Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo chưa có dấu hiệu hồi phục
Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá một số loại lúa được thương lái thu mua như: IR 50404 từ 6.200 – 6.400 đồng/kg; OM 5451 từ 6.500 – 6.700 đồng/kg, Đài thơm 8 (tươi) và OM 18 (tươi) giao động từ 7.600 – 7.800 đồng/kg…
Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 15.000 – 17.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 18.000 – 20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.500 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 21.500 đồng/kg…
Gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 7.800 – 8.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 từ 9.500 – 9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 từ 7.550 – 7.700 đồng/kg…
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 5.700 – 7.200 đồng/kg. Giá tấm thơm ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; giá cám khô ở mức 5.700 – 5.800 đồng/kg.
Giá lúa Đông Xuân sớm tại Đồng Tháp như: lúa OM 18 dao động ở mốc 7.600 - 7.800 đồng/kg; Đài thơm 8 dao động ở mốc 7.600 – 7.800 đồng/kg; IR 50404 dao động ở mức 6.200 - 6.400 đồng/kg; OM 5451 dao động ở mốc 6.500 - 6.700 đồng/kg. Giá lúa Đông Xuân sớm ở Đồng Tháp thấp hơn từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so cùng kỳ năm 2024.
Hiện Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã thu hoạch khoảng 70.000 ha và 150.000 ha ở giai đoạn chín. Còn trên 1,2 triệu ha lúa ở khu vực đang trong các giai đoạn chịu ảnh hưởng của sâu bệnh, đòi hỏi nông dân phải quan tâm.
Để vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025 thắng lợi, ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam lưu ý nông dân, trong thời gian tới, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nông dân thường xuyên thăm đồng, theo dõi thường xuyên để kịp thời có giải pháp phòng, trị bệnh cho các trà lúa.
Về xuất khẩu, gạo 5% tấm được chào bán ở mức 422 USD/tấn, giảm so với mức 460 USD/tấn vào một tuần trước đó.
Chung xu hướng đó, trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ hiện đã giảm xuống mức thấp nhất của 18 tháng, do áp lực từ việc đồng rupee bị mất giá kỷ lục và nguồn cung dồi dào.
Trong tuần qua, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức từ 431 - 440 USD/tấn, chạm ngưỡng thấp nhất kể từ ngày 20/7/2023, giảm so với mức giá từ 436 - 442 USD/tấn được ghi nhận vào tuần trước. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được chào bán từ 435 - 442 USD/tấn.
Một thương gia có trụ sở ở Kolkata cho biết, thị trường đang “tràn ngập” gạo. Lượng gạo dành cho xuất khẩu hiện cao hơn đáng kể so với dự kiến của ngành cách đây hai tháng.
Lượng gạo dự trữ của Ấn Độ vào đầu tháng 1/2025 đạt mức kỷ lục 60,9 triệu tấn, gấp 8 lần mục tiêu của chính phủ. Trong khi đó, đồng rupee đã chạm mức thấp kỷ lục so với đồng USD trong tuần này, làm tăng đáng kể lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm cũng ttiếp tục giảm xuống còn từ 460 -464 USD/tấn, thấp hơn đáng kể so với giá 485 USD/tấn của tuần trước.
Về thị trường nông sản Mỹ, thị trường ngũ cốc thế giới vừa kết thúc một tuần giao dịch sôi động, được thúc đẩy bởi báo cáo khả quan về tình hình nông sản hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Nhu cầu vẫn tiếp tục tăng mạnh đối với mặt hàng ngô và đậu tương xuất khẩu.
Những lo ngại về thời tiết ở Argentina tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá ngũ cốc trong thời gian này. Trong phiên giao dịch cuối tuần này, giá ngô tiếp tục chứng kiến đà tăng mạnh, vượt ngưỡng 4,8 USD/bushel.
Tương tự, giá đậu nành trên sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) cũng cùng xu hướng tăng, được hỗ trợ một phần bởi vụ mùa xấu đi ở Argentina.
Thị trường lúa mỳ đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/1 với các hợp đồng có mức giá từ ổn định đến tăng nhẹ, với giá lúa mỳ giao tháng 3/2025 tăng 1,25 xu Mỹ lên mức 5,3875 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Chuyên gia Tommy Grisafi của Advance Trading nhận định, trong thời gian tới, biến động sẽ gia tăng trên tất cả các thị trường, đặc biệt là với nỗi lo về cuộc chiến thuế quan sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng (ngày 20/1). Tuy nhiên, ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính mới của Mỹ đã gợi ý khả năng sẽ đàm phán với Trung Quốc để duy trì thỏa thuận Giai đoạn I hoặc đạt được một thỏa thuận mới giữa hai nước.
Thị trường cà phê thế giới cho thấy, trên sàn giao dịch London và New York, thị trường cà phê diễn biến cùng chiều ở tất cả các hợp đồng kỳ hạn. Trên sàn giao dịch cà phê robusta ở London, giá cà phê đảo chiều tăng mạnh. Giá cà phê tại hợp đồng giao tháng 3/2025 tăng 2,39% (tương đương với 117 USD/tấn), đạt 5.006 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 5/2025 tăng hơn 2% (tương đương với 116 USD/tấn), neo ở ngưỡng 4.962 USD/tấn.
Tương tự, thị trường cà phê Arabica ở New York nối dài chuỗi tăng giá mạnh. Giá cà phê tại hợp đồng kỳ hạn giao tháng 3/2025 và tháng 5/2025 đồng loạt tăng gần 1%, lên tương ứng 328,35 xu Mỹ/lb và 324,60 xu Mỹ/lb (1lb=0,45kg).
Theo thông tin từ hãng tin Reuters (Anh), nông dân các nước đã bán thêm cà phê từ vụ thu hoạch hiện tại nhưng vẫn chưa đưa ra thị trường với số lượng lớn do giá cả đang biến động mạnh. Cùng với đó, điều kiện thời tiết thuận lợi và các hoạt động phơi sấy đang diễn ra suôn sẻ là tín hiệu tích cực cho ngành cà phê trong những ngày cuối năm.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang dần cải thiện nhờ nguồn cung tăng khi các hoạt động thu hoạch sắp hoàn tất. Tuy nhiên, theo phân tích của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, giá cà phê trong quý đầu tiên của năm 2025 khó có khả năng tăng cao hơn.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đồng loạt giảm
12:23' - 12/01/2025
Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các hoạt động giao dịch trong tuần này diễn ra ảm đạm do nhu cầu yếu.
-
Kinh tế và pháp luật
Gia Lai quyết liệt “dẹp” nạn xe chở nông sản quá khổ, quá tải
18:13' - 10/01/2025
Ngay đầu vụ thu hoạch, chủ xe và lái xe được lực lượng chức năng tuyên truyền, ký cam kết không chở quá tải, quá khổ hay cơi nới thùng xe, thực hiện đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
-
DN cần biết
Siết chặt quản lý mã số vùng trồng để bảo vệ uy tín nông sản Việt
17:50' - 10/01/2025
Mã số vùng trồng được coi là tấm vé thông hành cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nhộn nhịp mùa thu mua rơm rạ sau thu hoạch lúa tại Sóc Trăng
20:40' - 17/01/2025
Tại Sóc Trăng, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, hàng nghìn ha rơm rạ còn lại trên đồng ruộng được nhiều thương lái đến thu mua.
-
Hàng hoá
Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia
16:45' - 17/01/2025
Việc nước mắm Lê Gia được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia không chỉ khẳng định chất lượng, thương hiệu của mắm của Lê Gia mà còn mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng đến tuần tăng thứ tư liên tiếp
16:32' - 17/01/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch 17/1 tại châu Á, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp.
-
Hàng hoá
Đối mặt sức ép, ngành gỗ Bình Định đề ra loạt giải pháp tăng trưởng xuất khẩu năm 2025
13:10' - 17/01/2025
Ngày 17/1, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định Lê Minh Thiện cho biết, năm 2025, hiệp hội đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,2 tỷ USD, tăng 7-10% so với năm 2024.
-
Hàng hoá
Dự báo thời tiết thuận lợi, giá đậu tương hạ
09:22' - 17/01/2025
Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp sau khi đánh mất thêm 2,28% trong phiên hôm qua, đóng cửa ở mức 1.019 cents/giạ (374,4 USD/tấn).
-
Hàng hoá
Căng thẳng trên Biển Đỏ dịu bớt, giá dầu thế giới đi xuống
07:17' - 17/01/2025
Trong phiên giao dịch 16/1, giá dầu thế giới đi xuống giữa bối cảnh các cuộc tấn công vào tàu thuyền trên Biển Đỏ có thể tạm ngừng.
-
Hàng hoá
Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá
19:39' - 16/01/2025
Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp
17:28' - 16/01/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều 16/1 và là phiên thứ hai tăng liên tiếp do lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
-
Hàng hoá
Để xuất khẩu tôm giữ vững vị thế
16:44' - 16/01/2025
Truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, phúc lợi động vật, sản xuất xanh… là những quy định mà thị trường nhập khẩu lớn yêu cầu ngành hàng tôm phải đạt được nếu muốn giữ vững vị thế.