Thế kẹt của Mỹ giữa quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên
Chủ tịch Kim Jong-un đã gây sốc cho thế giới bằng một chuyến tàu lửa chứ không phải là một tên lửa đạn đạo. Chuyến tàu được trang bị vũ khí - một di sản từ thời cha của ông, người bị hội chứng "sợ máy bay" - đã đến Trung Quốc, đánh dấu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kể từ khi lên nắm quyền.
Mặc cho nhiều năm căng thẳng do tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã thể hiện tình hữu nghị nồng thắm trong suốt chuyến thăm. Tại Bắc Kinh, ông Kim Jong-un nói rằng có một thực tế không thể thay đổi là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sẽ tới Trung Quốc, và đó là "trách nhiệm chính thức" của ông đối với "giá trị và sự tiếp nối quan hệ Triều-Trung qua nhiều thế hệ".
Bắc Kinh đưa ra tuyên bố nồng ấm tương tự, nhấn mạnh "tình hữu nghị truyền thống sâu sắc" giữa hai nước. Những tuyên bố đó chứng minh Trung Quốc và Triều Tiên vẫn xem nhau là đồng minh thiết yếu.
Chuyến thăm Trung Quốc được coi là sẽ giúp ông Kim có lợi thế hơn trong các cuộc đàm phán sắp tới với Washington, đồng thời làm giảm khả năng chính quyền Mỹ thúc ép Bình Nhưỡng phải chấp nhận khung thời gian cũng như việc phi hạt nhân hóa theo lập trường của Mỹ.
Còn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thông qua việc tiếp xúc với ông Kim, đã tái khẳng định quan điểm rằng Bắc Kinh vẫn là nhân tố chủ chốt nắm quyền kiểm soát tình hình khu vực sau khi Trung Quốc đứng ngoài các động thái ngoại giao giữa Washington, Seoul và Bình Nhưỡng trong vài tuần qua.
Theo các phương tiện truyền thông của cả Trung Quốc và Triều Tiên, ông Kim đến Bắc Kinh theo lời mời của ông Tập để trao đổi với nhà lãnh đạo Trung Quốc tình hình gần đây trên bán đảo Triều Tiên.
Mặc dù có thể không thích ông Kim Jong-un, song Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn trải thảm đỏ đón nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, có lẽ để thăm dò ý định thực sự của ông Kim đằng sau các hoạt động ngoại giao thân thiện gần đây với Hàn Quốc và Mỹ, đồng thời cũng để đảm bảo rằng Bình Nhưỡng sẽ không tiến tới một thỏa thuận có thể gây phương hại tới lợi ích của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán sắp tới.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đạt được nhiều kết quả khi chấp nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc. Đầu tiên, ông Kim Jong-un tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải tuyên bố phản đối bất kỳ biện pháp phi hòa bình nào để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trong trường hợp đàm phán với Mỹ thất bại.
Theo tuyên bố chính thức được đăng tải bởi hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã yêu cầu Bắc Kinh "đảm bảo biện pháp tham vấn và đối thoại trong giải quyết vấn đề cũng như đảm bảo hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên". Chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định lập trường đó bằng những lời lẽ tương tự.
Mặc dù đó chỉ là những tuyên bố nhắc lại của Trung Quốc trong thời gian dài, song sự khẳng định trước công chúng của Tập Cận Bình rằng Trung Quốc phản đối hành động quân sự tấn công bán đảo Triều Tiên là một chiến thắng ngoại giao đối với Bình Nhưỡng. Tập Cận Bình còn nhấn mạnh "không điều gì có thể làm thay đổi tình hình quốc tế và khu vực hiện nay", Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì quan hệ mạnh mẽ với Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, khi ở thăm Bắc Kinh, ông Kim Jong-un đã kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc đền đáp "thiện chí" của Triều Tiên và tiến hành "những biện pháp tích cực, đồng bộ cho một nền hòa bình trên thực tế". Đây là dấu hiệu cho thấy Kim Jong-un đã giành được sự ủng hộ của Trung Quốc đối với quan điểm phi hạt nhân hóa theo lập trường của Triều Tiên, theo đó hầu hết các biện pháp trừng phạt cần ngay lập tức được dỡ bỏ và Triều Tiên sẽ có các bước đi "đền đáp" tương ứng.
Trong khi vẫn không rõ ông Kim Jong-un sẽ trao đổi những gì với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 5 tới, Bắc Kinh có thể can dự để tiến trình phi hạt nhân hóa diễn tiến theo đề nghị của ông Kim.
Với sự cài đặt lại quan hệ một cách bất ngờ giữa Bắc Kinh và Bình
Thứ nhất, Mỹ rất khó duy trì quan hệ phối hợp với Trung Quốc để tạo sức ép tối đa đối với Triều Tiên trong lĩnh vực kinh tế. Trung Quốc đã ký các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Triều Tiên từ năm ngoái - bao gồm cả lệnh cấm xuất khẩu than đá cho Triều Tiên, đóng cửa các doanh nghiệp Triều Tiên và các doanh nghiệp liên doanh giữa hai nước ở Trung Quốc, giảm nhập khẩu dầu lửa của Triều Tiên.
Mặc dù Bắc Kinh cam kết hợp tác với Mỹ để tiến hành các biện pháp khắt khe nhất, không khoan nhượng đối với Triều Tiên, đến nay, khi ông Kim Jong-un đã bày tỏ thái độ sẵn sàng thương lượng, Bắc Kinh có thể sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Thứ hai, với sự ủng hộ của Trung Quốc, ông Kim Jong-un sẽ cảm thấy có nhiều sức mạnh hơn trong thúc đẩy khung thời gian và tiến trình phi hạt nhân hóa theo lập trường của nước này trong đàm phán với Mỹ.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng Triều Tiên không có ý định phi hạt nhân hóa một cách đầy đủ, trong khi đó, chính quyền Trump khăng khăng rằng Bình Nhưỡng phải chấp nhận việc giải giáp chương trình vũ khí hạt nhân một cách hoàn toàn, có thể thẩm tra, không thể đảo ngược và rằng "thời gian đã hết" để đạt được mục tiêu này một cách hòa bình.
Với việc củng cố quan hệ với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Kim Jong-un có thể cảm thấy yên tâm khi yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc trao nhiều "phần thưởng" hơn cho Bình Nhưỡng để đổi lấy một số nhượng bộ, nhất là sự đảm bảo của Trung Quốc trong việc đứng về phía Triều Tiên nếu các cuộc đàm phán thất bại.
Để đảm bảo Trung Quốc và Hàn Quốc không bắt đầu nới lỏng các biện pháp trừng phạt một cách vội vã,
Điều này buộc Mỹ phải đưa ra một kế hoạch từng bước, khả thi cho tiến trình phi hạt nhân hóa, trong đó bắt đầu với mức thấp như là buộc Triều Tiên phải chấp nhận đóng băng và có thể thẩm tra việc sản xuất các nguyên liệu hạt nhân và hoạt động phát triển tên lửa, đổi lại, một số biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ.
Việc đặt ra khung thời gian hợp lý và các yêu cầu để Seoul và Bắc Kinh không thể cản trở có thể làm tăng cơ hội củng cố hợp tác điều phối chính sách giữa hai nước này với Mỹ mà không phải với Bình Nhưỡng.
Cuối cùng, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra định hướng cho các cuộc đàm phán sắp tới với Triều Tiên. Vẫn chưa rõ Mỹ có kế hoạch thực sự cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay không trong bối cảnh chính quyền Trump có nhiều thay đổi nhân sự quan trọng thời gian gần đây, sự thiếu hụt các vị trí chủ chốt trong Bộ Ngoại giao và không có đặc phái viên phụ trách vấn đề Triều Tiên.
Quả bóng hiện nằm trên phần sân của Mỹ, ông Trump sẽ có các động thái nhanh chóng và khôn ngoan để thúc đẩy quan điểm của ông, đảm bảo vai trò trọng yếu trong xử lý vấn đề, hay lại là các hành động chống lại chính ông khi bước vào cuộc gặp với ông Kim Jong-un vào tháng 5 tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Triều Tiên lần đầu đề cập đến các cuộc gặp thượng đỉnh
08:01' - 10/04/2018
Truyền thông Triều Tiên ngày 10/4 đưa tin nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un đã chủ trì một cuộc họp đảng Lao động Triều Tiên trong ngày 9/4.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên "trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6"
07:42' - 10/04/2018
Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tiếp tục siết chặt hoạt động xuất khẩu sang Triều Tiên
10:06' - 09/04/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này đã cấm xuất khẩu sang CHDCND Triều Tiên các mặt hàng lưỡng dụng, vừa phục vụ mục đích dân sự vừa có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xác nhận Triều Tiên sẵn sàng đàm phán từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân
07:46' - 09/04/2018
Mỹ xác nhận rằng Triều Tiên sẵn sàng đàm phán về việc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân trong cuộc gặp thượng đỉnh song phương, dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Hai miền Triều Tiên tích cực chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 3
20:31' - 05/04/2018
Dự kiến, các nhóm chuyên viên riêng rẽ của Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tiến hành các cuộc gặp vào ngày 7/4 tới để thảo luận việc thiết lập đường dây nóng giữa hai nhà lãnh đạo hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên có thể đã dừng hoạt động một lò phản ứng hạt nhân
08:37' - 05/04/2018
Triều Tiên tuyên bố các cơ sở hạt nhân của nước này nhằm mục đích sản xuất điện, song chúng từ lâu đã bị nghi ngờ sản xuất plutoni để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.