Thế giới có nên đặt cược vào các loại thuốc sẵn có để chống virus Corona?
Ngày 2/2, Bộ Y tế công cộng Thái Lan tuyên bố một bệnh nhân nhiễm virus Corona đã tiến triển tốt sau khi sử dụng hỗn hợp các thuốc chữa cúm oseltamivir và thuốc điều trị HIV lopinavir và ritonavir. Trước khi sử dụng những loại thuốc này, một bệnh nhân 71 tuổi người Trung Quốc đã không có dấu hiệu phục hồi nào sau 10 ngày được chuẩn đoán nhiễm loại virus trên.
Tuy nhiên, trong vòng 48 giờ sau khi sử dụng các loại thuốc nêu trên, bệnh nhân nữ này đã cải thiện tình trạng sức khỏe và được xét nghiệm âm tính với virus Corona.
Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đang thí nghiệm 30 loại thuốc, bao gồm những loại thuốc sử dụng với nữ bệnh nhân trên và thuốc chống HIV Kaletra do hãng AbbVie của Mỹ sản xuất.Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người đối với thuốc Kaletra, dẫn đến việc AbbVie tuyên bố rằng công ty này sẽ viện trợ số thuốc Kaletra trị giá khoảng 2 triệu USD cho Chính phủ Trung Quốc.
Trong khi đó, nhiều công ty đang khẩn trương tìm kiếm những phương pháp mới để đối phó với virus Corona. Ngày 3/2, công ty GlaxoSmithKline tuyên bố sẽ phối hợp với Liên minh Sáng kiến Sẵn sàng ứng phó với đại dịch (CEPI) phát triển một loại vắc-xin. Công ty có trụ sở tại Anh này vừa mới đưa ra 14 loại thuốc điều trị HIV.Nhiều tin tức về những loại thuốc dự kiến được sử dụng đã được công bố trên các tạp chí y học trên mạng. Vào sáng 4/2, 8 bài viết được đưa ra, trong đó có một bài đề cập đến những loại thuốc do một công ty dược phẩm Nhật Bản sản xuất.Ngày 28/1, các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và những người khác đã báo cáo về thuốc nelfinavir của hãng Japan Tobacco, trong khi ngày 30/1, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quân y Trung Quốc và Đại học Tứ Xuyên đã báo cáo về các loại thuốc điều trị HIV do hãng Gilead Sciences sản xuất.
Tuy nhiên, tất cả những thí nghiệm trên là sự mô hình hóa trên máy tính, dẫn đến những nghi ngờ về hiệu quả của các loại thuốc này trên những bệnh nhân ngoài thực tế.
Những loại thuốc thử nghiệm trên được lựa chọn dựa trên phương thức phát triển của các loại virus. Virus corona, HIV và cúm là virus RNA, có phương thức nhân bản tương tự nhau.Nhiều loại thuốc sẵn có ức chế sự phát triển của virus và theo đó được kỳ vọng sẽ có những công hiệu tương tự đối với virus Corona chủng mới.
Việc sử dụng một loại thuốc sẵn có có thể đẩy nhanh quá trình phát triển một phương pháp điều trị, bởi vì việc phát triển một loại thuốc mới thường mất nhiều thập kỷ để trải qua quá trình thử nghiệm lâu dài trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trên người.
Bắt nguồn từ sự cấp bách của tình hình, Trung Quốc được cho là đã nới lỏng các quy định để rút ngắn thời gian phát triển phương pháp điều trị virus Corona. Thông thường, việc quản lý những loại thuốc có sẵn cho liệu trình điều trị các loại bệnh cũng như việc thông qua các loại thuốc đó cần phải có thử nghiệm độc lập.Ở Nhật Bản, bảo hiểm y tế công cộng thường không bao gồm các loại thuốc đang trong quá trình phát triển, trừ khi loại thuốc đó trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng về công hiệu và độ an toàn.Mặc dù Chính phủ vẫn chưa đưa ra chính sách loại trừ cho dịch bệnh hiện tại, nhưng họ có thể cho phép những bệnh nhân bị nhiễm virus sử dụng các loại thuốc chưa chính thức trong một quy trình thử nghiệm lâm sàng hoặc có thể bảo hộ cho việc sử dụng các loại thuốc này.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng không có loại thuốc nào trong số trên được khẳng định công hiệu. Theo Giáo sư Hitoshi Oshitani thuộc Đại học Dược Tohoku, “nhiều bệnh nhân chỉ có những triệu chứng nhẹ khi nhiễm virus Corona, hoặc có thể phục hồi hoàn toàn mà không cần điều trị.Do đó, chúng ta không thể khẳng định chắc chắn liệu một loại thuốc đã có công dụng đối với một bệnh nhân sau khi sử dụng loại thuốc đó”.
Oshitani lưu ý đến những nỗ lực tìm ra các loại thuốc chống dịch SARS trong năm 2002-2003, theo đó, có rất nhiều tin tức, bài viết đưa tin về việc các loại thuốc điều trị những loại bệnh khác đã được chứng minh hiệu quả, nhưng cuối cùng không loại nào trong số đó thật sự hiệu quả.
Mặc dù có nhiều bài viết đưa tin về việc ai đó tìm thấy một loại thuốc hiệu quả trong thời gian tới, nhưng theo vị Giáo sư trên, “chúng ta cần phải hết sức cẩn trọng cho đến khi quá trình thử nghiệm lâm sàng hoàn tất”./.- Từ khóa :
- virus corona
- trung quốc
- kinh tế trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc gấp rút xây bệnh viện mới 1.000 giường
11:42' - 24/01/2020
Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đang gấp rút xây một bệnh viện mới gồm 1.000 giường để điều trị những bệnh nhân bị lây nhiễm virus corona.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm gần 2% khi dịch viêm phổi tại Trung Quốc diễn biến khó lường
10:24' - 24/01/2020
Giá dầu thế giới đã giảm gần 2% trong phiên 23/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm nCoV trong bệnh viện
10:17' - 24/01/2020
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn về việc phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona trong bệnh viện.
-
Kinh tế tổng hợp
Thêm một thành phố tại Trung Quốc ngừng hoàn toàn giao thông công cộng
09:56' - 24/01/2020
Hoàng Thạch trở thành địa phương thứ 7 tại Trung Quốc áp dụng biện pháp này.
-
Chứng khoán
Chứng khoán toàn cầu hầu hết giảm điểm do nỗi lo về dịch viêm phổi tại Trung Quốc
09:52' - 24/01/2020
Chứng khoán toàn cầu một lần nữa phải chịu áp lực trong phiên ngày 23/1 khi nỗi lo về sự lây lan dịch bệnh viêm phổi lạ do chủng virus corona mới.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản “lao đao” vì virus corona
09:19' - 24/01/2020
Dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra đang tác động tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản, Hàn Quốc xác nhận ca mắc bệnh viêm phổi do virus corona thứ hai
09:18' - 24/01/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 24/1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã xác nhận trường hợp thứ hai mắc bệnh viêm phổi lạ do chủng virus corona mới gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.