The Economist: Suy thoái có thể không làm giảm lạm phát tại châu Âu
Tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone), giá tiêu dùng trong tháng 10/2022 đã tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp thứ hai liên tiếp, đi theo con đường Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đi. Các quan chức rất hy vọng lạm phát đã đến gần đỉnh.
Những người lạc quan cho rằng Eurozone không thực hiện các biện pháp kích thích tài chính lớn sau đại dịch COVID-19 như Mỹ có nghĩa lạm phát được thúc đẩy bởi các cú sốc về nguồn cung và giá năng lượng, chứ không phải do nền kinh tế phát triển quá nóng.
Các gói chi tiêu gần đây ở châu Âu nhằm tìm cách giảm bớt tác động từ giá năng lượng cao, chứ không phải kích thích chi tiêu. Trong quý II/2022, tăng trưởng tiêu dùng tại Eurozone tăng chưa đến 2% so với cùng kỳ năm 2019. Ở Mỹ, con số đó là 7%.
Hơn nữa, các chỉ báo tâm lý không cho thấy nền kinh tế châu Âu đang hướng tới suy thoái. Tiền lương tăng vừa phải và không có mấy dấu hiệu về vòng xoáy lương - giá.
Giá năng lượng hiện tại và tương lai trên thị trường bán buôn đã giảm so với mức cao điểm của mùa Hè. Các nút thắt cổ chai ảnh hưởng đến mọi thứ, từ vi mạch đến đồ nội thất, đã cải thiện. Có lẽ đỉnh lạm phát thực sự đang ở gần.
Tuy nhiên, tạp chí The Economist cho rằng sự lạc quan đó có thể là không có cơ sở. Giá năng lượng thấp hơn cần có thời gian để chuyển đến người tiêu dùng. Hầu hết mọi người vẫn đang chứng kiến mức tăng giá khổng lồ.
Pháp có tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong Eurozone là 7,1% vào tháng 10, một phần do chính phủ nước này đã giới hạn giá khí đốt và điện. Tuy nhiên sang năm tới, giá sẽ được phép tăng 15%, làm tăng thêm lạm phát. Ở Đức, nhiều hộ gia đình có hợp đồng dài hạn và dần dần sẽ được gia hạn với giá cao hơn.
Và dù giá bán buôn năng lượng giảm trong cái nắng ấm áp của tháng 10, các dự báo trung hạn vẫn là mùa Đông lạnh và khô. Điều đó có nghĩa giá năng lượng nhiều khả năng sẽ tăng trở lại. Hơn nữa, phía Nga có thể làm leo thang cuộc chiến năng lượng.
Giá năng lượng và thực phẩm chỉ chiếm chưa đến 1/3 rổ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để đo lường lạm phát. Nhưng xu hướng trong phần còn lại của rổ cũng đáng lo ngại. Giá dịch vụ và hàng hóa ngoài thực phẩm và năng lượng trong ba tháng qua đã tăng 6% so với năm trước.
Mặc dù giá năng lượng có thể là một phần nguyên nhân của sự tăng giá này - ví dụ như các nhà hàng cần sưởi ấm - quy mô của sự gia tăng đó cho thấy lạm phát đang lan rộng. Chuyên gia Chris Marsh của công ty nghiên cứu thị trường Exante lưu ý rằng tình hình của châu Âu có vẻ tương tự như ở Mỹ vài tháng trước.
Tăng lương cũng có khả năng làm tăng lạm phát. Cho đến nay, lương của người lao động châu Âu đã tăng rất ít. Không giống như ở Mỹ, cứ 10 người lao động thì có sáu người có thỏa thuận thương lượng tập thể và thỏa thuận có xu hướng kéo dài từ một năm trở lên - nghĩa là phải mất thời gian để các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến lương của họ.
Các nhà đàm phán công đoàn đã hạn chế các yêu cầu, nhận thức được rằng vòng xoáy giá cả, tiền lương có thể quay lại ám ảnh họ. Nhưng sự kiên nhẫn của các nhà đàm phán đang bắt đầu vơi đi. Các công đoàn trong khu vực công của Đức sẽ tham gia các cuộc đàm phán sắp tới để tìm kiếm mức tăng 10,5%.
Vấn đề đối với các ông chủ là thị trường lao động vẫn đặc biệt căng thẳng. Tỷ lệ doanh nghiệp báo cáo tình trạng thiếu nhân viên đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất đứng ở mức cao gần kỷ lục trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Một lý do là sự tồn đọng rất lớn của các đơn đặt hàng từ thời đại dịch.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, các công ty sản xuất phải mất trung bình trên năm tháng để đáp ứng các đơn hàng đã có, tăng so với mức bốn tháng trước khi COVID-19 xảy ra. Thêm vào đó là nhóm lao động nghỉ việc mỗi năm ở các quốc gia già hóa như Italy và Đức. Sang năm 2023, nhiều khả năng thị trường lao động sẽ vẫn căng thẳng như vậy.
Ngay cả khi mọi người mong đợi một cuộc suy thoái diễn ra trong thời gian ngắn, điều đó vẫn khó có thể chế ngự được lạm phát. Trong trường hợp đó, ECB sẽ phải siết chặt các chính sách một lần nữa.
Chuyên gia Marsh lưu ý Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) trong những năm 1970 thậm chí không hề nao núng khi nền kinh tế suy yếu và họ đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Tập đoàn bảo hiểm lớn thứ 5 châu Âu tổn thất nặng do bão Ian
11:10' - 11/11/2022
Tập đoàn bảo hiểm Zurich của Thụy Sỹ dự kiến chịu khoản tổn thất trước thuế 550 triệu USD từ cơn bão Ian.
-
Thị trường
Giá khí đốt bán buôn tại châu Âu đã giảm, hóa đơn năng lượng vẫn rất cao
21:17' - 09/11/2022
Giá khí đốt bán buôn tại châu Âu đã giảm từ mức kỷ lục được ghi nhận sau khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra, nhưng hóa đơn năng lượng vẫn rất cao, dù các chính phủ đã hỗ trợ người tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
EC: Động lực tăng trưởng kinh tế châu Âu đã "biến mất"
12:27' - 09/11/2022
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cho rằng nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đến một bước ngoặt, trong đó phần lớn động lực tăng trưởng đã "biến mất".
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo: Nắng nóng có thể khiến 90.000 người châu Âu tử vong mỗi năm
11:02' - 09/11/2022
Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cảnh báo các đợt nắng nóng có thể khiến 90.000 người châu Âu tử vong/năm cho tới cuối thế kỷ này.
-
Ý kiến và Bình luận
Các quan chức EU: Kinh tế châu Âu có thể suy giảm
13:07' - 08/11/2022
Ủy viên phụ trách kinh tế của EU Paolo Gentiloni ngày 7/11 cảnh báo kinh tế châu Âu đang chậm lại và có thể suy giảm trong ít nhất là những tháng mùa Đông, do khủng hoảng năng lượng và lạm phát cao.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Châu Âu phải lập tức hành động để ngăn chặn thiếu khí đốt
08:02' - 04/11/2022
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo châu Âu phải lập tức hành động để ngăn chặn tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên trong năm tới, trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung sau xung đột ở Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.