Tháo gỡ vướng mắc Dự án Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố Cần Thơ
Dự án Thoát nước và Xử lý nước thải Cần Thơ có tổng mức đầu tư trên 494 tỷ đồng (hơn 19.000.000 Euro), trong đó Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ hơn 281 tỷ đồng (10.480.000 Euro), số còn lại là vốn đối ứng của thành phố.
Dự án do Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ làm chủ đầu tư, gồm các hạng mục chính: lắp đặt hệ thống cống thu gom nước thải ở khu vực Bắc và Nam sông Cần Thơ cùng các trạm bơm tăng áp và nhà máy xử lý nước thải công suất 30.000m3/ngày, đêm.
Được phê duyệt triển khai vào năm 2003 và kết thúc vào năm 2016, mục tiêu chính của Dự án là xây dựng hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải nhằm cải thiện môi trường đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường tự nhiên của thành phố, đặc biệt là các kênh rạch và các hồ cảnh quan, kết hợp thoát nước Khu công nghiệp Nam Cần Thơ.
Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có hai tuyến cống Bắc và Nam Cần Thơ hoàn thành và nghiệm thu, còn Nhà máy xử lý nước thải đặt tại quận Cái Răng chỉ mới cơ bản hoàn thành, đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Võ Thị Hồng Ánh, Dự án Thoát nước và Xử lý nước thải Cần Thơ là một trong những dự án có tiến độ thực hiện khá chậm so với các dự án tương tự ở một số tỉnh thành do Ngân hàng Tái thiết Đức tài trợ.
Nguyên nhân khiến dự án bị chậm do: thay đổi tổng mức đầu tư từ 14,5 triệu Euro lên 18 triệu Euro; thay đổi vị trí nhà máy xử lý nước thải và các tuyến cống nên phải khảo sát lại địa chất…
Bên cạnh đó, đây là dự án xử lý nước thải sử dụng nguồn vốn ODA đầu tiên của Cần Thơ nên trong quản lý, triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khắn, hạn chế.
Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ được khởi công vào năm 2007 và dự kiến hoàn thành vào năm 2010, nhưng công trình này mất 9 năm mới có thể vận hành thử nghiệm.
Song, nước thải sau khi được xử lý thải ra môi trường chỉ đạt loại B, không đáp ứng theo quy định hiện hành là loại A.
Lý giải về việc này, ông Nguyễn Hữu Lộc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ cho biết, Dự án được phê duyệt vào năm 2003, ở thời điểm đó quy định chỉ cần đạt loại B.
Sau khi vận hành thử nghiệm sẽ phải cải tiến công nghệ xử lý để đạt loại A, đủ tiêu chuẩn xả ra môi trường.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Võ Thị Hồng Ánh yêu cầu vị trí xả thải của Nhà máy xử lý nước thải là sông Hậu nên nước sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn về môi trường, tuyệt đối không được để nước chưa đạt chất lượng xả ra nguồn nước sinh hoạt của thành phố.
Theo bà Ánh, tiền thu phí nước thải sinh hoạt mà người dân đóng sẽ được dùng để đảm bảo vận hành của nhà máy theo cam kết với nhà tài trợ và số tiền này đang được ngân hàng quản lý, khi nào nhà máy hoạt động chính thức sẽ được sử dụng.
Để Dự án sớm hoàn thành và đi vào hoạt động, UBND thành phố Cần Thơ đã kịp thời giải quyết các vướng mắc của Dự án theo đề nghị của Chủ đầu tư – Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ.
Cụ thể như: điều chỉnh Dự án về tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện, thiết kế kỹ thuật; bố trí vốn đáp ứng yêu cầu; chỉ đạo các dự án có liên quan hỗ trợ Dự án trong quá trình thực hiện, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng và một số giải pháp khác./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội khánh thành Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà
09:40' - 08/10/2016
Nhà máy xử lý rác thải có công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ xử lý sinh học khép kín, với các dây chuyền thiết bị tự động hoá hoàn toàn được nhập khẩu từ châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công dự án hệ thống xử lý nước thải lớn nhất Việt Nam
14:14' - 07/10/2016
Với nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản, dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), quy mô lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công ngày 7/10.
-
Chuyển động DN
VSIP Nghệ An đầu tư Nhà máy xử lý nước thải
13:39' - 02/08/2016
Sáng 2/8, Công ty TNHH VSIP Nghệ An tổ chức lễ khởi công giai đoạn 1 Nhà máy xử lý nước thải.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.