Thị trường hàng hóa "sôi sục" trước thềm các sự kiện kinh tế lớn
*Vàng “neo” gần mức cao của hai tháng
Giá vàng châu Á giao dịch gần mức cao của hai tháng trong phiên ngày 4/3, sau khi số liệu kinh tế không như kỳ vọng trong tuần trước của Mỹ đã củng cố triển vọng về một đợt cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 6/2024.
Trong chiều 4/3, giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 2.081,34 USD/ounce. Tuy vậy, giá vàng vẫn gần mức cao nhất kể từ ngày 28/12 (2.088,19 USD/ounce). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,3% xuống 2.090,10 USD/ounce.
Nhà phân tích Edward Meir của công ty dịch vụ tài chính Marex cho biết lãi suất là yếu tố chính tác động đến giá vàng. Giá vàng tăng cao hơn trong phiên ngày 1/3 do một loạt thông tin vĩ mô được công bố ở Mỹ. Những thông tin này được cho là sẽ thúc đẩy Fed hạ lãi suất sớm hơn dự kiến. Giá vàng đã tăng khoảng 50 USD/ounce trong tuần trước do dữ liệu yếu kém về chi tiêu cho hoạt động xây dựng và sản xuất của Mỹ, cũng như sức ép giá giảm bớt. Theo LSEG, các nhà giao dịch kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 6/2024 và hiện khả năng điều này xảy ra vào khoảng 74% so với mức 65% cơ hội đưa ra đầu tuần trước đó. Lãi suất thấp làm tăng sức hấp dẫn của tài sản không sinh lời như vàng. Thị trường hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 2/2024 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 9/3 tới. Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạch kim giao ngay giảm 0,6% xuống 881,22 USD/ounce. Còn giá palladium ổn định ở mức 955,71 USD/ounce. Giá hai kim loại quý này đều giảm hơn 10% kể từ đầu năm đến nay. Giá bạc giao ngay giảm 0,6% xuống 23,01 USD/ounce. Tại thị trường Hà Nội vào lúc 16 giờ 22 phút ngày 4/3, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 78,70- 80,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). *Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiềuCác thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong bối cảnh Kỳ họp Lưỡng hội năm nay của Trung Quốc bắt đầu với phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai Chính Hiệp khóa 14 vào ngày 4/3, và Kỳ họp thứ hai Nhân Đại khóa 14 sẽ khai mạc vào ngày 5/3.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 40.000 điểm, và nhiều nhà phân tích dự đoán chỉ số này có thể tiếp tục tăng hơn nữa, nhờ lực đẩy từ phố Wall, báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực và sự lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI). Chỉ số Nikkei 225 đã tăng 0,5% lên 40.109,23 điểm. Chứng khoán Seoul, Mumbai, Manila và Kuala Lumpur tăng, trong khi chứng khoán Sydney, Wellington, Jakarta và Singapore giảm. Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,4% xuống 16.518,30 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải tăng 0,4% lên 3.039,31 điểm. Chuyên gia Stephen Innes của công ty quản lý tài sản SPI Asset Management cho biết đà tăng trên thị trường thế giới đã mang lại lực đẩy cho thị trường châu Á khi tuần mới bắt đầu. Theo ông, hy vọng về việc Mỹ cắt giảm lãi suất, dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt và niềm đam mê AI trong lĩnh vực công nghệ tăng cao đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư. Mặc dù Fed dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất muộn hơn thay vì sớm hơn trong năm nay, do dữ liệu lạm phát gần đây nóng hơn dự kiến, song thị trường đã được thúc đẩy nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng từ các công ty công nghệ lớn trong những tuần gần đây. Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ chờ đợi số liệu việc làm của Mỹ và phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Fed Jerome Powell.Bên cạnh đó, thị trường cũng đang theo dõi sát sao Kỳ họp Lưỡng hội năm nay của Trung Quốc - dự kiến sẽ đặt ra mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% cho năm 2024. GDP của Trung Quốc đã tăng 5,2% trong năm 2023, mức thấp nhất trong nhiều thập niên, không tính những năm đại dịch.
Trong kỳ họp Lưỡng hội này, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dự kiến sẽ công bố loạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xã hội trong năm nay, bao gồm mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm, cũng như các chính sách để đạt được những mục tiêu này. Trong khi các nhà phân tích kêu gọi sự can thiệp mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế, song chuyên gia Innes cho biết một biện pháp kích thích “lớn” có thể “làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng hiện có và gây rủi ro cho sự ổn định tài chính lâu dài”. Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể sẽ theo đuổi các biện pháp can thiệp mang tính chiến lược và có chừng mực hơn để hỗ trợ tăng trưởng trong khi vẫn duy trì cam kết phát triển theo định hướng chất lượng. Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index tăng 3,13 điểm (0,25%) lên 1.126,41 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,95 điểm (0,40%) lên 237,38 điểm. *Giá dầu tăng sau quyết định của OPEC+Giá dầu châu Á đi lên phiên ngày 4/3 sau khi Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tự nguyện hôm 3/3.
Khoảng 14 giờ 29 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc tăng 14 xu lên 83,69 USD/thùng sau khi tăng 2,4% trong tuần trước. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 3 xu lên 80 USD/thùng sau khi tăng 4,6% vào tuần trước. Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ cho biết các dấu hiệu nguồn cung thắt chặt trên thị trường giao ngay tiếp tục đẩy giá dầu thô lên cao hơn. Việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ tiếp tục làm giảm nguồn cung trong bối cảnh thị trường lo lắng về căng thẳng mới ở Trung Đông. OPEC+ đang gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong quý II/2024 và điều này dự kiến sẽ hỗ trợ thị trường trong bối cảnh lo ngại kinh tế toàn cầu và sản lượng tăng bên ngoài nhóm, trong đó thông báo của Nga gây ngạc nhiên cho một số nhà phân tích. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 3/3 cho biết Nga sẽ cắt giảm sản lượng và xuất khẩu thêm 471.000 thùng/ngày trong quý II với sự phối hợp của một số nước trong OPEC+. Phó chủ tịch cấp cao của công ty tư vấn Rystad Năng lượng, Jorge Leon cho biết việc cắt giảm của OPEC+ sẽ dẫn đến sản lượng của nhóm thấp hơn ở mức 34,6 triệu thùng/ngày trong quý II so với dự báo trước đó là sản lượng có thể tăng trên 36 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2024 khi các nhà sản xuất hủy bỏ việc cắt giảm nguồn cung. Các nhà giao dịch cho biết mặc dù quyết định của OPEC+ có tác động nhỏ đến biến động giá vì đã được dự đoán từ trước, song thị trường dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh thấp hoặc ngọt đang thắt chặt, làm gia tăng chênh lệch giá dầu Brent. Căng thẳng địa chính trị gia tăng do xung đột Israel-Hamas và các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ đã thúc đẩy giá dầu đi lên trong thời gian gần đây.Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới nằm trong xu hướng tăng giá
15:40' - 04/03/2024
Kết thúc tuần giao dịch cuối cùng của tháng 2, thị trường hàng hóa nguyên liệu nằm trong xu hướng giằng co, phân hóa và tăng mạnh về cuối tuần.
-
Thị trường
Ngành năng lượng thế giới: Trong nguy có cơ
08:54' - 04/03/2024
Các vụ thâu tóm đình đám của các tập đoàn dầu khí đã đưa giá trị các thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng tại Mỹ năm 2023 lên mức kỷ lục 192 tỷ USD.
-
Thị trường
Các nước OPEC+ công bố sản lượng dầu cắt giảm trong quý II
07:52' - 04/03/2024
Nhiều thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, ngày 3/3 đã lần lượt công bố sản lượng dầu cắt giảm trong quý II/2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Hà Nội phát động “Ngày hội Khuyến mại tháng 11”
22:16' - 26/11/2024
Tối 26/11, tại phố Hà Trì, quận Hà Đông, Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội chợ "Ngày hội Khuyến mại tháng 11".
-
Thị trường
Lai Châu: Giao thông mở hướng phát triển kinh tế mới cho vùng biên
17:30' - 26/11/2024
Huyện Phong Thổ, Lai Châu rất quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đến các xã, các bản khó khăn nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế cho bà con ở các địa phương.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp
09:15' - 26/11/2024
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,66% xuống 2.183 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30' - 25/11/2024
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34' - 25/11/2024
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.