Thị trường chứng khoán quý 1 có nguy cơ rơi vào trầm lắng vì COVID-19
Diễn biến của thị trường chứng khoán quốc tế cũng như Việt Nam trong những phiên giao dịch từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã làm đảo lộn mọi dự báo trước đó về triển vọng thị trường chứng khoán trong năm 2020. Thậm chí, thị trường chứng khoán có nguy cơ rơi vào trầm lắng do virus corona (COVID-19), nhất là trong quý 1/2020.
Trong báo cáo thị trường tài chính tiền tệ tháng 1/2020 do nhóm chuyên gia của Công ty chứng khoán SSI công bố ngày 13/2 cho thấy, nếu không có Corona, thị trường chứng khoán quý 1 có thể đã khởi sắc nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung và dòng vốn nước ngoài.
Cho đến giữa tháng 1/2020, các nhà quản lý quỹ trên toàn cầu vẫn tỏ ra lạc quan với tỷ trọng đầu tư cổ phiếu trong danh mục đạt mức cao nhất 17 tháng. Dòng vốn vào các thị trường mới nổi liên tục tăng và cũng với đó là đà mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 1/2020, xu hướng dòng vốn trên toàn cầu bắt đầu đảo chiều. COVID-19 làm giảm mạnh dự báo tăng trưởng của các nước Đông Á, đẩy các nhà quản lý quỹ phải thay đổi chiến lược. Nhóm các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Á bị rút vốn mạnh, do có mức độ liên thông về sản xuất và tiêu dùng lớn với Trung Quốc. Giá trị rút vốn khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu ở khu vực này vào tuần đầu tháng 2 đã tăng lên mức cao nhất 19 tuần.
Do đó, triển vọng thu hút vốn nước ngoài cho thị trường chứng khoán trong tháng 2 và kể cả các tháng tiếp theo của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh có thể khiến thời gian phong tỏa ở Trung Quốc kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp Việt nam. Đây sẽ là đợt tác động tiêu cực thứ 2, sau đợt 1 là sụt giảm du lịch và tiêu dùng. Cục diện này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường. Cả 2 nhân tố cơ bản, dòng vốn và tâm lý thị trường đều yếu sẽ triệt tiêu sức bật của thị trường chứng khoán Việt nam trong quý 1/2020.
Ở kịch bản tích cực, việc khống chế dịch bệnh đạt thành công ngay trong tháng 2, cùng với đó sức cầu tiêu dùng và chuỗi sản xuất ít bị ảnh hưởng sẽ mang lại diễn biến khả quan hơn cho thị trường. Điểm thuận lợi trong đợt dịch năm nay đó là mức độ công bố thông tin và sự quyết tâm kiểm soát dịch bệnh của các Chính phủ. Minh bạch thông tin có thể khiến tâm lý chịu sức ép ở giai đoạn đầu, tuy nhiên khi dịch bệnh được kiểm soát, tâm lý cũng sẽ được phục hồi nhanh.
Theo các chuyên gia của SSI, sức nóng của thị trường cần thêm rất nhiều thời gian để tích lũy. Với dự báo tăng trưởng kinh tế giảm và tác động tiêu cực từ dịch bệnh chưa thể tính toán đầy đủ, sự trầm lắng của quý 1 có thể kéo dài sang quý 2. Thậm chí, điều này có thể ảnh hưởng đến thị trường trong cả nửa cuối năm, nếu như không có những diễn biến mới giúp thay đổi cục diện kinh tế và thị trường chứng khoán.
Báo cáo đánh giá tác động về COVID-19 của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng cho thấy, các đợt dịch bệnh trong quá khứ đều tác động đến kinh tế các nước tâm dịch và gián tiếp ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của BSC, yếu tố tâm lý và cách hành xử với dịch bệnh mới là yếu tố quyết định mức độ thiệt hại. Dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng tiêu cực lên các thị trường trong ngắn hạn. Mức độ thiệt hại tập trung vào 3 tháng đầu và hồi phục đáng kể sau đó.
Dẫn chứng số liệu thống kê 13 đợt dịch bệnh kể từ 1980 đến nay cho thấy, chỉ số MSCI World Index phục hồi mạnh trung bình 0,4% sau 1 tháng; 3,08% sau 3 tháng và 8,5% sau 6 tháng. Do vậy, dịch bệnh là rủi ro với thị trường chứng khoán ngắn hạn nhưng cũng là cơ hội trong trung dài hạn.
Đánh giá tác động của virus Corona đến các ngành trên thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán nhận định một số ngành như hàng không, dầu khí và một số ngành xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng. Trong khi đó, y tế, hàng hóa thiết yếu, năng lượng và viễn thông là những ngành có thể được hưởng lợi.
Theo phân tích của các chuyên gia, ở thời điểm hiện nay, các nhà đầu tư có thể trông đợi vào làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia. Ở Việt Nam, đó là tích cực giải ngân đầu tư công và hạ lãi suất cho vay. Dịch bệnh sẽ là một động lực rất lớn để gia tăng quyết tâm tái cơ cấu, từ đó mang lại sức bật mạnh cho kinh tế Việt Nam cả ngắn hạn cũng như dài hạn.
Thêm vào đó là chờ kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng. Dù khả năng này vẫn còn yếu tố xem xét, nhưng những nỗ lực vừa qua của Việt Nam chắc chắn sẽ được ghi nhận, từ đó mang lại tâm lý tích cực cho thị trường.
Dựa trên lịch sử các đợt dịch bệnh và phản ứng của thị trường chứng khoán, các chuyên gia cũng cho rằng, đối với các nhà đầu tư đang nắm nhiều cổ phiếu, chiến lược lúc này cần hạ đòn bẩy, nhưng không bán hoảng loạn bằng mọi giá. Đồng thời, giảm tỷ trọng các cổ phiếu trong các ngành có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất từ dịch bệnh, nhất là với nhà đầu tư ngắn hạn.
Các nhà đầu tư cũng có thể tìm cơ hội tăng tỷ trọng tại các ngành, cổ phiếu theo lịch sử là được hưởng lợi. Trong khi đó, tiếp tục cập nhật thông tin về dịch bệnh và phản ứng của thị trường chứng khoán các quốc gia để có hành động hợp lý theo diễn biến chung…/.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Á đi xuống
17:27' - 13/02/2020
Dịch bệnh do COVID-19 đe dọa gây tổn hại đến nền kinh tế Trung Quốc. Ngân hàng ANZ cảnh báo tăng trưởng GDP quý I/2020 của nước này sẽ chậm lại ở mức 3,2-4,0%.
-
Chứng khoán
Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán "đón sóng" đầu năm?
17:17' - 13/02/2020
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, trong các năm trước, “sóng” đầu năm luôn là sự khởi đầu thuận lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để lại dư âm tích cực cho các tháng tiếp theo.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới tiếp tục khởi sắc trong phiên 12/2
09:23' - 13/02/2020
Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục khởi sắc trong phiên ngày 12/2 khi những lo ngại về tác động kinh tế lan rộng của dịch do virus Corona bắt nguồn từ Trung Quốc dịu xuống.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Cải thiện tính công bằng và minh bạch của thị trường cổ phiếu
13:00'
Thị trường cổ phiếu của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam mở cửa, đồng thời, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài: trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng gia tăng.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 21/3
08:50'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị giao dịch gồm: PLX và TNH.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên 20/3
08:26'
Thị trường chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch 20/3 với hy vọng những bất ổn trong ngành ngân hàng có thể dịu bớt.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu LDP bị vào diện cảnh báo và cắt margin
07:57'
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa ra thông báo về việc đưa cổ phiếu LDP vào diện bị cảnh báo và danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ (cắt margin).
-
Chứng khoán
9 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay
07:42'
Hôm nay 21/3, có 9 doanh nghiệp niêm yết bắt đầu thực hiện giao dịch cổ phiếu số lượng lớn.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á chốt phiên 20/3 giảm điểm khi cổ phiếu ngân hàng chịu sức ép
17:42' - 20/03/2023
Chốt phiên 20/3, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,4%, xuống 26.945,67 điểm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 2,7%, xuống 19.000,71 điểm.
-
Chứng khoán
Giá cổ phiếu của Credit Suisse lao dốc gần 62%
16:06' - 20/03/2023
Trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa tại Zurich ngày 20/3, giá cổ phiếu của Credit Suisse đã mất 61,95%.
-
Chứng khoán
Khối ngoại đảo chiều bán ròng sau 9 phiên mua ròng liên tiếp
15:47' - 20/03/2023
Cùng chung xu hướng với thị trường thế giới, chứng khoán Việt Nam lao dốc trong phiên hôm nay. Đáng chú ý sau sau 9 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại hôm nay đã đảo chiều bán ròng.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đa phần ảm đạm trong sáng 20/3
11:52' - 20/03/2023
Chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống trong sáng 20/3, khi các nhà đầu tư lo ngại về lĩnh vực tài chính bất chấp những nỗ lực xoa dịu thị trường của giới chức các nước.