Thay đổi cách tiếp cận các công cụ bảo vệ môi trường
Tại hội thảo “Cải cách môi trường kinh doanh-góp ý dự thảo Nghị định quy đinh chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức chiều 18/10 tại Hà Nội, các chuyên gia, đại diện hiệp hội doanh nghiệp đều cho rằng, vẫn còn khá nhiều nội dung lớn không phù hợp với các Luật hiện hành và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Những nội dung này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho phát triển đất nước mà còn phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, CIEM cho biết, dự thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo; trong đó, gồm nhiều nội dung và lấy ý kiến rộng rãi từ tháng 7/2021. Nhiều cơ quan, tổ chức, các hiệp hội trong và ngoài nước góp ý về các nội dung của dự thảo, tập trung chủ yếu vào 3 nội dung: cấp giấy phép môi trường; một số quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh; đóng góp tái chế sản phẩm, bao bì. Theo bà Nguyễn Minh Thảo,qua các đợt lấy ý kiến, nhiều nội dung trong dự thảo chưa được tiếp thu; trong đó, nhiều nội dung khiến cộng đồng doanh nghiệp quan ngại. Đặc biệt, ngày 11/11 vừa qua, 11 Hiệp hội ngành hàng đã gửi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ góp ý về dự thảo gồm 1 kiến nghị chung và 6 kiến nghị cụ thể. Với 6 kiến nghị cụ thể, 11 hiệp hội khẩn thiết kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm. Đồng thời, cần sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư - kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với đó, bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý rõ ràng nhằm quản lý "đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải" do các quy định trong dự thảo sử dụng khoản đóng góp này không đúng mục đích, trái luật. Cùng đó, điều chỉnh tỉ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỉ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam; không để mức quy định thiếu phù hợp, chưa rõ cơ sở khoa học, thiếu công bằng, phí chồng phí. Từ đó, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Các hiệp hội cũng đề nghị lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1/2025 để có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi. Cùng đó, giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, đại diện CIEM cũng chỉ ra một số bất cập về điều kiện kinh doanh; trong đó, có quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư (Điều 52) và tại khoản 6 được cho là sẽ mang lại rủi ro chính sách. Theo đó, CIEM kiến nghị đăng ký kinh doanh phải được quy định tại nghị định và cần quy định cơ chế đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp đang hoạt động; kiến nghị bãi bỏ quy định về ghi nhãn. Lý giải điều này, bà Thảo phân tích, tại Điều 66, quy định sản phẩm hàng hoá là bao bì nhựa khó phân huỷ sinh học phải được dán nhãn hàng hoá (gốc nhãn hoặc nhãn phụ, nhãn cảnh báo) bằng tiếng Việt ghi rõ “bao bì nhựa khó phân huỷ”.Như vậy, ống nước trong xây dựng bằng nhựa PVC, chai nước, chai dầu gội đầu từ nhựa PVC, PET cũng phải ghi nhãn “bao bì nhựa khó phân huỷ”.
“Điều này gây bất hợp lý và tốn kém không cần thiết cho doanh nghiệp và có thể tạo rào cản thương mại với các nước, mâu thuẫn với các hiệp định thương mại tự do; trong khi đó, các nước tiên tiến không có quy định như vậy”, bà Thảo nhấn mạnh. TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng CIEM cho rằng, dự thảo này cần được góp ý, chỉnh sửa để đảm bảo chất lượng của một dự thảo, đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường và tạo niềm tin cho doanh nghiệp thực hiện một cách minh bạch và thuận lợi nhất. Bởi, xây dựng dự thảo nghị định này cần thay đổi tư duy, cách tiếp cận các công cụ bảo vệ môi trường. Không thể tiếp cận áp đặt hành chính xin-cho, không có mục tiêu quản lý rõ ràng, không rõ lợi ích, phí tổn trong các các giải pháp thực hiện quản lý.../.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành dự án nâng công suất Trạm biến áp 220 kV Sơn Hà
11:10' - 18/10/2021
Sau khi các dự án hoàn thành sẽ nâng tổng dung lượng của Trạm biến áp 220 kV Sơn Hà từ 250 MVA lên 500 MVA, tăng khả năng cung cấp điện an toàn, liên tục cho phụ tải khu vực của tỉnh Quảng Ngãi.
-
Doanh nghiệp
Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 hoàn thành 86% tiến độ
19:13' - 17/10/2021
Tính đến ngày 17/10, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã hoàn thành 86% tiến độ tổng thể, 100% thiết kế, gần 95% mua sắm lũy kế và hơn 84% xây dựng thi công lũy kế.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành lắp đặt trụ điện gió dự án điện gió Đông Hải 1 - Trà Vinh
18:46' - 17/10/2021
Dự án điện gió Đông Hải 1 – Trà Vinh là dự án điện gió biển đầu tiên của Trungnam Group thực hiện và cũng là dự án điện gió có quy mô, công suất lớn nhất tỉnh Trà Vinh ở thời điểm hiện tại.
-
Doanh nghiệp
Vực dậy sau dịch: Doanh nghiệp loay hoay bài toán thiếu vốn
08:16' - 17/10/2021
Để có thể vận hành, ngoài việc đảm bảo có đủ công nhân sản xuất, tiếp tục sống chung với dịch bệnh thì thiếu vốn đang là rào cản lớn nhất hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao quyền điều khiển lưới điện tại Lâm Đồng và Khánh Hòa từ ngày 28/7
12:11'
Từ 28/7/2025, quyền điều khiển lưới điện khu vực thuộc tỉnh Đăk Nông và Ninh Thuận cũ sẽ được chuyển giao giữa CSO và SSO, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy định.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu sau 30 năm thành lập
12:09'
Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay, nâng cấp dịch vụ và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung nguồn lực hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm
11:31'
Về đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
-
Doanh nghiệp
HD Hyundai cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu lớn nhất Ấn Độ
07:18'
HD Hyundai cho hay công ty này sẽ cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, Cochin Shipyard, nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Jeju Air mở loạt đường bay mới tới Trung Quốc
07:13'
Theo Global Times, hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air có kế hoạch mở rộng các tuyến bay từ nhiều sân bay Hàn Quốc đến Trung Quốc khi nhu cầu du lịch dự kiến gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" công nghiệp châu Á đạt thỏa thuận về dự án sản xuất khí hóa lỏng
09:02' - 08/07/2025
Công ty công nghiệp nặng Samsung Heavy Industries của Hàn Quốc ngày 7/7 cho biết đã đạt được thỏa thuận trị giá 637 triệu USD để xây dựng một cơ sở sản xuất ngoài khơi tại Mozambique.