Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
Theo trang mạng ABC News của Australia, sự nổi lên của hình thức cho vay thế chấp bằng tiền điện tử ở Australia đang làm dấy lên mối lo ngại về rủi ro cho hệ thống tài chính.
Đây là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro. Vậy vấn đề cụ thể ở đây là gì?Một vài cá nhân và tổ chức ở Australia đang cung cấp dịch vụ cho vay thế chấp bằng tiền điện tử. Điều này có nghĩa là trong bất kỳ thỏa thuận cho vay nào, đồng bitcoin hay ether chẳng hạn, được chấp nhận làm tài sản thế chấp - một tài sản được đưa ra làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Hình thức cho vay này xuất hiện vào năm 2017 và dần trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch.Có một vài điểm đáng chú ý ở đây. Đầu tiên, một số nhà kinh tế cho rằng đây là một dịch vụ ngân hàng “điên rồ” vì đồng tiền điện tử chứa đựng rủi ro, biến động và không có giá trị nội tại. Thứ hai, hoạt động cho vay này vẫn được coi là hợp pháp và các nhà cho vay đều được cấp phép. Thứ ba, những người đi vay thông qua các hợp đồng cho vay này là những người tương đối giàu có. Cuối cùng, câu hỏi đáng được đặt ra là: liệu những người cho vay này có đang chơi một “trò chơi lớn” ở đây không? Và đó có thể là “trò chơi” gì?
Thực tế là tiền điện tử đang thâm nhập vào những lĩnh vực tài chính mà trước đó các lĩnh vực này vốn coi chúng là những thứ phi lý. Hiện nay, hàng triệu người Australia được cho là đang sở hữu ít nhất một loại tiền điện tử. Một số công ty Australia đang cung cấp dịch vụ cho vay thế chấp bằng tiền điện tử đối với các khách hàng cá nhân và ít nhất 5 công ty tài chính lớn của Australia cũng làm như vậy.Cách thức cho vay thế chấp bằng tiền điện tửMột khoản vay thế chấp bằng tiền điện tử thông thường có giá trị khoảng 140.000 AUD (87.920 USD). Người cho vay thu lợi nhuận bằng cách vay tiền mặt với lãi suất 11% từ ngân hàng và cho khách hàng vay lại với lãi suất cao hơn là 15%. Biên độ ở đây là 4 điểm %.
Nếu giá bitcoin tăng trong thời hạn vay, khách hàng có thể vay thêm tiền để mua ô tô hoặc thậm chí là tiền đặt cọc mua nhà chẳng hạn. Nếu giá bitcoin giảm mạnh, người đi vay sẽ được yêu cầu phải bù thêm tiền.Tỷ lệ giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp (Loan to Value ratio - LVR) tại mỗi công ty cho vay có sự khác nhau, song một trong những bên cho vay mà tác giả bài viết đã liên hệ cho biết LVR của họ là 50%. Nhìn chung, LVR càng thấp thì rủi ro đối với khách hàng càng cao và rủi ro đối với tổ chức tài chính càng thấp.Nói một cách đơn giản, chỉ trong trường hợp giá của tiền điện tử được sử dụng làm tài sản thế chấp sụt giảm mạnh thì bên cho vay mới gặp rủi ro về tài chính. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sự biến động về giá của tài sản này vẫn được coi là một rủi ro.Ngân hàng không muốn dính líu đến tiền điện tử
Những điều trên có thể giải thích tại sao các ngân hàng thương mại lại ngần ngại cung cấp tài chính cho những người cho vay dùng thế chấp bằng tiền điện tử này.
Ông Johnny Phan, nhà đồng sáng lập Vield - công ty dịch vụ tài chính được hỗ trợ bằng tiền điện tử tại Australia – chia sẻ: "Hiện tại, nếu một người bước vào một ngân hàng thông thường và có vốn chủ sở hữu bằng bitcoin, ngân hàng sẽ không cho người đó vay. Ngân hàng chỉ cho vay dựa trên tài sản hoặc hồ sơ tín dụng của khách hàng”. Ông cho rằng công ty Vield của ông cũng làm theo cách tương tự như việc ngân hàng cho vay, nhưng sử dụng bitcoin thay vì bất động sản để làm tài sản đảm bảo.Vield cho biết họ rất tự tin vào việc ngày càng có nhiều người quan tâm coi bitcoin như một loại tài sản và cũng coi hoạt động cho vay của công ty là một dịch vụ dành cho những người đi vay có chung sự tự tin đó. Tóm lại, nếu bitcoin là một tài sản hợp pháp, tại sao nó lại không thể thay thế nhà ở hoặc nhà riêng để thế chấp hoặc bảo đảm cho một khoản vay?Và mọi chuyện diễn ra không như mong đợi. Vào tháng 7/2022, Bayani, một người đam mê tiền điện tử, đã thế chấp 1,6 bitcoin để vay 20.000 USD từ sàn giao dịch tiền điện tử và đơn vị cho vay có trụ sở tại Mỹ có tên là Celsius. Tuy nhiên, giá bitcoin sau đó giảm mạnh và Celsius gặp khó khăn về tài chính. Bayani nhận được email từ Celsius thông báo rằng LVR của anh ấy đang sụt giảm và anh ấy cần phải cung cấp thêm tài sản thế chấp. Anh ấy đã ngần ngại khi thực hiện theo yêu cầu của công ty cho vay vì theo anh ấy, có nhiều đồn đoán trên mạng xã hội rằng công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Cuối cùng anh ấy đã mất toàn bộ số bitcoin của mình trị giá hơn 50.000 USD. Sau này, Bayani chỉ nhận được 33.000 USD sau khi tài sản thế chấp là bitcoin bị thanh lý. Bayani đã phải dùng phần lớn số tiền đó để trả khoản vay 20.000 USD, chỉ còn lại 13.000 USD.Nguy cơ đe dọa sự ổn định tài chính
Nhà kinh tế học độc lập Saul Eslake cho biết sự sụp đổ của cả các tổ chức tài chính lớn và nhỏ sử dụng tiền điện tử làm tài sản đảm bảo có thể gây ra rủi ro lớn cho sự ổn định tài chính của Australia, đặc biệt là nếu hoạt động cho vay thế chấp bằng tiền điện tử trở nên phổ biến.
Ông cho rằng trong trường hợp giá trị của những tài sản đó đảo ngược đáng kể và không còn thị trường cho các tài sản này nữa, thì lịch sử cho thấy điều sẽ xảy ra là: Mọi người sẽ bán những gì họ có thể bán, thay vì nhất thiết là bán những gì họ nên bán, để thoát khỏi tình trạng khó khăn hoặc vị thế không thanh khoản (tình huống mà tài sản khó bán hoặc trao đổi thành tiền mặt nếu không hạ bớt giá trị của chúng). Do đó, mọi thứ sẽ diễn ra theo chiều hướng hiệu ứng lan truyền. Tiền điện tử - từ một loại tài sản không mang ý nghĩa hệ thống lớn nào – có thể trở thành một loại tài sản mang ảnh hưởng lớn xét theo góc độ ổn định tài chính nói chung.Nguyên nhân đơn giản là: các tài sản thế chấp như nhà ở thì không thường xuyên sụt giảm mạnh.Trên thực tế, tài sản thế chấp nói chung được sử dụng để bảo đảm cho các khoản vay được biết đến với tính ổn định về mặt tài chính. Các nhà kinh tế lo ngại rằng các tổ chức cho vay thế chấp bằng tiền điện tử sở hữu danh mục cho vay lớn có thể gặp khó khăn trong việc trang trải các nghĩa vụ tài chính của mình trong trường hợp giá tiền điện tử giảm mạnh. Nhìn chung, bản thân người cho vay và khách hàng đi vay đều có nguy cơ rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương về tài chính.Chỉ cần một nhóm người "hoảng loạn" bán cổ phiếu hoặc các tài sản khác để cố gắng kiếm tiền trả khoản vay của họ có thể khiến hiệu ứng ảnh hưởng trên toàn cầu.
Các nhà kinh tế cho rằng điều này gây ra vấn đề cho tất cả mọi người. Bà Diana Mousina, phó kinh tế trưởng của công ty dịch vụ tài chính AMP cho rằng mối lo ngại về ổn định tài chính sẽ có nguy cơ tác động tiêu cực đối với các hộ gia đình và đặc biệt là những doanh nghiệp. Vì vậy, nếu việc cho vay trong lĩnh vực tiền điện tử được coi là rủi ro thì điều này trở thành vấn đề đối với chính phủ vì họ có khả năng phải cứu trợ các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, và điều đó buộc chính phủ phải vào cuộc.Các rủi ro khácChỉ có một số ít đơn vị cho vay ở Australia chấp nhận tiền điện tử làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Mặc dù không có mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu nào đối với hệ thống tài chính của Australia, nhưng chính quyền liên bang và các cơ quan quản lý vẫn đang giám sát những tổ chức cho vay này.
Ủy Ban Chứng Khoán và Đầu Tư Australia (ASIC) cho rằng: "Tài sản tiền điện tử có thể có tính biến động cao. Các bên cho vay đảm bảo khoản vay bằng tiền điện tử có thể gặp rủi ro là tài sản thế chấp không đủ để trang trải khoản vay nếu giá trị của tiền điện tử giảm nhanh chóng. Đối với người tiêu dùng, điều này có nghĩa là rủi ro cao hơn khi khoản vay của họ bị thu hồi sớm và cần phải thanh lý tài sản tiền điện tử của mình nếu không đáp ứng được nghĩa vụ phải trả nợ”.Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là: ngành công nghiệp cho vay thế chấp bằng tiền điện tử này rất muốn phát triển, nhưng các nhà kinh tế đánh giá việc ngành này càng phát triển thì càng gây ra rủi ro lớn cho sự ổn định tài chính của Australia.Nhà kinh tế học độc lập Saul Eslake cho biết: "Điều mà luật pháp cần làm, điều mà các cơ quan quản lý cần làm, là đảm bảo rằng những người không thực sự hiểu biết gì hoặc không có khả năng hiểu và đánh giá những rủi ro về tài chính sẽ không bị những nhà điều hành vô lương tâm dụ dỗ".Việc hiểu được những rủi ro đối với tiền điện tử có thể là điều không đơn giản. Tuy nhiên, câu chuyện này còn có một diễn biến khác.Tiền điện tử đang hướng đến tính hợp phápTrong khi các nhà kinh tế mong muốn ngành này tiếp tục là một dịch vụ ngách, đồng thời ASIC yêu cầu ít nhất là họ phải tuân thủ luật pháp, thì bản thân các nhà cho vay lại muốn hoạt động cho vay này mang tính chính thống.
Nếu bitcoin hoặc Ethereum được chấp nhận làm tài sản thế chấp, điều này sẽ làm cho ngành tài chính dựa trên cơ sở tiền điện tử này “có cảm giác” gắn bó với nền tài chính chính thống hơn. Hay như Johnny Phan của Vield nói: "Tôi nghĩ chúng tôi đang phục vụ một thị trường ngách. Thị trường mục tiêu hoặc khách hàng mục tiêu của chúng tôi là những người nắm giữ bitcoin và họ là những người tin tưởng lâu dài vào bitcoin. Vì vậy, nếu bạn không nắm giữ bitcoin và không cần vay tiền, bạn sẽ không đến với chúng tôi”.Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ là người tin tưởng vào bitcoin, và những hiệu ứng lan tỏa từ chương trình nghị sự ủng hộ tiền điện tử của ông đang thúc đẩy nhu cầu tăng vọt đối với loại tiền này, đẩy giá lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 1/2025. Liệu động lực này có đủ mạnh để tiền điện tử có thể thâm nhập vào nền tài chính chính thống như một hình thức chứng khoán được chấp nhận rộng rãi hay không? Đó thực sự phải là một cuộc cách mạng.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.