Thỏa thuận Chuỗi cung ứng IPEF sẽ làm thay đổi cấu trúc kinh tế khu vực
Sau một năm đàm phán và thêm bốn tháng rà soát pháp lý, thỏa thuận đầu tiên trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) đã được công bố. Thỏa thuận IPEF liên quan đến Khả năng Phục hồi Chuỗi cung ứng mang lại cho thế giới những hiểu biết cụ thể đầu tiên về những gì mà IPEF có thể bổ sung vào cấu trúc kinh tế của khu vực.
Thỏa thuận mang lại sự chú ý đáng hoan nghênh liên quan đến các vấn đề mà chuỗi cung ứng đang phải đối mặt, nhưng việc thực thi hiệu quả sẽ là chìa khóa để hiện thực hóa tiềm năng của thỏa thuận.* Thỏa thuận Chuỗi cung ứng IPEFThỏa thuận Chuỗi cung ứng bao gồm một danh sách dài các kế hoạch của các bên tham gia, nhằm làm cho chuỗi cung ứng trở nên mạnh mẽ và có khả năng hồi phục tốt hơn. Chúng bao gồm mọi yếu tố từ việc tăng cường tính minh bạch, cho đến tạo điều kiện đầu tư và khuyến khích sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật số.Mặc dù, hầu hết các mục tiêu đều cho thấy sự khả thi tích cực – đặc biệt khi xem xét những thách thức trong việc đạt được sự đồng thuận giữa nhiều bên tham gia IPEF – phần lớn ngôn ngữ của thỏa thuận có phạm vi rộng và không rành buộc, tạo sự dễ hiểu cho công chúng.Điều này được kỳ vọng rằng ít nhất thỏa thuận sẽ đặt ra các tiêu chuẩn cơ bản và có thể cung cấp thông tin rõ ràng về các quy tắc bắt buộc trong tương lai. Tuy nhiên, rủi ro là chúng sẽ trở thành những “quy định cứng” với rất ít tác động hữu hình.Các cơ chế thể chế mới của Thỏa thuận Chuỗi cung ứng có thể mang lại những kết quả cụ thể hơn. Chúng bao gồm Hội đồng Chuỗi Cung ứng IPEF và Mạng lưới Ứng phó Khủng hoảng Chuỗi cung ứng IPEF để chuẩn bị và ứng phó với sự gián đoạn và Ban Cố vấn về Quyền Lao động IPEF, gồm các đại diện chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động.Mỹ cho biết nước này hy vọng IPEF sẽ trở thành “diễn đàn lâu dài” cho các cuộc đàm phán. Sự tham gia hiệu quả và bền vững vào các cơ quan thuộc IPEF của các bên liên quan có thể củng cố và đưa IPEF trở thành một phần quan trọng trong cấu trúc kinh tế khu vực.* Thách thức của thỏa thuậnNhưng khối lượng công việc mới cũng có thể làm dấy lên mối lo ngại về việc IPEF sẽ hút sự chú ý và nguồn lực từ các sáng kiến khác, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hoặc các diễn đàn lấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm trung tâm. Một số thành viên tham gia IPEF cũng có thể gặp khó khăn khi tham gia tích cực vào toàn bộ các hoạt động.Các bên cũng sẽ điều chỉnh sự tham gia của mình tùy thuộc vào quan điểm riêng về mức độ duy trì lâu dài với IPEF, đặc biệt là khi nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử quốc gia năm 2023. Các thỏa thuận IPEF là Thỏa thuận Điều hành dành cho Mỹ, trong đó đặt mức độ tham gia của cường quốc này dựa trên ý muốn của bất kỳ tổng thống tương lai nào.Thỏa thuận Chuỗi cung ứng cố gắng ngăn chặn sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra bằng cách đặt ra yêu cầu rằng các bên phải duy trì tư cách thành viên trong ít nhất ba năm. Nhưng không có cách nào hiệu quả thực sự để đảm bảo yêu cầu này sẽ được thực thi. Nếu Chính phủ Mỹ trong tương lai không nhìn thấy giá trị của thỏa thuận thì rất khó để ngăn cản nước này không rời đi.Những lo ngại về tương lai cũng có thể giải thích cho việc đặt ra khung thời gian và chương trình làm việc mà các cơ quan trong chuỗi cung ứng khác nhau đã đưa ra trong thỏa thuận. Chúng phản ánh mong muốn rõ ràng là đảm bảo cho thỏa thuận sẽ dẫn đến các hành động và đạt kết quả sớm nhất có thể.Mỹ cũng sẽ hy vọng sự phê chuẩn quan trọng từ các bên để thỏa thuận nhanh chóng có hiệu lực và bắt đầu thể hiện được giá trị khi Mỹ bước vào mùa bầu cử tiếp theo.Không có cuộc thảo luận nào về thỏa thuận IPEF không đề cập đến việc giải quyết tranh chấp và cơ chế thực thi. Nhưng đúng như dự đoán, Thỏa thuận Chuỗi cung ứng không có bất kỳ quy định giải quyết tranh chấp rành buộc nào mà chỉ có các yêu cầu tham vấn, báo cáo công khai để khuyến khích việc thực thi. Với nội dung và các điều khoản của thỏa thuận, đây không phải là điều đáng ngạc nhiên và cũng không phải là mối lo ngại thực sự.* Mô hình thỏa thuận IPEF có mang lại kết quả hữu hình?
Mặc dù sẽ tốt hơn – và chắc chắn có tác động mạnh mẽ hơn – nếu thấy được kết quả cụ thể cho các doanh nghiệp vận hành chuỗi cung ứng, chẳng hạn như kết quả rành buộc về sự gắn kết pháp lý hoặc cải thiện khả năng tiếp cận thị trường. Nếu không có các kết quả đó, không rõ cơ chế giải quyết tranh chấp truyền thống có tác dụng như thế nào với nỗ lực đàm phán.Điều đó nói lên rằng, một kết quả tương tự đối với các trụ cột của IPEF, với những lợi ích trực tiếp và hữu hình hơn cho thương mại và đầu tư – như quy tắc thương mại kỹ thuật số trong trụ cột số một – có thể làm tăng những câu hỏi về độ tin cậy từ các bên liên quan.Cơ cấu giải quyết tranh chấp trong trường hợp không có khả năng tiếp cận thị trường sẽ đòi hỏi một số tư duy đổi mới, và có lẽ đây là điều mà Mỹ sẵn sàng thực hiện, nhờ nỗ lực cải cách giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã nói rằng IPEF “có thể được thực thi vì các quốc gia không tuân thủ quy tắc hoặc từ chối tuân thủ các cam kết của mình sẽ không nhận được lợi ích”. Bà Raimondo cũng cảnh báo rằng các bên không tuân thủ có thể bị “loại khỏi câu lạc bộ”. Điều này không được phản ánh trong Thỏa thuận Chuỗi cung ứng, nhưng vẫn có thể được áp dụng cho các trụ cột khác.Cuối cùng, Thỏa thuận Chuỗi cung ứng của IPEF cho thấy sự sẵn sàng để phá bỏ quá khứ và nỗ lực thử nghiệm những ý tưởng mới, nhằm giải quyết những thách thức mới. Nếu sự tham gia đủ mạnh mẽ, việc triển khai thực tế và các bên liên quan nhiệt tình hưởng ứng, thỏa thuận này có thể trở thành một khuôn khổ có giá trị, giúp giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng trong khu vực.Tất cả các thỏa thuận chỉ có hiệu quả khi việc triển khai chúng đúng theo kế hoạch. Đặc biệt, những lợi ích chính của Thỏa thuận Chuỗi cung ứng phụ thuộc vào các cuộc thảo luận, tham vấn và hợp tác. Chỉ có thời gian mới biết được liệu mô hình này, tập trung vào mục đích tốt, có thể chuyển thành kết quả hữu hình hay không./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
18:38' - 20/07/2023
Sáng 20/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã tiếp bà Janet Yellen, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
-
Phân tích - Dự báo
Singapore - nam châm "hút" các công ty công nghệ toàn cầu
05:30' - 18/07/2023
Singapore được biết đến nhiều nhất trong giới kinh doanh quốc tế với tư cách là trung tâm đặt trụ sở khu vực và đầu tư của các công ty đa quốc gia.
-
Ý kiến và Bình luận
Đại sứ Australia tại Mỹ: IPEF cần đạt được sự cân bằng về thương mại kỹ thuật số
16:18' - 13/07/2023
Ngày 11/7, Đại sứ Australia tại Mỹ cho rằng các nước tham gia đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) cần đạt được sự cân bằng về thương mại kỹ thuật số.
-
Công nghệ
Nhật Bản, EU hợp tác đảm bảo nguồn cung chất bán dẫn
09:41' - 06/07/2023
Ngày 4/7, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tăng cường hợp tác trong việc đảm bảo nguồn cung chất bán dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30'
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30'
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.
-
Phân tích - Dự báo
IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu
21:54' - 22/04/2025
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025, viện dẫn chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây nhiều tác động đối với nền kinh tế thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai của đồng bạc xanh
06:30' - 22/04/2025
Tờ Economist đăng bài viết nhận định về nguy cơ đồng USD suy yếu sau nhiều thập kỷ, với nội dung chính như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Các Big Tech trước sóng gió pháp lý
05:30' - 22/04/2025
Nền tảng tìm kiếm trực tuyến Google vừa phải hứng chịu một thất bại pháp lý quan trọng tại Mỹ, liên quan tới vụ kiện chống độc quyền trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.