Xây dựng lĩnh vực ưu tiên trong Chiến lược xuất khẩu
Trong khuôn khổ Dự án Chính sách thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ (SwissTrade) tài trợ, ngày 16/3, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC) tổ chức Hội thảo "Tham vấn lấy ý kiến về ngành và lĩnh vực ưu tiên trong xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia" theo hình thức trực tuyến.
Tại hội thảo, chuyên gia quốc tế của ITC đã trình bày đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam, phân tích tiềm năng xuất khẩu chưa được thực hiện cũng như đưa ra đề xuất về 5 ngành gồm thực phẩm, dệt may, điện tử, nội thất và hàng hoá môi trường.
Cùng với đó là 5 lĩnh vực như chuyển đổi kỹ thuật số, tạo thuận lợi thương mại, phát triển bền vững, chứng nhận và tiêu chuẩn chất lượng mà Việt Nam nên ưu tiên tập trung phát triển trong giai đoạn tiếp theo xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia.
Theo TS. Alberto Armugo Pacheco, nhóm xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia, trong giai đoạn đầu khi xây dựng chiến lược, ITC đã tham vấn với Bộ Công Thương cùng một số bộ, ngành và đại diện khu vực tư nhân để đưa ra đánh giá chân thực nhất về năng lực cạnh tranh của thương mại Việt Nam.
Hiện tại, ITC đang tập trung vào xây dựng chiến lược riêng cho những ngành và lĩnh vực ưu tiên được lựa chọn.
Chính vì vậy, 3 ngành xuất khẩu lớn nhất hiện nay là thiết bị điện tử, dệt may và da giày đều chiếm đến 60% tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác nên có thể được coi là ngành trọng điểm.
Ngoài ra, ngành máy móc có chỉ số tiềm năng xuất khẩu tương đối sát với 3 ngành này. Các ngành này cũng có thể tạo ra nhiều việc làm, mặc dù một số công việc có thể có nguy cơ bị thay thế do quá trình tự động hoá.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, ngành chế biến nông sản và ngành nội thất có chỉ số tiềm năng xuất khẩu tương đối thấp, nhưng có thể có những lợi thế khác. Vì thế, cần tái định vị đáng kể những ngành này để tạo thêm giá trị trong thời gian tới.
Cùng đó, ngành hàng hoá môi trường có liên quan đến nhiều ngành hàng truyền thống khác như điện tử và máy móc có thể có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.
Nhất trí với quan điểm này, ông Trần Huy Hoàn, Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Công Thương cũng đánh giá đây là báo cáo công phu, nhiều thông tin bổ ích, nhiều nội dung kỹ thuật để tham khảo chính sách, đặc biệt là cho chiến lược xuất khẩu trong thời gian tới.
Còn theo bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nghiên cứu của ITC đã đem đến góc nhìn khách quan với phương pháp luận riêng đã được ITC triển khai nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia.
Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi hôm nay là cơ sở để ITC tiếp tục tổng hợp, hoàn thiện nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể hơn trong Báo cáo của mình.
Bà Sibylle Bachmann, Phó Giám đốc Văn phòng hợp tác Thuỵ Sĩ tại Việt Nam, đại diện nhà tài trợ SECO nhận định, mặc dù Việt Nam đã trở thành nhà vô địch về xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn những khoảng cách nhất định, thiếu định hướng chiến lược và hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp về xúc tiến xuất khẩu.
Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chính vì thế, Dự án SwissTrade nhằm giải quyết những thách thức này, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thương mại toàn diện, bền vững và hiệu quả hơn tại Việt Nam.
Dự án SwissTrade do Bộ Công Thương là Cơ quan chủ quản với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC).
Đây là một dự án hàng đầu trong hợp tác phát triển kinh tế của Thụy Sĩ nằm trong Chương trình Hợp tác mới 2021-2024, do Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ (SECO) thực hiện.
Đặc biệt, Dự án tập trung vào việc thúc đẩy các điều kiện khung kinh tế theo định hướng thị trường, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hơn nữa, qua đây Dự án góp phần hỗ trợ Việt Nam nâng cao thành tích xuất khẩu và năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp một cách bền vững thông qua việc cải thiện các điều kiện khung thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu cũng như tăng cường cơ chế đối thoại công - tư và phát triển hệ sinh thái năng động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Doanh nghiệp thực phẩm đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc cần thủ tục gì?
17:04' - 16/03/2022
Theo quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu vào Trung Quốc được thực hiện trực tuyến trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
-
Kinh tế tổng hợp
Đã cấp trên 3.600 mã số vùng trồng đảm bảo cho xuất khẩu
15:31' - 16/03/2022
Cả nước đã cấp 3.646 mã số vùng trồng với diện tích 197.000 ha và 1.798 mã số cơ sở đóng gói cho các loại quả tươi xuất khẩu.
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn "đói" đơn hàng lớn
12:07' - 16/03/2022
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có xu hướng nhích lên, nhưng các đơn hàng xuất khẩu lớn trong tương lai lại chưa có nhiều, trong khi chi phí vận chuyển đang tăng cao thì đã thấy rõ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.