"Thợ đào" Bitcoin toàn cầu hưởng lợi khi Trung Quốc cấm khai thác trong nước
Giới chức ở các tỉnh có hoạt động sản xuất Bitcoin lớn nhất tại Trung Quốc đã triển khai một đợt truy quét nhằm đóng cửa các cơ sở khai thác tiền điện tử vào tháng Sáu vừa qua. Đây là một phần trong những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon và hạn chế các loại tiền điện tử tư nhân trong bối cảnh quốc gia này đang thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương.
Số liệu của Đại học Cambridge cho thấy, trước khi Trung Quốc cấm khai thác Bitcoin, nước này chiếm tỷ lệ hơn 46% hashrate của thế giới (hashrate là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của thiết bị “đào” tiền kỹ thuật số). Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 75,5% trong tháng 9/2019. Giờ đây, các công ty khai thác Bitcoin ở các nước khác cho biết, lệnh cấm khai thác tiền điện tử của Trung Quốc đã mở ra cơ hội cho các đối thủ khác. Theo Shane Downey, Giám đốc tài chính của Hut 8 Mining - công ty khai thác tiền điện tử có trụ sở tại Canada, nếu coi tổng số Bitcoin được “đào” trung bình hàng ngày trên toàn cầu là một chiếc bánh, khi số lượng “thợ đào” giảm đi thì những người còn lại có thể tranh thủ miếng bánh lớn hơn với chi phí rẻ hơn.Trong bối cảnh hiện nay, khi các nền kinh tế ngày càng cải thiện, nhiều doanh nghiệp cũng khởi động các trang trại khai thác tiền điện tử mới ở các quốc gia trên thế giới.Lợi nhuận của các thợ đào Bitcoin phụ thuộc vào giá trị của đồng tiền điện tử này trên thị trường, hashrate cũng như chi phí và lượng điện cần thiết để chạy các máy chủ. Giá trị đồng Bitcoin trở lại ngưỡng hơn 50.000 USD trong ngày 23/8, tăng từ mức thấp 30.000 USD của ba tháng trở lại đây. Kỳ vọng vào động lực tăng giá của Bitcoin có thể tiếp sức cho hoạt động khai thác đồng tiền điện tử này.Hut 8 Mining cũng ghi nhận doanh thu quý II/2021 tăng trưởng 241% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 31,4 triệu CAD (24,8 triệu USD). Theo ông Downey, tháng Sáu và tháng Bảy là giai đoạn “bội thu” khi thị trường vắng bóng những người chơi Trung Quốc. Lợi nhuận khai thác đạt 19,3 triệu CAD, tăng từ 697.000 CAD trong cùng kỳ năm ngoái.Giám đốc Downey của Hut 8 cho biết thêm, sau lệnh cấm của Trung Quốc, lượng Bitcoin khai thác mới trên toàn cầu đã giảm khoảng 40% đến 50% và Hut 8 bắt đầu khai thác thêm khoảng 40-50% Bitcoin mà không cần tăng các chi phí máy móc.Công ty khai thác tiền điện từ Argo Blockchain có trụ sở tại Anh cũng báo cáo doanh thu tăng 180% trong nửa đầu năm 2021. Argo Blockchain cũng chỉ ra rằng kết quả này là nhờ sự thay đổi trong môi trường toàn cầu cho phép công ty đào được nhiều tiền kỹ thuật số hơn mà không cần tăng số lượng máy móc sử dụng. Sam Doctor, Giám đốc chiến lược của công ty phân tích tài sản kỹ thuật số BitOoda (Mỹ), ước tính rằng sẽ mất khoảng 18 tháng để công suất khai thác Bitcoin toàn cầu phục hồi lại mức trước khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm. Việc thay thế các nguồn cung bị mất đi sẽ cần nhiều thời gian vì hoạt động đào tiền điện tử liên quan nhiều đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng điện và xây dựng cơ sở vật chất.Các thợ đào tiền điện tử ở Trung Quốc đã cố gắng dịch chuyển sang các nước láng giềng như Mông Cổ và Kazakhstan, nhưng việc vận chuyển số lượng lớn thiết bị qua biên giới gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cũng có những lo ngại về lập trường của chính quyền địa phương đối với việc khai thác Bitcoin.Nguyên nhân là vì hoạt động đào Bitcoin có tác động nghiêm trọng đến môi trường vì tiêu tốn điện năng khá lớn. Theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge (CBECI) do các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge tổng hợp, tổng năng lượng tiêu thụ bởi quá trình khai thác Bitcoin có thể đạt 128 terawatt/giờ (TWh) trong năm 2021, tương đương 0,6% tổng sản lượng điện của thế giới, thậm chí nhiều hơn toàn bộ mức tiêu thụ điện của Na Uy. Những “thợ đào” Trung Quốc có ảnh hưởng đặc biệt lớn vì nhiều trang trại phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ than đá.Các nhà phân tích tại công ty quản lý tài sản Candriam (Pháp) nhận định rằng, ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ phải đi một chặng đường dài nữa mới có thể đáp ứng các tiêu chí ESG - những tiêu chuẩn đầu tư liên quan đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị.Bên ngoài Trung Quốc, hoạt động khai thác tiền điện tử đang hướng đến những nơi có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào như Na Uy và Canada. Nhưng khi nhu cầu bùng nổ, các công ty cho biết việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đủ nhanh là thách thức rất lớn.Theo Kjetil Hove Pettersen, Giám đốc điều hành công ty đào tiền điện tử và khai thác trung tâm dữ liệu Kryptovault của Na Uy, sẽ mất khoảng một năm hoặc hơn để công suất khai thác Bitcoin phục hồi. Hiện nay có rất nhiều thiết bị khai thác mới đang được gửi đến Mỹ và Canada thay vì Trung Quốc, nhưng công suất của các trung tâm dữ liệu cần thiết để đào tiền điện tử vẫn đang là “nút thắt cổ chai”.
Mỹ cũng là quốc gia hưởng lợi sau khi Trung Quốc siết chặt “gọng kìm” đối với các trang trại đào tiền kỹ thuật số. Tại đây, các máy tính hoạt động hết công suất để giải mã thuật toán có thể sử dụng nguồn điện từ năng lượng tái tạo hoặc khí đốt giá rẻ nhờ hưởng lợi từ các tín chỉ năng lượng tái tạo (REC - công cụ giao dịch được sử dụng để đáp ứng các mục tiêu tiêu thụ năng lượng tái tạo).Nhiều năm qua, Mỹ đã phát triển năng lực hạ tầng và công nghệ, máy móc thiết bị để thu hút các nhà khai thác Bitcoin. Kết hợp với việc Trung Quốc quy định cấm đào Bitcoin, Mỹ đã nhanh chóng trở thành “vùng trũng” thu hút đầu tư trong lĩnh vực khai thác tiền kỹ thuật số. Tính đến tháng 4/2021, “thợ đào” Bitcoin ở Mỹ chiếm 17% số lượng hoạt động khai thác tiền điện tử này trên khắp thế giới, tăng 151% so với tháng 9/2020. Một khía cạnh đáng chú ý khác là giá cả và chất lượng của các máy tính được sử dụng để khai thác tiền điện tử cũng đã giảm. Trước đây, các thợ đào phải chi nhiều tiền để nâng cấp máy móc nhằm tăng tính hiệu quả của thiết bị để có thể đào được Bitcoin trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, giờ đây khi các máy chủ ở Trung Quốc nằm phủi bụi, giá máy tính đã giảm mạnh.Giám đốc Kryptovault, ông Hove Pettersen, nhận xét: “Hiện tại, lợi nhuận của việc khai thác Bitcoin cao đến mức ngay cả chiếc máy cũ nhất, kém hiệu quả nhất cũng có thể sinh lời”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới tiền điện tử: Khi các start-up “lột xác” thành doanh nghiệp triệu đô
07:00' - 26/08/2021
Cùng với sự phát triển của các đồng tiền kỹ thuật số, vận may dường như đã đến với một số sàn giao dịch tiền điện tử, khi những sàn này đột nhiên trở thành các công ty trị giá hàng tỷ USD.
-
Tài chính
FSC: Khó có thể coi tiền điện tử là một loại tài sản chính
15:45' - 25/08/2021
Ủy viên của Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC) Koh Seung-beom ngày 25/8 cho biết thật sự khó khăn để thừa nhận tiền điện tử là tài sản tài chính trong xu hướng quốc tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Người dùng Binance phải xác minh thông tin cá nhân để tiếp cận giao dịch tiền điện tử
09:32' - 21/08/2021
Hiện Binance chỉ yêu cầu xác minh danh tính bằng giấy tờ hợp pháp đối với những người dùng muốn tăng hạn mức giao dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này