Thị trường thực phẩm Hồi giáo, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng thị trường thực phẩm Halal - những sản phẩm "được phép" và "hợp pháp" theo Luật Hồi Giáo với những tiêu chuẩn vô cùng chi tiết và nghiêm ngặt - tầm quan trọng của chứng nhận Halal và các biện pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu.
Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo của hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế cả trực tiếp và trực tuyến.
Tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng đề cao vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong việc quảng bá các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm Halal ra thị trường toàn cầu. Theo đó, việc chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, định hướng sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Halal toàn cầu là vô cùng cần thiết.
Diễn đàn đã khẳng định tiềm năng rất lớn của thị trường Halal toàn cầu, trong đó có thực phẩm Halal. Thị trường Halal đang phát triển nhanh, ngoài thực phẩm còn mở rộng sang dược phẩm, mỹ phẩm, dịch vụ... tại khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông-châu Phi, cho tới châu Âu và châu Mỹ.
Nhu cầu về sản phẩm Halal gia tăng mạnh không chỉ vì sự tăng nhanh của dân số Hồi giáo mà còn phản ánh xu hướng nhiều người không theo đạo Hồi ở những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)… ngày càng ưa chuộng các sản phẩm Halal do đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường…
Diễn đàn đã đánh giá mặc dù thị trường Halal toàn cầu rất tiềm năng song sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Halal đến nay còn hạn chế do gặp khó khăn trong việc cấp chứng nhận Halal và thiếu thông tin về thị trường, văn hóa kinh doanh, tiêu dùng để tham gia sâu vào thị trường Halal, nhất là tại các quốc gia Hồi giáo. Việc đạt được chứng nhận Halal là chìa khóa để giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường thực phẩm Halal toàn cầu.
Diễn đàn cũng là dịp để các cơ quan chứng nhận tiêu chuẩn Halal trong và ngoài nước trao đổi kinh nghiệm, tập quán và quy trình kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận đạt chuẩn Halal tại các thị trường toàn cầu. Diễn đàn cũng tạo cơ hội để các đại biểu chia sẻ thông tin, kỹ năng và các quy trình cần thiết để các cơ quan liên quan quản lý chất lượng cũng như thống nhất chuẩn của Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện các quy trình kiểm soát, chứng nhận chuẩn Halal.
Các đại biểu cũng chia sẻ nhu cầu về sản phẩm Halal, kinh nghiệm phát triển ngành Halal, trong đó có thực phẩm Halal tại một số các nền kinh tế quan trọng, không chỉ tại thị trường Trung Đông, châu Phi mà tại cả các nền kinh tế lớn ở châu Âu như Anh, Đức. Diễn đàn cũng tạo cơ hội tốt để các doanh nghiệp, địa phương tại Việt Nam trao đổi, kết nối trực tuyến với nhiều tập đoàn nhập khẩu lớn ở châu Âu, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Oman, Morocco, Liên hiệp các Phòng Thương mại và Công nghiệp Tây Phi,…nhất là trong bối cảnh làn sóng mới của COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Tại phiên kết luận, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã nhấn mạnh sự tham gia đông đảo của các đồng chí lãnh đạo bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, doanh nghiệp đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam ra thế giới nói chung và thị trường thực phẩm Halal toàn cầu nói riêng.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh Diễn đàn đã mở ra cách tiếp cận bao quát, thấu đáo về thị trường, tiêu chuẩn Halal và đề nghị các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương tiếp tục nghiên cứu kỹ, xử lý các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức chứng nhận Halal để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất, cung ứng Halal trên thị trường toàn cầu.
Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi nhấn mạnh Việt Nam hiện đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và với tinh thần ngoại giao phục vụ kinh tế và phát triển, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tích cực hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển mới.
Các cơ quan sẽ cùng thúc đẩy xây dựng các chính sách, khuôn khổ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như hướng tới xây dựng chiến lược về ngành Halal Việt Nam, trong đó sẽ mở rộng ra nhiều lĩnh vực từ thực phẩm đến mỹ phẩm, dược phẩm, du lịch, dịch vụ… để doanh nghiệp ta tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường Halal tại các nước trên thế giới, nhất là tại các trung tâm lớn về thực phẩm Halal vì thực phẩm Halal chính là là cầu nối giữa các nền văn hóa, đồng thời tiếp tục tăng cường các thông tin về các xu thế của thị trường, tập quán tiêu dùng, ẩm thực, văn hóa của người Hồi giáo nhằm góp phần quan trọng giúp mở rộng giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với các nước Hồi giáo và thúc đẩy giao lưu văn hóa, phát triển du lịch từ các nước Hồi giáo sang Việt Nam.
"Diễn đàn hôm nay là bước khởi đầu để nâng tầm nhận thức của các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp về tiềm năng thị trường Halal toàn cầu và tạo nền tảng để giúp Việt Nam xây dựng một chiến lược về Halal trong thời gian tới", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi nói.
*Bên lề Diễn đàn cũng diễn ra triển lãm trưng bày, quảng bá một số sản phẩm Halal tiêu biểu và tiềm năng của Việt Nam như trà, cà phê, hạt sachi, thủy hải sản… cũng như một số món ăn nổi tiếng của Việt Nam theo tiêu chuẩn Halal. Nhiều đại biểu, nhất là các đại biểu quốc tế đã đánh giá cao các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal của Việt Nam./.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu gạo
08:10' - 16/01/2021
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng và đã vượt 500 USD/tấn. Đây cũng là mức giá cao nhất mà gạo Việt Nam có được trong gần 10 năm qua.
-
Thị trường
Thị trường điện thoại thông minh cao cấp đang tự điều chỉnh
07:03' - 16/01/2021
Ông Bob O'Donnell thuộc Technalysis Research cho rằng thị trường điện thoại thông minh cao cấp đang tự điều chỉnh, với mức giá hợp lý hơn, khi các công ty đang hạ giá bán từ các mức vài năm trước.
-
Thị trường
Tăng nhiều đôi tàu Hà Nội - Vinh dịp Tết Nguyên đán
18:43' - 15/01/2021
Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội sẽ tổ chức chạy tăng cường hàng chục đoàn tàu để kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao trên tuyến Hà Nội - Vinh dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
-
Thị trường
Thẻ bóng chày in hình huyền thoại Mickey Mantle có giá bán kỷ lục
12:46' - 15/01/2021
Một chiếc thẻ sưu tầm in hình cầu thủ bóng chày Mickey Mantle của đội New York Yankees hồi năm 1952 đã được bán với 5,2 triệu USD, trở thành chiếc thẻ bóng chày đắt giá nhất mọi thời đại.
-
Thị trường
VinMart giảm giá "sốc" nhiều loại trái cây
10:36' - 15/01/2021
Từ ngày 15/1 – 17/1/2021, VinMart tổ chức "Lễ hội Vitamin C" với khuyến mại “giá sốc” dành cho hàng chục loại trái cây.
-
Thị trường
Giá bưởi da xanh xuống thấp
06:16' - 15/01/2021
Hiện giá bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang xuống thấp, chỉ còn từ 15.000-30.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ trước đến nay, khiến nhiều nhà vườn lo lắng.
-
Thị trường
Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục trong năm 2020
08:13' - 14/01/2021
Trong năm 2020, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và gia cầm của Hàn Quốc tăng 7,7%, nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
-
Thị trường
Tp. Hồ Chí Minh điều chỉnh giá bán thịt lợn
09:08' - 13/01/2021
Chương trình bình ổn thị trường của Tp Hồ Chí Minh đã điều chỉnh giá bán mặt hàng thịt lợn. Theo có, trong đợt điều chỉnh lần này có 8 chủng loại sản phẩm được tăng giá bán lẻ.
-
Thị trường
Anh: Chuỗi cung ứng hàng hóa cho vùng Bắc Ireland có thể sụp đổ trong vài ngày tới
06:41' - 13/01/2021
Ngày 11/1, giới chức Hiệp hội Vận tải đường bộ Vương quốc Anh (RHA) cảnh báo chuỗi cung ứng hàng hóa cho vùng Bắc Ireland có thể "sụp đổ" trong vài ngày tới.