Thỏa thuận "đóng băng" sản lượng có thể làm giảm 50% mức dư cung dầu toàn cầu
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Năng lượng Nga Alexey Texler cho rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu hiện dư thừa khoảng 1,8 triệu thùng/ngày và con số này có thế giảm một nửa nếu thỏa thuận "đóng băng" sản lượng vừa đạt được giữa một số nhà sản xuất chủ chốt được thực thi.
Tại cuộc họp ngày 16/2 ở Doha, Qatar (Ca-ta), Nga, nhà sản xuất lớn nhất ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), và Saudi Arabia (A-rập Xê-út), nhà sản xuất lớn nhất OPEC, đã đồng ý "đóng băng" sản lượng ở mức tương đương của tháng 1/2016 nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ, trong bối cảnh giá dầu đã giảm hơn 70% từ mức đỉnh điểm 116 USD/thùng hồi tháng 6/2014.
Qatar, Kuwait (Cô-oét), Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Venezuela (Vê-nê-xu-ê-la) cũng nhất trí tham gia đề xuất này. Tuy nhiên, Iran chỉ lên tiếng ủng hộ mà không đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào.
Phát biểu trước báo giới cuối tuần này tại thành phố Krasnoyarsk (Nga), ông Texler nói rằng nếu thỏa thuận "đóng băng" sản lượng có hiệu lực và được các bên thực thi đầy đủ, mức dư cung hiện nay trên thị trường dầu mỏ thế giới có thể giảm một nửa.
Theo quan chức này, ngay cả khi không có Iran tham gia, thỏa thuận "đóng băng" sản lượng vẫn có thể có hiệu lực. Hiện Tehran vẫn chưa đưa ra quyết định lựa chọn tăng sản lượng vào thời điểm giá dầu ngày càng suy giảm hay tham gia đề xuất "đóng băng" sản lượng nhằm bình ổn giá dầu.
Ông Texler cho biết Nga và OPEC đã bơm dầu ở gần mức cao kỷ lục trong tháng 1/2016, với sản lượng của Nga đạt 10,88 triệu thùng/ngày, so với mức bình quân 10,72 triệu thùng/ngày năm 2015. Nếu thỏa thuận "đóng băng" sản lượng ở mức của tháng 1/2016 được thực thi, mức này sẽ cao hơn 1,5% so với mức trung bình của năm 2015.
Theo ông Texler, thỏa thuận dầu mỏ toàn cầu đầu tiên trong 15 năm qua nói trên sẽ phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác và hiện vẫn chưa rõ liệu các nước có ký vào thỏa thuận hay không. Ông cũng cho rằng nếu được đề nghị tham gia thỏa thuận "đóng băng" sản lượng, các nhà sản xuất khác như Mỹ, Brazil (Bra-xin) và Na Uy chắc chắn sẽ không đồng ý.
Ông Texler nhận định ngành dầu mỏ của Nga sẽ có lãi với giá dầu ở mức 35-40 USD/thùng. Đầu tư của Nga vào lĩnh vực năng lượng trong năm nay dự kiến sẽ thấp hơn năm 2015.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Mối lo dư cung vẫn đè nặng lên thị trường năng lượng
17:24' - 19/02/2016
Giá dầu châu Á trong phiên giao dịch chiều ngày 19/2 đi xuống trong bối cảnh dự trữ dầu Mỹ trong tuần qua đạt mức cao kỷ lục trong hơn 80 năm làm dấy lên quan ngại về tình trạng dư cung dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Iraq kêu gọi các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt đối thoại
13:33' - 19/02/2016
Thỏa thuận mới đây về "đóng băng" sản lượng giữa Saudi Arabia, Nga, Venezuela và Qatar sẽ không có tác động gì đối với thị trường dầu mỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Iran sẽ xuất khẩu lô dầu thứ hai vào cuối tháng 2/2016
08:53' - 19/02/2016
Sau những chuyến hàng chở bốn triệu thùng dầu thô đầu tiên tới châu Âu hồi giữa tháng 2/2016, Iran dự kiến tiếp tục xuất lô dầu thứ hai ra thị trường quốc tế vào cuối tháng này.
-
Thị trường
Dầu tăng giá sau quyết định “đóng băng” sản lượng
15:46' - 18/02/2016
Trong phiên giao dịch ngày 18/2, giá dầu châu Á tiếp tục đi lên sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh lên tiếng ca ngợi thỏa thuận “đóng băng” sản lượng dầu mỏ giữa Saudi Arabia và Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.