Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ chuộng các sản phẩm nông sản Việt Nam
Theo số liệu từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), nửa đầu năm 2021, tổng lượng nhập khẩu hạt điều đã bóc vỏ vào Thổ Nhĩ Kỳ là 4.915 tấn, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt kim ngạch lên xấp xỉ hơn 17,58 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng lưu ý, Việt Nam vẫn dẫn đầu và chiếm xấp xỉ 94% thị phần kim ngạch xuất khẩu điều vào Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng đầu năm nay với 4.607,82 tấn, đạt 16,47 triệu USD, tăng tới 52,8% về sản lượng.
Nguyên nhân do dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục có các biện pháp giãn cách xã hội cùng với việc người dân dần thay đổi thói quen ở nhà nhiều hơn khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hạt như hạt điều tăng mạnh.
Hơn nữa, giá điều xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng gần đây có xu hướng giảm so với đầu năm nay, đã phần nào giúp đẩy mạnh lượng điều xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ và chiếm lĩnh gần như phần lớn thị phần nhập khẩu của quốc gia này dù chi phí vận vận chuyển đường biển đang ngày càng cao.
Ngoài ra, một sản phẩm thế mạnh khác của Việt Nam tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ là hạt tiêu cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể.
Nửa đầu năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 3.764,1 tấn hạt tiêu đen, trị giá hơn 7,21 triệu USD, tăng 9,4% về lượng và 13,6% về giá trị.
Theo đó, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí quốc gia có lượng xuất khẩu lớn nhất về mặt hàng này vào Thổ Nhĩ Kỳ với 2.236,3 tấn, đạt kim ngạch hơn 4,32 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng lẫn giá trị, chiếm gần 60% thị phần giá trị xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng 2021.
Trong khi đó, đối thủ của Việt Nam là Brazil trong 6 tháng đầu năm đã xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ tổng cộng 1.077 tấn hạt tiêu với kim ngạch 2,46 triệu USD, giảm 17,2% về lượng và 1,2% về giá trị.
Xu hướng tăng nhập khẩu tiêu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục được giữ vững trong giai đoạn này tuy có sự chuyển dịch nhẹ về thị trường nhập khẩu.
Đặc biệt, một mặt hàng đang được hưởng nhiều lợi thế của Việt Nam tại thị trường này là cao su thiên nhiên.
Việt Nam hiện xếp vị trí thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su tự nhiên khi chiếm 11,7% thị phần xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều này cho thấy, các nhà nhập khẩu cao su của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã dần chú trọng hơn đến sản phẩm này của Việt Nam thay vì tập trung nhiều vào Indonesia hay Thái Lan.
Nguyên nhân chính là do giá cả và chất lượng sản phẩm của cao su Việt Nam đang dần có ưu thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
Một số mặt hàng của Việt Nam đang có thế mạnh hoặc có cơ hội thâm nhập vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ như: cà phê, gạo, chè, thuỷ sản.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chỉ tập trung vào cạnh tranh về giá nhằm giành đơn hàng, dẫn đến tình trạng bị các doanh nghiệp nhập khẩu lợi dụng những biến động về giá thế giới để chèn ép, bắt bí và trục lợi.
Đối với mặt hàng hạt tiêu, một phần hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ sẽ theo con đường tạm nhập tái xuất qua một số quốc gia khác như châu Âu và một số quốc gia láng giềng khác nhằm phục vụ mục đích chế biến và tiêu dùng tại các quốc gia này.
Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ khuyến cáo, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia các chương trình xúc tiến thương mại tại địa bàn, tham quan và triển lãm tại các hội chợ lớn về ngành thực phẩm tại Thổ Nhĩ Kỳ như: Hội chợ WorldFood Istanbul, Sirha Istanbul để trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp phân phối, chế biến điều của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với đó, doanh nghiệp phải chủ động tiếp xúc và quảng bá sản phẩm điều Việt Nam đến các doanh nghiệp chế biến, đóng gói và phân phối mặt hàng hạt điều tại Thổ Nhĩ Kỳ như Tadim Gida, Peyman Gida...
Ngoài ra, Việt Nam cần sớm quảng bá sản phẩm có chỉ dẫn địa lý đối với mặt hàng điều, cụ thể là điều Bình Phước.
Từ đó, tạo sự khác biệt, nổi trội về chất lượng so với các sản phẩm khác và có cơ hội đưa vào bán tại hệ thống phân phối lớn của thị trường còn nhiều tiềm năng này./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Algeria tạm ngừng nhập khẩu nhiều mặt hàng có nguồn gốc từ động vật
15:58' - 10/09/2021
Algeria tạm ngừng nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ và sản phẩm đánh bắt đóng hộp, xúc xích gà, pate gia cầm, sản phẩm từ sữa động vật, sản phẩm từ thịt trắng và thịt đỏ được nấu chín...
-
DN cần biết
Hướng đi hiệu quả và bền vững cho xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc
13:56' - 10/09/2021
Thực tế hàng hóa xuất khẩu chính ngạch luôn có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch tại các cặp chợ đường biên.
-
DN cần biết
Hạt tiêu xuất khẩu sang Đức giảm sức cạnh tranh so với Brazil, Sri Lanka
15:49' - 09/09/2021
Đức là nhà nhập khẩu và kinh doanh hạt tiêu lớn nhất ở châu Âu nên nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu ở Đức luôn ổn định từ năm 2013 đến nay.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Việt Nam-Singapore thúc đẩy hợp tác mở rộng thị trường Halal
15:27' - 25/05/2025
Hiện Singapore đang tìm kiếm, mở rộng phạm vi hợp tác với một trong những trung tâm cấp chứng nhận Halal quốc gia của Việt Nam, đó là HALCERT.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00' - 22/05/2025
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08' - 22/05/2025
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07' - 22/05/2025
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.