The Economist: Đại dịch COVID-19 nới rộng khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo
Thực tế, trong năm 2020, GDP bình quân đầu người của Mỹ giảm khoảng 4%, chỉ cao hơn khoảng 0,5% so với mức giảm trung bình của các thị trường mới nổi.
Nhưng các dự báo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hồi tháng Tư cho thấy, trong năm 2021, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ vượt xa mức tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi khi đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành ở những nơi như Brazil và Ấn Độ, trong khi tốc độ tăng trưởng của các quốc gia nghèo có thể sẽ còn thấp hơn nữa.
Theo tạp chí The Economist, điều đáng lo ngại hơn là đại dịch COVID-19 có thể định hình lại nền kinh tế toàn cầu, khiến những nỗ lực nhằm đạt được mức thu nhập cao gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, triển vọng xấu hơn đối với các nước nghèo sẽ khiến việc xử lý các cuộc khủng hoảng trong tương lai, từ đại dịch đến biến đổi khí hậu, trở nên khó khăn hơn và thế giới các nước giàu có phải lưu ý điều này.
Các nhà kinh tế đã tính toán, thu nhập ở các nền kinh tế nghèo sẽ dần dần bắt kịp thu nhập ở các nền kinh tế giàu, dựa trên kinh nghiệm ở châu Âu trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khi những nước đi sau về công nghiệp đã bắt kịp và vượt qua Anh. Các quốc gia lạc hậu có thể học hỏi bí quyết mới nhất từ những quốc gia hàng đầu.
Vào những năm 1950, hai nhà kinh tế học Robert Solow và Trevor Swan đã phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế, theo đó việc lợi tức vốn ở các nước nghèo cao hơn ở các nước giàu giúp thu hút nhiều vốn đầu tư hơn và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các nước này.
Tuy nhiên, khi các học giả thu thập thêm dữ liệu của nhiều quốc gia hơn, thế kỷ XX lại không phải là một giai đoạn mà thu nhập của các nước hội tụ về một điểm cao mà lại là “thời kỳ phân hóa lớn”, theo nhận định của Giáo sư Lant Pritchett, thuộc Đại học Oxford. Sau đó, các nước nghèo bắt đầu phát triển nhanh hơn các nước giàu một cách phi thường.
Theo nghiên cứu của các học giả Michael Kremer thuộc Đại học Chicago, Jack Willis của Đại học Columbia và Yang You thuộc Đại học Hong Kong (Trung Quốc), trong khoảng thời gian từ 1985 đến 1995, khoảng cách giữa mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước mới nổi so với các nước giàu tăng thêm 0,5% mỗi năm. Nhưng từ năm 2005 đến 2015, khoảng cách này giảm với tốc độ 0,7% mỗi năm.
Tốc độ tăng trưởng của các nước giàu chậm lại đã hỗ trợ cho sự thay đổi này, nhưng quan trọng hơn là tốc độ tăng trưởng của các nước nghèo tăng lên trên diện rộng. Theo nghiên cứu gần đây của Dev Patel thuộc Đại học Harvard, Justin Sandefur và Arvind Subramanian thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu, tỷ lệ các nền kinh tế đang phát triển bị suy thoái đã giảm đáng kể.
Trong thập niên 1980, 42% các nước có thu nhập thấp ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 16% trong những năm 2000 và 2010.
Sự “thay đổi vận mệnh” này đã gây ra ảnh hưởng to lớn đối với nhiều vấn đề, từ kinh tế - xã hội đến địa chính trị. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học không biết chắc tại sao tăng trưởng đột ngột bùng nổ và do đó họ gặp khó khăn trong việc đánh giá khả năng thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia sẽ tiếp diễn như thế nào.
Các nước thu nhập thấp đã phát triển nhanh hơn các nước thu nhập cao 1,5% trong những năm 2000, nhưng khoảng cách giảm xuống chỉ còn 0,65% trong những năm 2010. Kể từ những năm 2010, sự khoảng cách này cũng bị thu hẹp hơn về mặt địa lý.
Trong khi thu nhập ở các nền kinh tế mới nổi châu Á và châu Âu tiếp tục tăng, thu nhập ở các nền kinh tế mới nổi châu Mỹ, Mỹ Latinh, Trung Đông và khu vực phía Nam sa mạc Sahara bắt đầu tụt lại vào khoảng năm 2013.
Sự sụt giảm GDP bình quân đầu người trong năm 2020 đã xóa bỏ gần như toàn bộ những thành tích quý giá về thu nhập mà các nước này đã đạt được trong một thập kỷ. Một số quốc gia có thể nhanh chóng khôi phục những thiệt hại đó, mặc dù việc triển khai tiêm chủng chậm chạp và tình hình dịch bệnh tiếp tục bùng phát sẽ làm cho vấn đề này thêm phức tạp.
Giá nguyên liệu tăng có thể thúc đẩy triển vọng của các nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, trong khi việc chuyển nhiều dịch vụ hơn sang mô hình trực tuyến hậu COVID-19 có thể mở ra nhiều cơ hội cho thương mại.
Theo một số cách khác, nền kinh tế của các nước đang phát triển cũng trở nên kiên cường hơn. Ông Kremer và những người cùng nghiên cứu đã đánh giá 32 chỉ số về chất lượng quản trị, chính sách kinh tế vĩ mô và sự phát triển tài chính. Họ nhận thấy có 29 trong số các chỉ số này ở các nước nghèo được cải thiện nhiều hơn so với các nước giàu trong khoảng thời gian từ 1985 đến 2015.
Tuy nhiên, các yếu tố khác thúc đẩy tăng trưởng trong những năm 2000 và 2010 - chẳng hạn như sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và bùng nổ thương mại đi cùng với sự phát triển của các chuỗi cung ứng toàn cầu - không thể dễ dàng lặp lại.
Mối quan ngại về độ tin cậy của chuỗi cung ứng, cộng thêm các “nút thắt cổ chai” về hậu cần, đang “bao vây” nền kinh tế toàn cầu và có thể dẫn đến một số đình trệ trong hoạt động thương mại. Có lẽ đáng lo ngại nhất là khả năng đại dịch gây ra bất ổn chính trị và xã hội, đặc biệt là ở các khu vực nghèo khó, hủy hoại nền tảng cho tăng trưởng ổn định.
Các nước nghèo có thể không chống chịu được những thách thức này. Ông Patel và các nhà nghiên cứu khác cho biết, ngay cả với tốc độ tăng trưởng trong hai thập kỷ qua, các nền kinh tế đang phát triển trung bình sẽ mất khoảng 170 năm để thu hẹp một nửa khoảng cách thu nhập với các nước giàu.Các nước nghèo vẫn rất dễ rơi vào khủng hoảng, và việc đạt được tăng trưởng ổn định sau giai đoạn đó càng trở nên khó khăn hơn./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Oxford Economics: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có đà nhờ vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu
07:20' - 23/04/2021
Công ty tư vấn Oxford Economics đã đưa ra những đánh giá tích cực về Việt Nam.
-
DN cần biết
Cách khai thác xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu
14:49' - 08/04/2021
Tác động của đại dịch COVID-19 là một "cú sốc" về cung và cầu, nên những biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế của dịch bệnh này đều tính đến đồng thời cả nguồn cung và cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Sự cố Kênh đào Suez thúc đẩy xu hướng chuyển dịch mới của chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 06/04/2021
Câu chuyện về con tàu Ever Given và Kênh đào Suez đã làm nổi bật hơn nữa sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng thúc đẩy những thay đổi của nền kinh tế thế giới vốn đã diễn ra từ trước.
-
Ý kiến và Bình luận
Counterpoint: Việt Nam đang thăng hạng trong chuỗi cung ứng toàn cầu
15:37' - 31/03/2021
Hãng phân tích công nghiệp toàn cầu Counterpoint có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) ngày 30/3 có bài viết cho rằng Việt Nam đang thăng hạng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản: Khoảng cách giàu nghèo gia tăng do dịch COVID-19
14:21' - 28/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Nhật Bản như khoảng cách giàu nghèo trong xã hội gia tăng, lao động mất việc làm, đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống và du lịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.