Thị trường nhà đất toàn cầu đã sẵn sàng cho đợt tăng lãi suất?
Giá nhà trên thế giới đã tăng cao, hưởng lợi nhờ các biện pháp kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ mà các nước triển khai nhằm chống lại suy thoái kinh tế do dịch COVID-19. Tuy nhiên, thị trường nhà ở đối mặt với triển vọng ảm đạm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác hướng tới việc thắt chặt các chính sách để kiểm soát lạm phát đang tăng cao.
Gánh nặng nợ hộ gia đìnhCác nhà hoạch định chính sách ở khắp nơi đang theo dõi tác động của việc thắt chặt chính sách khi dư nợ cho vay mua nhà tăng vọt khiến nợ hộ gia đình tăng mạnh. Theo chi nhánh Fed tại Dallas, giá nhà ở 25 quốc gia, từ New Zealand, Australia đến Mỹ, đã tăng nhanh sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Số liệu tổng hợp cho thấy giá nhà trong giai đoạn tháng 7-9/2021 tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng giá nhà đã vượt mức tăng của thu nhập khả dụng ở 22 quốc gia.Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ở Mỹ, số dư nợ cho vay thế chấp để mua nhà gia tăng khiến nợ hộ gia đình toàn cầu tính đến hết tháng 9/2021 đạt mức kỷ lục 55.400 tỷ USD, tăng 6.000 tỷ USD so với trước đại dịch.Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cho rằng dư nợ của các khoản vay thế chấp tại nước này đến hết tháng 9/2021 đạt 216.000 tỷ yen (1.900 tỷ USD), tăng 5% so với hai năm trước, và nợ hộ gia đình tăng 4% lên 346.000 tỷ yen. Một chuyên gia cho biết, bên cạnh việc lãi suất giảm, đại dịch khiến nhiều người tiêu dùng tìm kiếm lối sống sinh hoạt mới.Khảo sát của Đại học Florida Atlantic và Đại học quốc tế Florida cho thấy, thành phố Boise của bang Idaho có mức tăng giá nhà cao nhất trong 100 thành phố ở Mỹ. Giá trung bình của một căn nhà đơn lập đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua lên khoảng 540.000 USD, khiến nhiều người phải trì hoãn kế hoạch mua nhà.Nhà kinh tế Steven Peterson thuộc Đại học Idaho chỉ ra rằng nguồn cung nhà ở Boise đã giảm trong vòng 10 năm qua do các dự án xây dựng bị đình trệ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở gần đây đã tăng lên khi thành phố thu hút người dân từ bang California và các bang khác - những người làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch. Nhiều người trong số họ đã mua được nhà nhờ vay tiền ngân hàng với lãi suất thấp, dựa vào chính sách nới lỏng của Fed.Áp lực từ việc tăng lãi suấtCuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ, là một ví dụ điển hình về những tác hại kinh tế do thị trường nhà ở phát triển quá nóng.Trong nửa đầu những năm 2000 sau khi bong bóng dot-com tan vỡ, lãi suất đã giảm từ khoảng 6% xuống chỉ còn hơn 1% nhờ các chính sách điều tiết của Fed. Các ngân hàng cung cấp khoản cho vay mua nhà dù khách hàng có điểm tín dụng thấp. Lãi suất bắt đầu tăng vào năm 2004, và giá nhà lao dốc trong năm 2007-2008, buộc các tổ chức tài chính phải bán tài sản có liên quan đến khoản vay mua nhà và ghi nhận khoản lỗ lớn.Giờ đây, các nhà quản lý tài chính dường như đã rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng trong quá khứ và siết chặt các quy định, trong khi các tổ chức cho vay đang cố gắng tránh rủi ro tiềm tàng. Với dư nợ của các khoản vay dưới chuẩn được chứng khoán hoá và các công cụ khác thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2007-2008, cơ hội để những sản phẩm tài chính này có thể làm rung chuyển hệ thống tài chính giảm đi rất nhiều.Tuy nhiên, theo David Rosenberg, người sáng lập công ty nghiên cứu độc lập Rosenberg Research & Associates, người mua nhà đã vay các khoản tiền lớn khi lãi suất thấp có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực khi lãi suất bắt đầu tăng lên. Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất vào tháng Ba tới, và triển khai thêm một vài lần tăng lãi suất khác trong suốt năm 2022.Công ty cho vay thế chấp mua nhà Liên bang Mỹ (FHLM), còn được gọi Freddie Mac, cho biết lãi suất thế chấp cố định 30 năm trong tháng 1/2022 ở mức 3,55%, tăng 0,5 điểm phần trăm trong một tháng. Ngân hàng JPMorgan dự báo rằng đầu tư vào nhà ở tại Mỹ, vốn tăng 9% vào năm 2021 so với năm trước, sẽ tăng trưởng chậm lại còn khoảng 1% trong năm 2022.Giá nhà ở Nhật Bản tăng chậm hơn các nước khác. Trong khi giá nhà chung cư tăng mạnh ở Tokyo và các khu vực đô thị khác, giá nhà nói chung chỉ tăng khoảng 1% kể từ khi dịch bệnh bùng phát, theo số liệu của Fed chi nhánh Dallas. Mức tăng tương đối thấp của giá bất động sản đã thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Nhật Bản. Một quỹ đầu tư nước ngoài gần đây đã đồng ý mua một số khách sạn từ Tập đoàn đường sắt và khách sạn Nhật Bản Seibu Holdings. Nhà nghiên cứu Makoto Sakuma thuộc viện nghiên cứu NLI nhận xét: “Các nhà đầu tư nước ngoài nhận ra việc bất động sản Nhật Bản bị định giá thấp và sẽ rót vốn vào lĩnh vực này”. Tuy vậy, một số nhà phân tích không quá lạc quan khi cho rằng đầu tư nước ngoài có thể giảm đi khi giá bất động sản ở các nước khác bắt đầu đi xuống.Mặt khác, việc lãi suất có xu hướng tăng cao hơn trên toàn thế giới cũng gây áp lực cho những quốc gia đã mạnh tay chi tiêu để ứng phó với cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra. Các khoản nợ công cũng phình to sau khi các chính phủ đã buộc phải phát hành thêm trái phiếu để tài trợ cho các chính sách tài khóa tích cực nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế.Theo Viện Tài chính Quốc tế, tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã chạm mức 361% vào năm ngoái, tăng 40 điểm phần trăm so với năm 2019. Các quốc gia có nợ công lớn và nền tài chính tương đối yếu, chẳng hạn như các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia Nam Âu, dễ bị tổn thương hơn trước tác động của lãi suất tăng. Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến tăng lãi suất cũng có xu hướng làm suy yếu đồng tiền ở các thị trường mới nổi, làm tăng chi phí nhập khẩu và tăng gánh nặng nợ nước ngoài./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
JP Morgan dự báo Fed sẽ có 9 lần tăng lãi suất liên tiếp
07:26' - 20/02/2022
Các nhà kinh tế của ngân hàng JPMorgan Chase & Co. cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tăng lãi suất trong 9 cuộc họp liên tiếp trong nỗ lực "hạ nhiệt" lạm phát.
-
Ngân hàng
Lãi suất thế chấp ở Mỹ tăng lên gần 4%
13:53' - 18/02/2022
Theo công ty thế chấp cho vay mua nhà liên bang Freddie Mac của Mỹ, lãi suất thế chấp cố định 30 năm đạt mức trung bình 3,92% trong tuần tính đến ngày 17/2, tăng so với mức 3,69% của tuần trước đó.
-
Bất động sản
Thị trường nhà đất Mỹ năm 2022: Người mua "thất thế"
08:45' - 24/12/2021
Mặc dù thị trường nhà ở tại Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại so với nhu cầu nhảy vọt vào năm 2021, bên bán sẽ vẫn nắm quyền kiểm soát.
-
Bất động sản
Quan chức Fed nhận định về thị trường nhà đất Mỹ
07:43' - 14/07/2021
Một số quan chức Fed ủng hộ việc giảm mua chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp mạnh hơn so với việc mua trái phiếu chính phủ do lo ngại rằng thị trường nhà ở đang quá nóng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các cảng hàng hóa của Mỹ bấp bênh trong vòng xoáy thuế quan
06:30'
Các cảng hàng hóa Mỹ, đặc biệt là cảng Los Angeles, đang đối mặt với biến động lớn do ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thỏa thuận hoãn thuế 90 ngày với Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia đang ở đâu trong cuộc tái thiết kinh tế toàn cầu?
05:30'
Đối với Malaysia, nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do với tỷ trọng thương mại/GDP lên tới hơn 130%, những cơn chấn động của thế giới đã làm rung chuyển nền tảng.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường Nam Mỹ và những cơ hội mới
06:30' - 21/05/2025
Khu vực Nam Mỹ đang trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Đức. Điều này một phần xuất phát bởi chính sách cô lập mới của nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu đồng euro có thể thay thế USD để trở thành đồng tiền toàn cầu?
05:30' - 21/05/2025
Để đồng euro có thể mở rộng vị thế là đồng tiền thế giới thay thế cho USD, EU cần một chính sách tài khóa phối hợp và một hệ thống để giảm thiểu các cú sốc kinh tế hoặc địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức nghiêm trọng đối với ngành hoá chất của Bỉ
06:30' - 20/05/2025
Ngành công nghiệp dược phẩm và hóa chất của Bỉ, một trụ cột kinh tế của quốc gia này, đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng khi lần đầu tiên sau một thập kỷ ghi nhận sự sụt giảm việc làm.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận "đình chiến" giữa Mỹ và Trung Quốc: Lo ngại vẫn hiện hữu
05:30' - 20/05/2025
Kênh CNBC cho biết, ngay khi các biện pháp thuế quan được chính phủ hai nước Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng tăng lượng đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
06:30' - 19/05/2025
Chuyến thăm của Thủ tướng Mark Carney tới Washington đánh dấu một khởi đầu tích cực.
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30' - 19/05/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.