Thị trường Trung Đông còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường Trung Đông còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo cơ hội vàng cho xuất khẩu Việt đến các quốc gia Trung Đông sau đại dịch COVID-19” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức chiều 17/3.
Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết, khu vực Trung Đông (bao gồm 16 quốc gia) với dân số khoảng 400 triệu người, có mức sống cao đang nổi lên là khối thị trường xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực Trung Đông chủ yếu tập trung vào các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng vịnh (GCC) với 6 quốc gia thành viên là Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar và Oman với tổng dân số 65 triệu người năm 2021.
Theo ông Nguyễn Tuấn, Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu rất lớn (giá trị mỗi loại ước tính từ 2-8 tỷ USD) đối với các mặt hàng như đồ gỗ, sản phẩm nhựa, ngũ cốc, dệt may, giày dép, cao su và sản phẩm cao su, thịt, sữa và sản phẩm sữa, rau quả các loại…Đây đều là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng các mặt hàng này của Việt Nam trong cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước Trung Đông vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hai bên.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp của khu vực Trung Đông còn chưa phát triển do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; công nghiệp sản xuất khó phát triển, nên khu vực này vẫn phải nhập khẩu nhiều thực phẩm, hàng tiêu dùng.Thống kê cho thấy, các quốc gia này nhập khẩu khoảng 80% các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tương đương khoảng 40 tỷ USD/năm. Đến năm 2035, tổng giá trị nhập khẩu lương thực, thực phẩm của các nước vùng Trung Đông dự kiến sẽ tăng lên 70 tỷ USD/năm.
Một thuận lợi nữa khi xuất khẩu sang Trung Đông, là mức thuế nhập khẩu chỉ từ 0-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối. Chính vì điều này mà Trung Đông trở thành một thị trường đầy trường tiềm năng của Việt Nam.
Riêng với Tp. Hồ Chí Minh, Trung Đông là một thị trường đầy tiềm năng và còn nhiều dư địa để khai thác. Trong những năm đây, kim ngạch xuất khẩu của Thành phố sang các quốc gia Trung Đông tăng đều theo các năm.
Chỉ riêng UAE, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 của Tp. Hồ Chí Minh và UAE ước đạt 340 triệu USD; trong đó xuất khẩu ước đạt 230 triệu USD tăng 12% so với năm 2020. Xuất khẩu Tp. Hồ Chí Minh sang Iraq ước đạt trên 130 triệu USD năm 2021, tăng 21%.
Các mặt hàng chính Tp. Hồ Chí Minh xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Đông bao gồm thủy hải sản, rau củ quả, cà phê, hạt tiêu, dệt may, máy tính và linh kiện điện tử, linh kiện điện thoại…
Ông Ngô Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kuwait thông tin, trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước GCC gia tăng nhanh chóng và có mức tăng đột biến từ năm 2012 đến nay.Nếu như năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước GCC mới đạt 2,7 tỷ USD, thì tới năm 2021 đã tăng gấp 4,6 lần, đạt 12,5 tỷ USD.
Theo ông Ngô Toàn Thắng, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường GCC đang rộng mở với nhiều thuận lợi. Việt Nam có quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị lâu dài với các nước GCC. Bên cạnh đó, hai bên có khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác.Cụ thể, Việt Nam đã ký các Hiệp định Hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật với 5/6 nước, ký hiệp định thương mại với 2/6 nước; hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 5/6 nước; hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 4/6 nước; hiệp định về vận chuyển hàng không với 5/6 nước và thành lập Ủy ban liên Chính phủ/Ủy ban hỗn hợp với 5/6 nước.
“Khối GCC có sức mua lớn, khả năng thanh toán cao do có nguồn tài chính dồi dào. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của GCC khá phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và nhu cầu của Việt Nam, thuế nhập khẩu của khối GCC khá thấp là những cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để đẩy mạnh thương mại.”, ông Thắng chia sẻ thêm. Đặc trưng của khu vực Trung Đông chính là hầu hết người dân đều theo đạo Hồi và chỉ tiêu dùng những sản phẩm có chứng nhận Halal. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing Văn phòng chứng nhận Halal – HCA Việt Nam cho biết: Chứng nhận Halal là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm.Về điều kiện chung để sản phẩm được chứng nhận Halal, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng cho biết, doanh nghiệp cần đáp ứng được đồng thời 2 điều kiện là nguyên liệu Halal và dây chuyền sản xuất Halal.
Cụ thể, ngoài việc nguyên liệu , phụ gia, hóa chất… phải là Halal thì trên cùng một dây chuyền không được sản xuất lẫn lộn sản phẩm Halal và sản phẩm khác. Việc đạt các yêu cầu vệ sinh và quản lý chất lượng sản phẩm HACCP, ISO 22000… là lợi thế.
Bà Hằng lưu ý, doanh nghiệp cần lựa chọn sản phẩm tham gia chứng nhận, địa điểm nhà máy và chương trình chứng nhận phù hợp với nhu cầu của mình.Trong quá trình đánh giá Halal, cơ quan đánh giá sẽ tiến hành truy xuất nguyên liệu và tất cả thành phần có trong quá trình sản xuất, cho nên lưu ý doanh nghiệp cần phải rất kỹ trong khâu này. Sau khi được cấp chứng nhận, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý khi ra sản phẩm mới, thay đổi nguyên liệu… phải đảm bảo tính toàn vẹn Halal trong quá trình sản xuất.
Các chuyên gia cho rằng, vấn đề hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng khi tiếp cận thị trường Trung Đông là thiếu thông tin, những rào cản về logistics và thanh toán quốc tế.Do đó cần đẩy mạnh các hoạt động khảo sát thị trường, kết nối giao thương và gặp gỡ các hệ thống kênh phân phối hiện đại tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là hai thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam hiện nay là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Kuwait./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chiều 17/3, giá dầu châu Á tăng khoảng 3% sau thông tin về xuất khẩu dầu của Nga
16:06' - 17/03/2022
Chiều 17/3, giá dầuchâu Á tăng khoảng 3% sau khi IEA ước tính kể từ tháng Tư các thị trường có thể mất ba triệu thùng/ngày đối với dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ 100 container hạt điều xuất khẩu sang Italy: Cùng vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp
14:50' - 17/03/2022
Hiện còn khoảng 30 container hạt điều xuất khẩu sang Italy bị mất kiểm soát với bộ chứng từ, trị giá mỗi container khoảng 200 nghìn USD, tổng cộng khoảng 6 triệu USD, tương đương khoảng 130 tỷ đồng.
-
Thị trường
Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn của lao động Việt Nam
10:14' - 17/03/2022
Ngày 17/3 Hàn Quốc đã tiếp nhận gần 100 lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là lao động EPS) nhập cảnh tại Sân bay Quốc tế Incheon, Hàn Quốc.
-
Hàng hoá
Brazil quan ngại căng thẳng Nga-Ukraine có thể tác động tiêu cực tới xuất khẩu ngô
08:51' - 17/03/2022
Cường quốc nông nghiệp Brazil đang đánh giá thận trọng về ảnh hưởng của căng thẳng Nga - Ukraine đến hoạt động xuất khẩu ngô của nước này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng lĩnh vực ưu tiên trong Chiến lược xuất khẩu
19:39' - 16/03/2022
Ngày 16/3, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC) tổ chức Hội thảo "Tham vấn lấy ý kiến về ngành và lĩnh vực ưu tiên trong xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia".
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Nhật Bản: Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn sụt giảm
11:45'
Theo kết quả khảo sát Tanka do BoJ công bố ngày 1/4, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã giảm xuống mức 12, thấp hơn so với mức 14 của ba tháng trước đó.
-
DN cần biết
Phát triển du lịch Bình Định kết nối đường sắt Đà Nẵng và Khánh Hòa
22:13' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An
22:02' - 31/03/2025
Doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ lý do họ chọn đầu tư vào Long An là nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương, trong khi thủ tục hành chính đơn giản hóa, cấp phép nhanh chóng.
-
DN cần biết
Tiềm năng hợp tác hàng không và logistics giữa Việt Nam - Nam Phi
13:02' - 28/03/2025
Các chuyên gia nhận định với vị trí địa lý của Nam Phi và Việt Nam, cơ hội hợp tác hàng không và logistics không chỉ giới hạn giữa hai nước mà còn có thể mở rộng sang các quốc gia châu Phi khác.
-
DN cần biết
Tăng chế tài bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
16:32' - 27/03/2025
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã có những điều chỉnh và có những quy định chi tiết về nghĩa vụ của từng chủ thể trong tiêu dùng trên không gian mạng.
-
DN cần biết
Ký kết hợp tác triển khai dự án VSIP tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương và Bình Dương
19:51' - 26/03/2025
Tại Bình Dương - nơi hình thành khu VSIP đầu tiên từ năm 1996, mô hình hợp tác giữa Becamex IDC và Sembcorp Development đã trở thành biểu tượng thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo
15:15' - 26/03/2025
Hoạt động này nhằm đảm bảo tính minh bạch, ổn định thị trường và bảo vệ lợi ích của người sản xuất lúa gạo trước những biến động trong nước và quốc tế.
-
DN cần biết
Tăng phí cảng với tàu Trung Quốc: Giá cước container từ Mỹ sang châu Âu sẽ tăng 500%
10:59' - 26/03/2025
Theo American Container Line, việc tăng phí cảng với tàu Trung Quốc sẽ khiến giá cước container xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu đối với hãng tàu có đội tàu đóng tại Trung Quốc tăng 500%.
-
DN cần biết
Cần Thơ và Israel hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp
17:32' - 25/03/2025
Ngày 25/3, tại Cần Thơ, lãnh đạo thành phố tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, do Đại sứ Yaron Mayer làm Trưởng đoàn.