Thị trường châu Á biến động ngược chiều khi chờ đợi số liệu kinh tế Mỹ
Theo đó, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 51 xu (tương đương 0,6%) lên mức 82,89 USD/thùng lúc 14 giờ 30 phút (giờ Việt Nam). Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 55 xu (0,7%) lên 78,57 USD / thùng.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ hôm 14/5, lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 3,104 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/5. Lượng dự trữ xăng cũng giảm 1,269 triệu thùng trong khi lượng sản phẩm chưng cất tăng 673.000 thùng. Báo cáo chính thức của cơ quan quản lý Mỹ sẽ được công bố vào muộn ngày 15/5. Nhiều khả năng báo cáo này cũng cho thấy lượng dầu thô dự trữ tại Mỹ giảm, do các nhà máy lọc dầu tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu tăng trước mùa lái xe cao điểm trong dịp nghỉ Hè. Bên cạnh đó, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ cũng sẽ được công bố vào thứ Tư. Giới quan sát jy vọng báo cáo sẽ đưa ra dấu hiệu rõ ràng hơn về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay hay không. Nếu kịch bản này xảy ra, nền kinh tế Mỹ sẽ nhận được động lực tăng và thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu. Nhà phân tích thị trường độc lập Tina Teng cho biết giá dầu cũng nhận được sự hỗ trợ từ đồng USD yếu hơn và các biện pháp kích thích từ Trung Quốc. Việc đồng bạc xanh yếu hơn khiến dầu – loại hàng hóa được tính giá theo USD – trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác. Bà nói thêm rằng chỉ số CPI của Mỹ và dữ liệu kinh tế của Trung Quốc là yếu tố then chốt thúc đẩy giá dầu trong phần còn lại của tuần này. Dự kiến Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu hoạt động kinh tế vào thứ Sáu (17/5). * Chứng khoán châu Á biến động trái chiều Thị trường châu Á chật vật tìm hướng đi trong phiên 15/5 trước khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát quan trọng vào cuối ngày. Tại Nhật Bản, chứng khoán nước này đóng cửa tăng nhẹ vào thứ Tư khi giới đầu tư thận trọng chờ đợi số liệu từ Mỹ. Chỉ số Nikkei 225 chuẩn tại Tokyo tăng 0,08% - tương đương 29,67 điểm và kết thúc ở mức 38.385,73 điểm. Các thị trường Sydney, Taipei và Jakarta cũng tăng trong phiên này. Ngược lại, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite Index giảm 0,82% (25,87 điểm) xuống 3.119,9 điểm. chứng khoán. Tương tự, chứng khoán Singapore, Wellington, Mumbai, Bangkok và Manila lại giảm. Các thị trường Hong Kong và Seoul đóng cửa nghỉ lễ. Ngoài việc theo dõi số liệu kinh tế sắp được công bố, giới đầu tư cũng đang chú ý tới lời cảnh báo từ Chủ tịch Fed rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tỏ ra khó khăn hơn dự kiến. Cũng có một số lo lắng trên các sàn giao dịch sau khi Bắc Kinh phản đối quyết định của Washington về áp đặt mức tăng thuế mạnh đối với hàng nhập khẩu từ nước này, như xe điện và chất bán dẫn. Nhưng mọi sự tập trung đều tập trung vào việc công bố CPI của Mỹ - chỉ số có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Fed về thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất khả thi trong năm nay. Còn tại Việt Nam, kết thúc phiên này, chỉ số VN-Index tăng 11,11 điểm, hay 0,89%, lên 1.254,39 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index ghi thêm 1,83 điểm, hay 0,77%, lên 236,78 điểm. * Giá vàng ít biến động khi thị trường chờ đợi số liệu kinh tế Mỹ Giá vàng ít biến động trong chiều 15/5 khi các nhà đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ, nhằm tìm ra manh mối về quỹ đạo cắt giảm lãi suất của Fed. Theo đó, giá vàng giao ngay giữ vững ở mức 2.359,99 USD/ounce vào lúc đầu giờ chiều Việt Nam và giao dịch trong phạm vi hẹp 6 USD, sau khi đã tăng 1% vào thứ Ba. Giá vàng tương lai của Mỹ tăng 0,2% lên 2.365,50 USD/ounce. Nhà phân tích thị trường Kyle Rodda tại chuyên trang tài chính Capital.com cho biết giá vàng hiện phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu CPI của Mỹ bắt đầu giảm, điều đó sẽ là thông tin tích cực đối với vàng. Kim loại quý này đang có vị thể tận dụng động lực tích cực đó nhờ vào khả năng phục hồi của nó cho đến thời điểm này. Nhưng nếu CPI tăng cao hơn dự kiến, điều đó sẽ thực sự làm rung chuyển tất cả các thị trường và làm xói mòn niềm tin rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay. Báo cáo việc làm tháng Tư yếu hơn dự kiến tại Mỹ đã làm tăng kỳ vọng về việc Fed giảm lãi suất vào tháng 9. Vàng thường được coi như một biện pháp phòng ngừa khi lạm phát phi mã. Song giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, nhưng lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể. Tại Việt Nam, chiều 15/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 87,70 – 90,20 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)./.- Từ khóa :
- Chứng khoán
- Mỹ
- Fed
- vàng
- dầu
Tin liên quan
-
Chứng khoán
VN-Index vượt 1.250 điểm sau khi Ủy ban Chứng khoán xử phạt một loạt công ty
11:13' - 15/05/2024
Mặc dù đầu tháng 5, Ủy ban Chứng khoán xử phạt một loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin, nhưng thị trường chứng khoán diễn biến khá tích cực và trong đầu giờ sáng 15/5, VN-Index vượt 1.250 điểm
-
Chứng khoán
Căng thẳng Mỹ - Trung chi phối các thị trường chứng khoán châu Á sáng 13/5
12:40' - 13/05/2024
Các nhà đầu tư hiện đang theo dõi sát sao CPI của Mỹ để tìm kiếm thêm manh mối về lộ trình lãi suất của Fed.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lập kỷ lục
11:06' - 11/05/2024
Ngày 10/5, chứng khoán châu Âu ngập sắc xanh với chỉ số chứng khoán tại London, Paris, Frankfurt lập kỷ lục mới, trong khi các cổ phiếu được hưởng lợi từ mức lợi nhuận cao trong quý I.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.