Thiếu hụt chip đẩy ngành sản xuất ô tô rơi vào cảnh "ăn không ngồi rồi"
Nếu điều này trở thành hiện thực, đây sẽ là "đòn giáng mạnh" vào ngành sản xuất ô tô, nhất là khi các hãng xe có kế hoạch tăng cường sản xuất trong năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu được cho là ngày càng tăng khi đại dịch COVID-19 giảm dần cũng như bù đắp thiệt hại do gần như phải "đắp chiếu" vào năm 2020. Tuy nhiên, việc thiếu hụt chip đang phủ bóng đen lên hy vọng của các hãng xe.
Trên thực tế, thiếu hụt chip đã đẩy các nhà sản xuất ô tô rơi vào cảnh "nhàn rỗi" bất đắc dĩ trong ngắn hạn. Một loạt "ông lớn" trong lĩnh vực sản xuất ô tô trên thế giới, trong đó có Toyota, Volkswagen, Ford, Peugeot, Fiat, Jeep, Honda, Jaguar Land Rover và ngay cả công ty mới khởi nghiệp Nio của Trung Quốc đã phải ngừng sản xuất trong nhiều tháng. Có thể nói, trong những năm gần đây, các hãng xe trên thế giới đang liên tiếp "gặp vận đen".
Nhằm cắt giảm chi phí, các hãng xe đã phải giảm kho dự trữ các bộ phận. Do đó, thiếu chip là "cú bồi" khiến các nhà máy sản xuất nhanh chóng rơi vào tình trạng "đắp chiếu".
Phát biểu với cổ đông hồi tuần trước, Giám đốc điều hành Renault, ông Luca de Meo, khẳng định việc thiếu hụt chất bán dẫn có thể khiến hãng xe này giảm ít nhất 100.000 chiếc xe lắp mới trong năm nay.
Tại Đức, hàng nghìn lao động đã bị giảm giờ làm hoặc thất nghiệp tạm thời do các nhà máy của Volkswagen và Mercedes buộc phải ngừng hoạt động. Tương tự, hoạt động sản xuất của Fiat tại nhà máy sản xuất ở Betim (Brazil) cũng đã bị đình trệ trong tháng này.
Nhà máy Stellantis ở Rennes-La Janais ở Pháp, nơi có 2.000 nhân công, cũng gần như rơi vào cảnh "ăn không ngồi rồi".
Hiện nay bộ vi xử lý là một thiết bị thiết yếu trong các dòng phương tiện, được sử dụng trong các bộ phận điều khiển xe, trong đó có động cơ, hệ thống phanh tự động, túi khí, hệ thống đỗ xe tự động và thông tin giải trí.
Giới phân tích cho biết nhu cầu thiết bị điện tử ngày một gia tăng trong thời kỳ đại dịch là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu.
"Cái khó, ló cái khôn" nên các nhà sản xuất ô tô đang nỗ lực giải quyết tình hình, tránh việc đóng cửa hoàn toàn dây chuyền sản xuất.
Như tuyên bố của GM (Mỹ), do thiếu hụt chip nên hãng này đang phải sản xuất nhiều chiếc xe không có một số bộ phận nhất định. Khi lượng chip được cung cấp đủ, GM sẽ hoàn thành việc lắp ráp những chiếc xe trên.
Trong khi đó, Stellantis cũng đã tiếp tục sản xuất dòng xe Peugeot 308 mới, với công suất bằng 50% so với bình thường sau 3 tuần tạm dừng khi quay trở lại dùng bảng điều khiển có đồng hồ tốc độ dạng analog.
Hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều hy vọng sẽ bù đắp được sản lượng thiếu hụt trong 6 tháng cuối năm 2021. Tuy vậy, không phải nhà sản xuất nào cũng có thể tỏ ra lạc quan như vậy.
Giám đốc điều hành của Bosch - nhà cung cấp chính các linh kiện cho các nhà sản xuất ô tô, ông Volkmar Denner, cho rằng "tình hình sẽ không được cải thiện trong ngắn hạn".
Nhà sản xuất linh kiện ô tô Faurecia của Pháp cũng không mong đợi sẽ có sự cải thiện vào trước cuối năm nay, khi ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng đang tăng tốc chuẩn bị cho thời kỳ sản xuất đỉnh cao.
Cùng chung quan điểm trên, ông Iris Pang, một chuyên gia về nền kinh tế Đài Loan (Trung Quốc) tại ING, cho rằng tình trạng thiếu chip có nguy cơ kéo dài sang năm 2022, hoặc thậm chí là năm 2023.
Hạn hán ở Đài Loan đã khiến nhà chức trách yêu cầu các công ty phải giảm sử dụng nước.
Đây là điều khiến các nhà sản xuất tại vùng lãnh thổ này lo lắng khi số đơn đặt hàng chất bán dẫn đang ngày một nhiều./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Ngành hàng không quốc tế có thể thua lỗ nhiều hơn trong năm 2021
09:36' - 24/04/2021
Các hãng hàng không sẽ đối mặt với một năm ảm đạm nữa với mức lỗ nhiều hơn dự báo trước đây dù một số khu vực đang cố gắng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.