Thị trường bán lẻ: Cạnh tranh khối nội, khối ngoại ngày càng khốc liệt
Đó là xếp hạng về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) do Tập đoàn tư vấn thị trường AT Kearney (Mỹ) công bố hàng năm.
Đây là cơ hội cạnh tranh, nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trong việc tạo sự bứt phá, tìm hướng đi mới cho mình trước sự tham gia của các thương hiệu bán lẻ nước ngoài.
Thương hiệu ngoại mở rộng mạng lưới
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện chiếm khoảng 17% thị phần bán lẻ qua Trung tâm thương mại, siêu thị và 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi.
Ngoài ra, khối FDI còn chiếm 15% thị phần của phương thức bán hàng qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần bán lẻ không thông qua cửa hàng (bán hàng trực tuyến qua Internet, truyền hình, điện thoại…).
Những “ông lớn” bán lẻ đang có mặt trên thị trường bán lẻ Việt Nam như: Central Group, Lotte, Aeon, Berli Jucker (BJC), Emart… không ngừng mở rộng mạng lưới khiến câu chuyện cạnh tranh ngày càng sôi động.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, khi tham gia sâu vào các Hiệp định thương mại, do việc xóa bỏ thuế quan, thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng hấp dẫn nên nguồn hàng vào thị trường rất phong phú, khiến sự cạnh tranh giữa khối nội và khối ngoại sẽ gay gắt hơn trong thời gian tới.
Vấn đề này đang là áp lực dồn lên vai các nhà bán lẻ nội địa trước việc làm thế nào để tồn tại và phát triển. Để tiến vào thị trường Việt Nam nhanh nhất, doanh nghiệp ngoại đã chọn phương án mua lại các hệ thống bán lẻ rồi đưa công nghệ vào khai thác kinh doanh.
Thực tế cho thấy, thời gian qua những thương hiệu ngoại đã đẩy mạnh sự hiện diện của mình trong "cuộc đua" tranh giành thị trường bán lẻ. Sau khi Central Group mua lại hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim, doanh nghiệp này đã mở rộng thêm 14 Trung tâm trên toàn quốc cuối năm 2016.
Xu hướng các nhà bán lẻ này hướng tới là xây dựng các siêu thị không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm giải trí phổ thông mà còn tạo ra xu hướng mua sắm giải trí mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.
Mục tiêu đến năm 2021, Central Group sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi về mặt doanh số và số lượng siêu thị so với hiện nay.
Mặc dù chưa công bố chính thức thời điểm mở cửa, nhưng theo thông tin, 7-Eleven - thương hiệu cửa hàng tiện ích nổi tiếng thế giới thuộc sở hữu của Seven & Holdings Group (Nhật Bản) sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào đầu năm 2018.
Thương hiệu này đặt mục tiêu sau 3 năm có mặt tại Việt Nam sẽ mở 100 cửa hàng và 1.000 cửa hàng trong 10 năm sau đó.
Xoay quanh vấn đề nhiều hệ thống bán lẻ được thay tên, đổi chủ cho các doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước, b à Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc SaigonFood chia sẻ, mỗi lần đổi chủ, các siêu thị này lại chủ động thay đổi kế hoạch phát triển, đặc biệt tăng mạnh tỷ lệ % chiết khấu.
Trong khi các siêu thị nội có mức chiết khấu là 10%, thì các siêu thị ngoại dao động từ 20 - 30%. Điều này cảnh báo nguy cơ về sự lấn lướt của các nhà bán lẻ ngoại nên không có cách nào khác là các doanh nghiệp trong nước phải tăng cường liên kết và đẩy mạnh bán hàng ở kênh siêu thị hiện đại.
Phát triển thị trường “ngách”
Theo Bộ Công Thương, hiện thị trường bán lẻ thực phẩm Việt Nam có khoảng 800 đại siêu thị, siêu thị, 150 Trung tâm thương mại, 9.000 chợ truyền thống, 2.000 cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini và 1,3 triệu cửa hàng nhỏ lẻ của các hộ gia đình.Riêng phân khúc cửa hàng tiện lợi, đã có nhiều thương hiệu trong và ngoài nước quan tâm và tham gia như: Vinmart+, Saigon Co.op, Circle K, Shop & go, B’smart…
Các chuyên gia cho rằng, với xu hướng phát triển thương mại hiện đại, hệ thống cửa hàng tiện lợi, tiện ích sẽ còn gia tăng vì nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng ở các phân khúc khác nhau.Đây cũng là hướng đi mà các doanh nghiệp trong nước đang làm trong khi chờ đợi những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Trong bán lẻ đa sản phẩm, hệ thống Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Tp.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) bên cạnh việc đẩy mạnh mở rộng mạng lưới siêu thị ra các tỉnh, thành phố, Saigon Co.op cũng đang tập trung nguồn lực vào hệ thống cửa hàng tiện lợi.
Mới đây 12 Co.op Smile được xây dựng tại Tp.Hồ Chí Minh là mô hình cửa hàng tiện lợi đầu tiên của Saigon Co.op và dự kiến hệ thống này sẽ tăng lên 200 cửa hàng trong năm 2017.
Dù mới tham gia thị trường, nhưng Vingroup đã xây dựng được hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống cửa hàng tiện lợi mang các thương hiệu Vinmart, Vinmart+.Trong năm nay, Vingroup đặt mục tiêu mở thêm 70 - 80 siêu thị Vinmart và 1.500 cửa hàng Vinmart+ ở các huyện vùng sâu, vùng xa để gia tăng độ phủ của mạng lưới, chiếm được thị phần trước các đối thủ.
Mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước phát triển.Chấn chỉnh các địa phương tuân thủ theo đúng quy định liên quan của pháp luật trong việc cấp phép, quản lý hoạt động phân phối, bán lẻ doanh nghiệp FDI. Đây được coi là đòn bẩy của Chính phủ trong việc vực dậy ngành bán lẻ trong nước.
Theo nhận định của ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan, thị phần bán lẻ hiện đại tại Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ, nhưng khi nói đến bán lẻ ai cũng nghĩ đến các cửa hàng bán lẻ hay siêu thị.Trong khi đó, thị phần bán lẻ còn 75% ở thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ông Mười cho rằng, nếu các doanh nghiệp không “cày sâu quốc bẫm”, không tranh thủ chiếm lĩnh thị trường vùng sâu, vùng xa thì sẽ là quá muộn khi các nhà bán lẻ ngoại vào khai thác.
Do vậy, các doanh nghiệp phải tách ra những kênh bán lẻ khác nhau để có cách quản trị khác nhau, phục vụ tốt hơn người tiêu dùng.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc Saigon Co.op, thực tế các doanh nghiệp trong nước đã canh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực bán lẻ nhiều năm nay.Đơn cử như thủ tục kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) là quy tắc bắt buộc đối với nhà bán lẻ ngoại khi mở cơ sở thứ hai; diện tích trên 500m2 sẽ phải kiểm tra nhu cầu kinh tế tại địa bàn theo các tiêu chí cụ thể...
Tuy nhiên, do thiếu đồng bộ trong áp dụng giữa các tỉnh, thành phố nên các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã mở rộng hệ thống các cửa hàng tiện ích có diện tích dưới 500 m2. Vô hình chung, các điểm phân phối này không bị hạn chế bởi quy định ENT và chiếm lĩnh các mặt bằng khá tốt.
“Việc các nhà bán lẻ nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ giúp gia tăng cạnh tranh, tạo “đòn bẩy” cho các doanh nghiệp trong nước phát triển nếu như được kiểm soát tốt và có chính sách đúng.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương và các địa phương cần phải quy hoạch lại mạng lưới bán lẻ chi tiết, áp dụng các quy tắc ENT để ưu tiên các điểm bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước. Các tiêu chí xét ENT phải đồng bộ và do một cơ quan cấp phép từ Trung ương đến địa phương”, ông Nhân cho biết./.
- Từ khóa :
- ngành bán lẻ
- ngành bán lẻ tphcm
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Tập đoàn bán lẻ Tesco chịu phạt 214 triệu USD vì bê bối khai khống lợi nhuận
15:54' - 28/03/2017
Đây là thỏa thuận mà Tesco vừa đạt được với Cơ quan Chống gian lận Nghiêm trọng (SFO) của Anh - đơn vị phụ trách điều tra vụ việc này.
-
Kinh tế Thế giới
Tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới bị thua trên "sân nhà"
05:42' - 12/03/2017
Lợi nhuận hoạt động của Carrefour trong năm 2016 đã giảm 3,8% xuống 2,35 tỷ euro (2,5 tỷ USD). Tại Pháp, lợi nhuận hoạt động của Carrefour đã giảm tới 13,4%.
-
Hàng hoá
Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến ngành bán lẻ Việt Nam
09:52' - 28/02/2017
Hãng H&M của Thụy Điển sẽ mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam trong năm 2017, cho thấy xu hướng quan tâm tới thị trường bán lẻ Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ cổ phần hóa khâu kinh doanh bán lẻ điện sau năm 2020
08:05' - 26/02/2017
Theo lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực thì khâu kinh doanh bán lẻ điện sẽ được tách ra và cổ phần hóa vào giai đoạn sau năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.