rà soát tại các điểm nóng về khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh để cùng với địa phương bàn bạc giải pháp xử lý dứt điểm hoặc ngăn chặn việc phát sinh những điểm mới. UBND tỉnh Đắk Nông giao Thanh tra tỉnh làm đầu mối, cùng với các sở, ngành cung cấp thông tin, tài liệu cho Đoàn về những vấn đề liên quan một cách chính xác, khách quan và kịp thời khi có yêu cầu. Nhiều năm qua, việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại các công ty, doanh nghiệp được giao, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông luôn là vấn đề “nóng” gây nhiều hệ lụy. Tại nhiều địa phương như Tuy Đức, Đắk Song, Đắk G’long, Krông Nô…việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các đơn vị được giao hoặc cho thuê có nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm, mua bán đất lâm nghiệp trái phép, xung đột do tranh chấp đất đai, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tạo điểm nóng về an ninh trật tự. Vì vậy, công tác thanh tra sẽ giúp tỉnh Đắk Nông chấn chỉnh lại việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó, địa phương và đoàn công tác sẽ có những kiến nghị với Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để tỉnh thực hiện tốt các Kết luận Thanh tra của Chính phủ cũng như công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn./.>>>Vụ “Tan hoang rừng thông ven Quốc lộ 28”: Kiến nghị thu hồi dự án
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Nông đầu tư cải tạo lưới điện vùng biên giới
21:36' - 01/06/2018
Đắk Nông đã rất nỗ lực đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện lưới điện trên địa bàn, nhất là ở các xã thuộc khu vực biên giới.
-
Bất động sản
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Nông
21:10' - 18/05/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Đắk Nông.
-
Kinh tế Việt Nam
Đắk Nông xử lý kỷ luật cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số sở, huyện
20:25' - 18/05/2018
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông đã phát đi thông cáo báo chí, nội dung trọng tâm về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo một số sở, ngành, bí thư, chủ tịch một số huyện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.