Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67
Tháo gỡ khó khăn cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản là nội dung chính của hội nghị do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tổ chức ngày 20/8 tại Thanh Hoá.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chi nhánh Agribank các địa phương đang triển khai cho vay theo Nghị định 67 đã cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định, đặc biệt là trong công tác phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, đảm bảo hiệu quả kinh tế và thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.
* Khó khăn thu hồi nợNghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành nhằm khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, góp phần phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.Có thể nói, đây là hệ thống các chính sách đồng bộ, toàn diện nhất từ trước đến nay để hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản xa bờ, được kỳ vọng là cú huých đối với ngành thủy sản nước ta trong quá trình “vươn ra biển lớn”.
Với vai trò chủ đạo trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank được coi là ngân hàng trụ cột trong việc triển khai cho vay theo Nghị định 67, tích cực đưa các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến với nông dân và ngư dân.Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện, Agribank đã cho vay trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố ven biển với tổng số 679 tàu, trong đó 622 tàu đóng mới nâng cấp và 57 tàu vay vốn lưu động, tổng dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 5.465 tỷ đồng.
Số tàu vay đóng mới, nâng cấp do Agribank tài trợ đã chiếm hơn 50% tổng số tàu của chương trình và gần 47% tổng dư nợ toàn ngành về cho vay đóng tàu theo Nghị định 67.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank, mặc dù được tổ chức, chỉ đạo thực hiện sát sao, kịp thời tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, song việc cho vay theo Nghị định 67 đã phát sinh không ít vướng mắc khiến nguy cơ nợ xấu tăng cao.Tính đến 31/7/2018, trên tổng số 622 khoản vay, có 34 khoản vay đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, 24 khoản vay có dư nợ bị chuyển quá hạn với dư nợ chuyển quá hạn gần 264 tỷ đồng, 11 khoản vay bị chuyển nợ xấu với dư nợ trên 155 tỷ đồng. Việc nhiều khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, cơ cấu nợ, chuyển nợ xấu cho thấy khó khăn trong công tác thu hồi, xử lý nợ đối với các khoản vay theo Nghị định 67.
Theo nắm bắt tình hình khách hàng tại các chi nhánh Agribank, thời gian tới các khoản nợ đã được cơ cấu và các khoản nợ đến hạn phân kỳ sẽ tiếp tục khó khăn.
Bên cạnh những nguyên nhân khó khăn, vướng mắc về chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, hay những khó khăn do đặc thù ngành khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như thời tiết, hải lưu, ngư trường…, tại hội thảo, đại diện Agribank nhiều địa phương đã phản ánh tình trạng đáng lo ngại hiện nay là xuất hiện hiện tượng chủ tàu có tư tưởng coi chương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ, cố tình chây ỳ, không trả nợ, chờ ngân hàng xoá nợ...Là một trong những địa phương triển khai cho vay theo Nghị định 67 sớm nhất nhưng đến nay Agribank chi nhánh Quảng Bình cũng là đơn vị có dư nợ quá hạn cho vay Nghị định 67 nhiều nhất. Ông Nguyễn Trần Quý, Giám đốc Agribank Quảng Bình chia sẻ: "Với quan niệm tiền của Nhà nước, của Chính phủ, làm được thì làm, không làm được thì giao tàu lại cho ngân hàng, ngân hàng nhận tàu, coi như chủ tàu không còn nợ, nên có nơi chủ tàu bị lôi kéo viết đơn kiến nghị Chính phủ khoanh nợ, giãn nợ, chỉ đồng ý trả số nợ hàng năm rất thấp.Vì vậy, Quảng Bình có những con tàu tính ra... 100 năm sau mới trả hết nợ! Hay có những trường hợp đi biển về lãi 400-500 triệu đồng nhưng không trả đồng nào, thậm chí gửi tiền sang ngân hàng khác.
Một số tàu kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay nhưng đi so sánh với những tàu kinh doanh không hiệu quả, không trả được nợ nên cũng khất lần không trả nợ vay ngân hàng, không hợp tác khi ngân hàng đôn đốc thu hồi nợ. Vì vậy, cán bộ ngân hàng rất vất vả trong việc tiếp cận, thuyết phục, đòi nợ khi đến hạn trả nợ gốc phân kỳ hàng năm hoặc nợ lãi vay hàng tháng".
Ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Agribank Thanh Hoá cũng cho biết, hiện tượng một số chủ tàu đối phó với ngân hàng, tổ chức đơn thư khiếu nại, phản ánh với các phương tiện thông tin đại chúng không đúng thực tế, không đúng bản chất vấn đề khiến ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ.Thậm chí, một số chủ tàu còn lôi kéo, kích động các chủ tàu khác, kể cả chủ tàu vay vốn thông thường, không vay vốn theo Nghị định 67 không trả vốn ngân hàng, không khai báo hiệu quả khai thác hoặc khai báo ở mức lãi thấp hoặc thua lỗ để chờ ngân hàng xoá nợ.
"Có chủ tàu chuyến nào cũng báo lỗ, mỗi chuyến khai lỗ 400-500 triệu đồng, tính ra mỗi năm lỗ hàng tỷ đồng mà thực tế tiềm lực của chủ tàu không được như thế, thậm chí báo lỗ nhưng tàu cứ về bờ vài ngày lại thấy ra khơi.Trong khi, ngân hàng không có cơ chế kiểm soát lịch trình của tàu cá. Do đó rất khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả khai thác để làm cơ sở thu hồi nợ", ông Thành cho biết.
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết, Thanh Hoá đã chủ trì và đưa ra nhiều giải pháp để tránh sự trục lợi chính sách.Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, đối thoại với các chủ tàu về chủ trương, chính sách của Nhà nước để tránh việc cố tình hiểu sai, tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng cùng ngân hàng phân loại hiệu quả của từng con tàu, đánh giá năng lực từng chủ tàu để đưa ra định hướng phát triển.
Với những chủ tàu bị đánh giá yếu kém, tỉnh cũng có giải pháp kiên quyết, đồng ý cho chuyển đổi và cam kết cụ thể về hướng xử lý theo đúng các quy định của luật tín dụng.
"Mặc dù chưa có trường hợp nào phải khởi kiện, nhưng tỉnh cũng cương quyết với hướng xử lý này nếu vẫn còn những trường hợp cố tình chây ỳ", ông Quyền cho biết.* Kiên quyết xử lýPhát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tỷ lệ nợ xấu quá lớn trong thực hiện Nghị định 67 không phải là vấn đề riêng của Agribank mà là thực trạng chung của các ngân hàng khác. Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Chính phủ thực trạng này. Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một con tàu hoạt động không hiệu quả. Thời gian qua, các địa phương đã vào cuộc rất tốt, tuy nhiên trước những khó khăn vướng mắc hiện nay cần có sự quyết liệt hơn nữa."Lo ngại tới đây tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao, vì vậy, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà sự vào cuộc giải quyết vấn đề này một cách kịp thời của các địa phương và các bên liên quan là rất cần thiết để một chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ được thực hiện hiệu quả", ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
"Thời gian tới chúng ta cần phải có những xử lý kiên quyết, mạch lạc trọng vấn đề này, thậm chí phải "làm điểm" trong công tác xử lý để ngăn chặn tình trạng lôi kéo làm sai lệch chính sách", ông Nguyễn Văn Chung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản - Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng nêu ý kiến.Theo Phó tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng, mặc dù phải đối mặt với nhiều trở ngại nhưng Agribank luôn xác định hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trước một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.Từ kinh nghiệm liên tục bám sát địa bàn, tổng kết thực tiễn triển khai, Agribank đã kịp thời có nhiều giải pháp sát với tình hình, kịp thời tháo gỡ đễ nguồn vốn Nghị định 67 được khơi thông. Tuy nhiên, đối với một chủ trương lớn lớn, quan trọng trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, để giải quyết các khó khăn cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của các địa phương, các bộ, ngành.
Cụ thể, từ những vướng mắc trong quá trình triển khai thực tế, Agribank kiến nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư 114/2014/TT-BTC theo hướng cho phép các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được hỗ trợ lãi suất để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn giảm bớt khó khăn để tiếp tục thực hiện việc khai thác đánh bắt; đồng thời bổ sung nội dung về hỗ trợ lãi suất đối với cơ chế chuyển đổi chủ tàu, trong đó hướng dẫn các trường hợp cụ thể.Bên cạnh đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét đề xuất với Chính phủ có cơ chế xử lý rủi ro đặc thù hỗ trợ ngân hàng và các chủ tàu trường hợp các chủ tàu hoạt động không hiệu quả, không có nguồn thu trả nợ, ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ...Agribank cũng đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền để các chủ tàu hiểu rõ chính sách ưu đãi của Nhà nước, thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, đồng thời hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xử lý và thu hồi nợ đối với các trường hợp chủ tàu chây ỳ, không hợp tác trong việc trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm./.Xem thêm:>>Tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận vốn vay đóng mới tàu cá theo Nghị định 67
>>Khắc phục tình trạng tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 nằm bờ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Nam gặp khó trong thu hồi nợ của dự án đóng tàu theo Nghị định 67
18:01' - 06/04/2018
Các Ngân hàng cho vay vốn đóng tàu đang gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ đối với những khoản vay đến hạn do chủ tàu có tâm lý trông chờ, chây ỳ trong việc trả nợ vay ngân hàng.
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang đầu tư 577 tỷ đồng đóng mới và nâng cấp 59 tàu theo Nghị định 67
12:33' - 19/03/2018
Đến trung tuần tháng 3/2018, tỉnh Kiên Giang đầu tư 59 tàu, gồm: đóng mới 38 tàu khai thác hải sản, 14 tàu dịch vụ hậu cần và nâng cấp 7 tàu, với tổng vốn hơn 577 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng NDT giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng so với đồng USD
13:47' - 07/04/2025
Đồng nhân dân tệ (NDT) đã giảm dưới áp lực sau khi căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng, Trung Quốc và Mỹ áp thuế lẫn nhau.
-
Ngân hàng
Ngân hàng tạo điều kiện cho ngành hàng lúa gạo phát triển
08:00' - 07/04/2025
Để đề án "1 triệu hecta lúa chất lượng cao" có hiệu quả cao, hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại cũng đã vào cuộc, ra nhiều chính sách tín dụng phù hợp cho nông dân trồng lúa.
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm nhẹ
07:42' - 06/04/2025
Trong tuần đầu tháng 4, lãi suất huy động tại một số ngân hàng thương mại như MB, VPBank... tiếp tục giảm nhẹ.
-
Ngân hàng
NHCSXH huy động trên 415.000 tỷ đồng, mở rộng tiếp cận vốn chính sách
07:30' - 06/04/2025
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
-
Ngân hàng
Sacombank triển khai gói ưu đãi hơn 2,2 tỷ đồng, hoàn đến 50% khi nạp tiền điện thoại
10:13' - 05/04/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa triển khai chương trình khuyến mại "Kết nối mỗi ngày - Mở lối sống xanh", kéo dài đến hết ngày 30/9/2025 với tổng ngân sách ưu đãi hơn 2,2 tỷ đồng.
-
Ngân hàng
Đồng yen tăng lên mức cao nhất 6 tháng do lo ngại thuế quan
18:41' - 04/04/2025
Đồng yen Nhật Bản đã tăng giá mạnh so với đồng USD trong bối cảnh lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm ẩn, xuất phát từ các chính sách thuế quan của Mỹ và nguy cơ trả đũa của các nước.
-
Ngân hàng
Agribank: Lợi nhuận tăng nhờ chi phí lãi vay giảm mạnh
13:45' - 04/04/2025
Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối năm 2023.
-
Ngân hàng
Đồng nội tệ của các nước phát triển lên giá sau thông báo thuế quan của Mỹ
11:22' - 04/04/2025
Đồng tiền của các quốc gia đang phát triển đã ghi nhận ngày tăng giá tốt nhất trong hơn hai tuần, giữa lúc đồng USD lao dốc sau thông báo thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank công bố Quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao
11:13' - 04/04/2025
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Tô Huy Vũ - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế NHNN giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank kể từ ngày 03/4/2025.