Thiếu ngân sách không đồng nghĩa tất cả các hoạt động bị "đóng băng"
Bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico là hàng rào lớn nhất cản trở các ông nghị Đồi Capitol đạt được một thỏa thuận về dự luật ngân sách, dẫn tới việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần tới ít nhất qua kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Lịch sử cho thấy việc chính phủ hết ngân sách hoạt động hầu như không gây tác động nghiêm trọng đối với nước Mỹ, bởi trên thực tế, thiếu ngân sách không đồng nghĩa tất cả các hoạt động ngay lập tức bị "đóng băng".
Tuy nhiên, bế tắc trong vấn đề tài chính lần này - vốn được xem là cuộc đối đầu đầu tiên giữa các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa kể từ sau cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11 vừa qua, báo hiệu một tương lai u ám hơn trên chính trường Mỹ về khả năng hợp tác giữa các nhà lập pháp trong việc đưa ra các quyết sách.
Ngọn nguồn căng thẳng bắt đầu từ khi Hạ viện, hiện do phe Cộng hòa kiểm soát, hồi tuần trước thông qua một dự luật chi tiêu bao gồm khoản 5 tỷ USD chi cho dự án bức tường biên giới Mỹ-Mexico mà Tổng thống Donald Trump đặc biệt yêu cầu phải có trong dự luật chi tiêu chính phủ.Tuy nhiên, dự luật này sau đó đã không đạt đủ tối thiểu 60 phiếu ủng hộ tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa hiện chỉ có 51 ghế, do các nghị sĩ Dân chủ chỉ chấp thuận con số 1,6 tỷ USD.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer sau đó cũng đã bác bỏ đề xuất bổ sung 2,5 tỷ USD cho an ninh biên giới, được Phó Tổng thống Mike Pence đưa ra trong cuộc gặp trước thời điểm ngân sách liên bang Mỹ hết hiệu lực ngày 21/12, do cho rằng khoản tiền này và những giới hạn về chính sách kèm theo là "không thể chấp nhận".
Bất đồng xung quanh bức tường biên giới Mỹ-Mexico nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư từ biên giới phía Nam đã dẫn tới việc Chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động một phần từ sau nửa đêm 21/12. Ước tính, khoảng 800.000 nhân viên công vụ sẽ phải nghỉ việc tạm thời hoặc làm việc trong tình trạng không được trả lương.
Việc đóng cửa một phần chính phủ đã chặn ngân sách cấp cho 9 bộ cùng hàng chục cơ quan, trong đó có Bộ An ninh nội địa, Bộ Tư pháp, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp Mỹ, và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Tuy nhiên, một số cơ quan gồm Lầu Năm Góc, Bộ Y tế, Cục Điều tra liên bang (FBI), lực lượng biên phòng, cảnh sát biển vẫn hoạt động bình thường do đã được cấp đủ ngân sách tới hết tháng 9/2019.
Trên thực tế, việc Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động trong hơn 2 tuần bắt đầu gây ra những tác động đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định lưỡng viện Quốc hội Mỹ khó có thể đạt được một dự luật nhằm nối lại hoạt động của chính phủ tại cuộc họp đầu tiên của Quốc hội hiện tại sau kỳ nghỉ Giáng sinh vào ngày 27/12 tới.
Thậm chí, cái bắt tay giữa 2 phe Cộng hòa và Thượng viện cũng là điều không tưởng tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội mới vào ngày 3/1/2019, thời điểm các nghị sĩ đắc cử trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua nhậm chức.
Với cán cân quyền lực chia đều cho cả 2 phe Dân chủ và Cộng hòa, các cuộc thương lượng được dự báo sẽ khó khăn hơn, đặc biệt sau khi các thượng nghị sĩ Dân chủ tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ khoản ngân sách nào chi cho kế hoạch xây bức tường biên giới. Đa số các nghị sĩ Dân chủ cho rằng việc xây bức tường này là tốn kém và không hiệu quả trong việc ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp từ quốc gia láng giềng Mexico.
Việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa lần thứ 3 trong năm nay một lần nữa đẩy nền kinh tế hàng đầu thế giới vào tình trạng hỗn loạn chính trị sau khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis ngày 20/12 tuyên bố từ chức, động thái được xem là nhằm phản đối quyết định của Tổng thống Trump rút quân Mỹ khỏi Syria. Chính phủ liên bang Mỹ từng phải hai lần đóng cửa ngắn ngày trong năm nay do sự thiếu nhất trí của giới lập pháp trong các vấn đề người di cư.
Có thể thấy, việc các ông nghị Đồi Capitol không thể đảm bảo một trong những nhiệm vụ cơ bản là duy trì cho chính phủ hoạt động ổn định báo hiệu một nhiệm kỳ nhiều khó khăn sắp tới của quốc hội mới khi đảng Dân chủ có nhiều tiếng nói hơn. Đây cũng một lần cho thấy sự rạn nứt ngày càng sâu sắc trên chính trường Mỹ.
Bức tường biên giới Mỹ-Mexico không phải là chủ đề duy nhất gây tranh cãi giữa phe Cộng hòa và phe Dân chủ, các ông nghị Đồi Capitol còn mâu thuẫn trong hàng loạt vấn đề từ biến đổi khí hậu tới chăm sóc y tế. Các nghị sĩ Dân chủ cảnh báo biến đổi khí hậu đặt ra mối đe dọa khẩn cấp và hiện hữu đối với nền kinh tế, an ninh quốc gia Mỹ cũng như sức khỏe và tương lai của trẻ em.
Trong khi đó, các nghị sĩ Cộng hòa hoài nghi liệu khí hậu có đang thực sự biến đổi như cảnh báo của giới khoa học, đồng thời cho rằng các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) là mang tính chính trị chứ không đơn thuần là những tài liệu công tâm.
Về vấn đề y tế, phe Dân chủ chủ trương duy trì chương trình chăm sóc sức khỏe Medicare của cựu Tổng thống Barack Obama, phe Cộng hòa thì muốn chấm dứt chương trình này.
Do đó, mối quan hệ giữa đảng "Con Lừa" (biểu tượng của đảng Dân chủ) và đảng "Con Voi" (biểu tượng của đảng Cộng hòa) được dự báo sẽ khó có thể "xuôi chèo mát mái" do những bất đồng dai dẳng giữa hai bên.
Theo các kết quả khảo sát công bố tại Mỹ, 86% người dân Mỹ cho rằng cuộc đối đầu giữa các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa là nghiêm trọng hơn cả cuộc xung đột sắc tộc hay xung đột giai cấp trong xã hội. Người dân Mỹ từng hứng chịu nhiều giai đoạn đấu đá giữa hai đảng phái khiến hoạt động của quốc hội bế tắc.
Giới phân tích nhận định, để có thể phá vỡ "bức tường" ngăn cách giữa hai đảng, hai bên cần gạt sang một bên những lợi ích chính trị để có thể đưa ra những nhượng bộ cần thiết. Bằng không, viễn cảnh chính phủ Mỹ phải đóng cửa sẽ còn lặp lại./.
Xem thêm:>>Điều chỉnh đề xuất đầu tư xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico
>>Đảng Dân chủ Mỹ bác đề xuất bổ sung ngân sách an ninh biên giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ vẫn là quốc gia nhập khẩu năng lượng
13:26' - 24/12/2018
Mỹ vẫn là quốc gia nhập khẩu năng lượng cho dù là quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc "đạt được tiến bộ mới" từ điện đàm về thương mại
13:15' - 24/12/2018
Thứ trưởng Thương mại của Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành điện đàm nhằm trao đổi quan điểm "sâu sắc" về tình trạng mất cân bằng thương mại cũng như vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
-
Tài chính
Mỹ xoa dịu lo ngại của các nhà đầu tư tài chính
09:38' - 24/12/2018
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã tiến hành loạt cuộc điện đàm với các ngân hàng hàng đầu của Mỹ nhằm xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố người thay thế Bộ trưởng Quốc phòng J. Mattis
08:13' - 24/12/2018
Ngày 23/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Bộ trưởng Quốc phòng nước này James Mattis sẽ rời khỏi chức vụ vào ngày 1/1/2019, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch của ông Mattis.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia - “trọng tâm” trong chính sách đối ngoại của Mỹ?
06:30' - 24/12/2018
Giới quan sát dự đoán Saudi Arabia sẽ vẫn là đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông bởi Riyadh nằm trong “trọng tâm và cốt lõi” chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39' - 23/05/2025
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.