Tháo gỡ điểm nghẽn dòng tiền cho nền kinh tế
Tại tọa đàm Tìm giải pháp tài chính doanh nghiệp trong tình hình hiện nay, do Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (HUBA) tổ chức ngày 26/11, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết:
Nền kinh tế hiện tại không phải thiếu tiền, mà là thiếu vốn. Hầu hết các kênh dẫn vốn đều đang ngưng trệ. Mấu chốt hiện nay là phải đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cho được để tạo dòng vốn cho nền kinh tế.
Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, nền kinh tế Việt Nam đang chịu tác động kép, cả từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế.
Tình trạng lạm phát cao, tăng lãi suất, gián đoạn chuỗi cung ứng - xăng dầu, căng thẳng địa chính trị… khiến nền kinh tế thế giới được dự báo có chiều hướng suy giảm kể từ quý IV/2022 và năm 2023. Bối cảnh này đã tác động khá rõ tới Việt Nam, khi ngành dệt may, da giày thiếu đơn đặt hàng, nhiều doanh nghiệp giảm lao động, cho nghỉ Tết sớm.
Còn bên trong nền kinh tế, các biện pháp Chính phủ tiến hành để lành mạnh hóa, xử lý bất cập thị trường tài chính đã khiến thị trường nhất thời bị ảnh hưởng, dòng vốn bị ngưng trệ. "Do thị trường đang bị ngưng trệ, các kênh dẫn vốn bị tắc nghẽn nên tiền không được đưa vào kinh doanh, không tạo thành vốn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong bối cảnh như thửa ruộng khô do không có nước, nhưng thực tế có một hồ nước mênh mông ở gần đó. Mấu chốt là kênh dẫn từ hồ nước vào ruộng đang bị nghẽn", Tiến sĩ Trần Du Lịch ví von. Để giải bài toán về những trục trặc trên thị trường hiện tại, có nhiều đề xuất được đưa ra, như giải pháp nới hạn mức tín dụng thêm 1%, tương đương khoảng 100.000 tỷ đồng sẽ được bơm thêm ra thị trường. Tuy nhiên, nếu vốn chảy không đúng chỗ thì tình hình sẽ càng thêm khó khăn. Do vậy, theo vị chuyên gia này, giải ngân đầu tư công là giải pháp then chốt ở thời điểm này để thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Nếu kế hoạch giải ngân đầu tư công giai đoạn 2021-2025 diễn ra đúng tiến độ, sẽ là kênh tạo vốn rất mạnh cho thị trường. "Hồ nước mênh mông chưa khai thác được ở đây là vốn đầu tư công. Nếu kênh này thông được thì các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, vật liệu, xây dựng… sẽ được hưởng lợi và nền kinh tế nhận hiệu ứng lan tỏa rất lớn. Còn lại là mỗi doanh nghiệp phải tự có bài toán của mình để có thể tồn tại, vượt qua khó khăn ở thời điểm này", Tiến sĩ Trần Du Lịch nói. Nói thêm về tình trạng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, ông Nguyễn Quang Thanh, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Tp. Hồ Chí Minh (HFIC) cho biết: Nhiều doanh nghiệp dùng đòn bẩy tài chính quá lớn, khi thị trường thay đổi và đã không kịp trở tay.Để xử lý điểm nghẽn này, bản thân doanh nghiệp phải tự xem lại, tái cấu trúc doanh nghiệp, chấp nhận bán tài sản, sáp nhập để vượt qua khó khăn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, bản thân các doanh nghiệp phải tự nâng cao việc quản trị rủi ro, quản trị công ty theo chuẩn mực quốc tế, minh bạch báo cáo tài chính… Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng dây chuyền từ nhiều vấn đề đến cùng lúc không thể dự báo trước như xung đột chính trị, giá nhiên liệu tăng, lạm phát thế giới... Tuy nhiên, nền kinh tế có sức khỏe nội tại. Khó khăn trước mắt chỉ nhất thời, vấn đề là xử lý điểm nghẽn vốn. Theo vị này, Việt Nam vẫn đang hấp dẫn nhà đầu tư ngoại. Điều này thể hiện rõ hơn trên thị trường chứng khoán. Trong đợt sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng khoảng 400 triệu USD, nhiều nhất trong năm nay. Có lẽ, họ nhìn thấy cơ hội hấp dẫn ở thị trường này. Nếu nhìn về mặt bằng giá trị doanh nghiệp trên thị trường cổ phiếu hiện tại, chỉ số P/E (giá cổ phiếu so với lợi nhuận) và P/B (giá cổ phiếu so với giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp) VN-Index đều thấp nhất từ năm 2008-2009. "Điều kiện của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện tại khác xa giai đoạn khủng hoảng tài chính cách đây hơn 10 năm. Các yếu tố về lạm phát, lãi suất, đầu tư công… khi đó đều không tốt bằng bây giờ. Do đó, nếu tính đến đầu tư thì thị trường hiện tại không phải rủi ro. Quan trọng là nhà đầu tư cân nhắc về định giá và đa dạng hóa rủi ro", đại diện Dragon Capital chia sẻ./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Dòng tiền bắt đáy cổ phiếu được “kích hoạt”
13:43' - 20/11/2022
Nhịp hồi phục kể từ giữa tuần giao dịch vừa rồi đã phần nào xoa dịu nỗi âu lo trong lòng nhà đầu tư, nhất là khi được củng cố bởi sự cải thiện về thanh khoản.
-
Chứng khoán
Chứng khoán phiên 3/11: Dòng tiền yếu, giao dịch ảm đạm
15:58' - 03/11/2022
Trước bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất khiến hàng loạt thị trường chứng khoán trên thế giới lao dốc và thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng giảm.
-
Phân tích doanh nghiệp
Tập đoàn Hòa Phát quản trị tốt dòng tiền, chờ cơ hội đầu tư
11:46' - 01/11/2022
Với những khó khăn dồn dập thời gian qua, không chỉ Hòa Phát mà hầu hết doanh nghiệp thép đều báo lỗ lớn trong quý III. Tuy vậy, Tập đoàn này vẫn nắm giữ lượng tiền mặt tới gần 40 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng cao nhất lên trên 10%/năm, dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển?
14:11' - 29/10/2022
Nếu như cùng thời điểm này năm trước, số ngân hàng huy động lãi suất tiết kiệm cao nhất trên 7%/năm chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì nay, đã có ngân hàng huy động trên 10%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Lỗ hổng thuế khiến Nhật Bản thất thu gần 100 tỷ yen
09:40' - 10/07/2025
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xác nhận thông qua các cuộc kiểm toán rằng khoảng 640 tỷ yen tiền cổ tức đã được phân phối từ các TMK cho Singapore trong giai đoạn 2020 và 2022.