The Economist: Cuộc chiến chip nhớ bước sang một giai đoạn mới
Khi mạch vi xử lý (chip) được phát minh vào năm 1958, vai trò quan trọng đầu tiên của chúng là bên trong tên lửa hạt nhân. Ngày nay, khoảng 1.000 tỷ con chip được tạo ra mỗi năm, hay trung bình 128 chiếc trên mỗi đầu người.
Ngày càng nhiều thiết bị và máy móc có gắn chip hơn, với một chiếc ô tô điện có thể có hơn 3.000 con chip. Các loại hình tính toán mới bùng nổ, như trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu. Nhu cầu sẽ tăng cao hơn nữa khi ngày càng có nhiều máy móc công nghiệp được kết nối và trang bị cảm biến.
Trong nhiều thập kỷ, một mạng lưới rộng lớn các công ty sản xuất chip đã hợp tác và cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này và hiện doanh thu hàng năm của các công ty này là 450 tỷ USD. Không một ngành công nghiệp nào khác có sự kết hợp giữa khoa học phần cứng, vốn lớn và sự phức tạp như thế.
Tác động của ngành công nghiệp này cũng rất rộng lớn. Khi chuỗi cung ứng này ngừng lại, hoạt động kinh tế có thể bị đình trệ. Trong tháng này, tình trạng tạm thời thiếu hụt chip đã khiến các dây chuyền sản xuất ô tô trên khắp thế giới ngừng hoạt động.
Cũng không có ngành công nghiệp nào có thể gây bùng nổ như ngành công nghiệp này. Trong vài năm, Mỹ đã thực thi lệnh cấm vận ngày càng tăng lên đối với Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu chip trị giá hơn 300 tỷ USD mỗi năm. Những căng thẳng mới trong ngành công nghiệp chip đang làm cho những rạn nứt địa chính trị ngày càng lớn hơn.
Nước Mỹ đang tụt hậu trong lĩnh vực sản xuất chip khi sản xuất chip đang tập trung ở Đông Á và Trung Quốc đang tìm cách tự cung ứng. Trong thế kỷ 20, "điểm nghẽn" kinh tế lớn nhất thế giới liên quan đến việc vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz. Chẳng bao lâu nữa, điểm tắc nghẽn sẽ tại một số khu công nghệ ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Bắt đầu với những thay đổi trong ngành công nghiệp này. Nhu cầu tăng vọt và những kiểu tính toán mới đã dẫn đến thời kỳ hoàng kim trong thiết kế chip. Nhà sản xuất chip đồ họa Mỹ Nvidia hiện là công ty sản xuất chip có giá trị lớn nhất của Mỹ - trên 320 tỷ USD.
Yêu cầu tạo ra những con chip hiệu suất cao hơn - ít nóng hơn, tốc độ hay tuổi thọ pin cao hơn - cũng đang thu hút những người ngoại đạo vào cuộc chơi thiết kế chip. Tháng 11/2020, Apple đã công bố máy tính Mac chạy bằng chip riêng của mình (hãng này cũng đã sử dụng chip riêng trên iPhone) và Amazon đang phát triển chip cho các trung tâm dữ liệu của mình.
Sự bùng nổ của thiết kế chip cũng đã thúc đẩy các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp, ví dụ Nvidia trả giá 40 tỷ USD để mua công ty thiết kế chip ARM (Anh). Trong tương lai, một cách tiếp cận mã nguồn mở mới trong thiết kế chip, được gọi là RISC-V, có thể dẫn đến sự đổi mới hơn nữa.
Ngược lại với sự sôi động trên là việc hợp nhất trong sản xuất chip. Cuộc đấu tranh quyết liệt kéo dài 60 năm để giành quyền thống trị đang đi đến hồi kết thúc. Định luật Moore, cho rằng tiêu tốn năng lượng của máy tính sẽ giảm một nửa sau mỗi 18 -24 tháng, đang bắt đầu thất bại.
Về mặt kỹ thuật, mỗi thế hệ chip sẽ khó chế tạo hơn so với thế hệ trước và do chi phí xây dựng nhà máy tăng cao, số tiền đánh cược sẽ ngày càng lớn hơn. Số lượng các nhà sản xuất hàng đầu trong ngành công nghiệp này đã giảm từ trên 25 năm 2000 xuống còn 3.
Công ty nổi tiếng nhất trong ba công này, Intel, đang gặp khó khăn. Intel đã sa thải người đứng đầu, một sự thừa nhận là đang gặp khó khăn. Công ty này có thể rút lui khỏi việc sản xuất các chip tiên tiến nhất, được gọi là thế hệ 3 nm, và thuê sản xuất bên ngoài nhiều hơn, giống như hầu hết các công ty khác.
Điều đó có thể làm cho hai công ty khác “hào hứng”, đó là Samsung của Hàn Quốc và TSMC của Đài Loan. TSMC vừa công bố một trong những ngân sách đầu tư lớn nhất thế giới đối với một công ty tư nhân. Một loạt các công ty hạng A từ Apple, Amazon đến Toyota và Tesla đều dựa vào hai nhà sản xuất chip này.
Sự đổ vỡ lớn khác trong ngành công nghiệp này đang diễn ra ở Trung Quốc. Vì mất vị thế trong sản xuất chip, Mỹ đã tìm cách đảm bảo rằng Trung Quốc cũng bị tụt lại phía sau. Lệnh cấm vận công nghệ của Mỹ bắt đầu với phạm vi hẹp chống lại Huawei với lý do an ninh quốc gia, nhưng các lệnh cấm và hạn chế hiện có hiệu lực đối với ít nhất 60 công ty, trong đó có nhiều công ty liên quan đến chip.
SMIC, công ty sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc, vừa bị đưa vào "danh sách đen", tương tự là Xiaomi, một hãng sản xuất điện thoại thông minh. Tác động của các biện pháp này đang bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Trong quý cuối cùng của năm 2020, doanh số bán hàng của TSMC cho khách hàng Trung Quốc đã giảm 72%.
Đáp lại, Trung Quốc đang đầu tư lớn để có thể nhanh chóng tự cung ứng chip. Mặc dù chip đã xuất hiện trong các kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc từ những năm 1950, nhưng nước này vẫn tụt hậu trong lĩnh vực này 5-10 năm.
Một quỹ hỗ trợ trị giá trên 100 tỷ USD đang được triển khai. Trong năm ngoái, hơn 50.000 công ty đã đăng ký hoạt động có liên quan đến chip - và do đó đủ điều kiện để nhận trợ cấp từ quỹ này.
Các trường đại học hàng đầu đã tăng cường các chương trình học về chip của mình. Nếu thời đại của những con chip tiên tiến do Mỹ sản xuất sắp kết thúc, thì thời đại sản xuất các con chip tại Trung Quốc có thể đang bắt đầu.
Thật khó để bỏ qua những mối quan ngại. Nếu Mỹ rút khỏi lĩnh vực sản xuất tiên tiến và Trung Quốc tiếp tục dồn các nguồn lực vào đó, Nhà Trắng sẽ có xu hướng thắt chặt hơn nữa các lệnh cấm vận để cản trở sự phát triển của Trung Quốc.
Điều đó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Và logic của quy mô không thay đổi sẽ dẫn đến việc sản xuất tập trung đến mức báo động. Các nhà sản xuất độc quyền có thể bắt đầu sử dụng quyền quyết định giá của mình. Ngành công nghiệp chip đã sẵn sàng cho tình trạng phá vỡ lẫn nhau, trong đó Mỹ và Trung Quốc đều có khả năng phá hỏng nền kinh tế của nước kia.
Một số nhân vật diều hâu tại Mỹ và châu Âu muốn đáp lại bằng việc họ cũng trợ cấp đối với chất bán dẫn. Nhưng điều đó sẽ cản trở sự phục hồi của thị trường tự do trong thiết kế chip và nhiều khả năng sẽ thất bại.
Thay vào đó, những người sử dụng chip như Apple nên yêu cầu TSMC và Samsung đa dạng hóa nơi đặt các nhà máy. Mỹ phải thuyết phục Đài Loan và Hàn Quốc cắt giảm các trợ cấp mềm của mình đối với các nhà sản xuất chip để các công ty này có thêm động lực xây dựng các nhà máy trên khắp thế giới.
Cuối cùng, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cần tạo ra một khuôn khổ có thể dự đoán được cho giao thương với Trung Quốc trong các lĩnh vực nhạy cảm, bao gồm chip, cho phép nước này tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong khi vẫn bảo vệ được các lợi ích của phương Tây.
Người tiền nhiệm của ông đã thực hiện một mớ hỗn độn các biện pháp kiểm soát nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, trong lĩnh vực chip cũng như tài chính. Những điều này đã tạo động lực cho Trung Quốc tự phát triển nhanh hơn các giải pháp thay thế.
Những con chip đầu tiên có thể đã được sử dụng trong tên lửa, nhưng sẽ là khôn ngoan nếu tránh chúng trở thành ngòi nổ cho một cuộc Chiến tranh Lạnh trong thế kỷ XXI./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Doanh số bán chip của Mỹ chiếm 47% trên toàn cầu
07:50' - 03/02/2021
Hiệp hội ngành sản xuất chip (SIA) cho biết, doanh số bán của các nhà sản xuất chip của Mỹ năm 2020 đạt 208 tỷ USD, chiếm 47% tổng doanh số bán của toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thúc đẩy gói cứu trợ 1.900 tỷ USD
14:57' - 02/02/2021
Ngày 1/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ hy vọng rằng đề xuất về gói cứu trợ liên quan đến dịch COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD của ông có thể nhận được sự ủng hộ của hai đảng trong quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
CBO: Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm nay
10:02' - 02/02/2021
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 1/2 nhận định rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ phục hồi từ đại dịch COVID-19 vào giữa năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Cách tiếp cận mới của chính quyền Mỹ về chính sách thương mại
06:30' - 31/01/2021
Theo tờ Wall Street Journal, các thành viên hàng đầu của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hứa hẹn một cách tiếp cận rất khác đối với thương mại quốc tế.
-
Đời sống
Thu nhập của dân Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến
16:46' - 30/01/2021
Báo cáo ngày 29/1 của Bộ Thương mại Mỹ cho hay, thu nhập của người dân Mỹ tăng mạnh hơn và chi tiêu tiêu dùng giảm ít hơn dự báo trong tháng 12/2020.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ xem xét lại thỏa thuận Giai đoạn 1 với Trung Quốc
15:01' - 30/01/2021
Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ xem xét tất cả các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia mà cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra, bao gồm cả thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.